5. Bố cục của luận văn
3.2.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu
3.2.5.1. Phân tích tương quan
Người ta sử dụng một số thống kê có tên là Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu giữa 2 biến có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như nhau. Xem xét ma trận tương quan giữa các biến độc lập F1, F2, F3, F4, F5 và biến phụ thuộc SAT (Bảng 3.10): Bảng 3.10. Ma trận tương quan Correlations F1 F2 F3 F4 F5 SAT F1 Pearson Correlation 1 .287** 0,139 .279** .029** .616** Sig. (2-tailed) 0,183 0,556 0,064 0,052 0,000 N 235 235 235 235 235 235 F2 Pearson Correlation .287** 1 0,013 .347** .280** .803** Sig. (2-tailed) 0,183 0,839 0,187 0,131 0,000 N 235 235 235 235 235 235 F3 Pearson Correlation 0,139 0,013 1 0,048 0,058 0,510 Sig. (2-tailed) 0,556 0,839 0,461 0,173 0,000 N 235 235 235 235 235 235 F4 Pearson Correlation .279** .347** 0,048 1 .356** .715** Sig. (2-tailed) 0,064 0,187 0,461 0,298 0,000 N 235 235 235 235 235 235 F5 Pearson Correlation .029** .280** 0,058 .356** 1 .636** Sig. (2-tailed) 0,052 0,131 0,173 0,298 0,000 N 235 235 235 235 235 235 SAT Pearson Correlation .616** .803** 0,510 .715** .636** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 N 235 235 235 235 235 235
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Trong ma trận hệ số tương quan, hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập đều >0 và <0,5, tuy nhiên Sig. (2-tailed) đều lớn hơn 0,05 nên tương quan giữa các biến độc lập không có ý nghĩa thống kê. Mặc khác, nhân tố SAT lại có tương quan chặt chẽ với các biến độc lập hệ số tương quan Pearson >0,50 và Sig. (2- tailed) đều nhỏ hơn 0,05, do đó thỏa điều kiện để đưa các biến vào phân tích hồi quy.
3.2.5.2. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc (SAT - Sự hài lòng) và các biến độc lập (F1 - Đáp ứng và Sự đảm bảo; F2 - Giá cả; F3 - Tin cậy; F4 - Phương tiện hữu hình; F5 - Cảm thông). Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Mô hình hồi qui tuyến tính bội:
SAT = β0 + β1.F1 +β2.F2 +β3.F3+ β4.F4+ β5.F5
(Trong đó: β0, β1, β2, β3, β4, β5: thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biến đến sự hài lòng của khách hàng)
Ta có hàm số: SAT = f (F1,F2,F3,F4,F5)
Cả 5 biến độc lập được đưa vào cùng một lúc để phân tích hồi qui. Phương pháp phân tích được chọn lựa là phương pháp đưa vào một lượt Enter với tiêu chuẩn vào PIN là 0,05 và tiêu chuẩn ra POUT là 0,1. Kết quả phân tích hồi qui thể hiện ở Bảng 3.11. như sau:
* Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui
Hệ số R2 điều chỉnh = 0,709, cho thấy sự tương thích của mô hình với biến quan sát là cao và biến phụ thuộc Sự hài lòng của khách hàng gần như được giải thích bởi 5 biến độc lập trong mô hình. Hay nói cách khác là 70,9% biến thiên Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tín dụng khi giao dịch tại các ngân hàng TMCP Đông Á trên địa bàn tỉnh Bình Dương được giải thích bởi quan hệ tuyến tính với 5 biến độc lập nói trên, còn lại 29,1% biến thiên sự hài lòng được giải thích bởi các nhân tố khác không có trong mô hình.
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai ANOVAb dùng để kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Giá trị F = 23,170 được tính từ giá trị R2 có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (<0,05), cho thấy rất an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0: cho rằng tất cả các hệ số hồi qui của các biến độc lập đều bằng không (không có quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc); và mô hình được xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Thêm vào đó, tiêu chí Collinearity diagnostics (chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến) với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn hai (<2) (VIF từ 1,011 đến 1,384) thể hiện tính đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể và các biến trong mô hình được chấp nhận.
* Giải thích phương trình
Từ bảng Coefficients trong Bảng kết quả phân tích hồi quy (Bảng 3.11), ta rút ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Sự hài lòng của khách hàng và 05 biến độc lập được thể hiện trong phương trình sau:
SAT = 0,96 F1 + 0,327 F2 + 0,075 F3 + 0,195 F4 + 0,180 F5 Trong đó: - SAT: Sự hài lòng - F1: Đáp ứng và Sự đảm bảo - F2: Giá cả - F3: Tin cậy
- F4: Phương tiện hữu hình - F5: Cảm thông
Theo phương trình hồi quy ở trên cho thấy Sự hài lòng của khách hàng có quan hệ tuyến tính với các nhân tố Đáp ứng và Sự đảm bảo (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,960), Giá cả (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,327), Tin cậy (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,075), Phương tiện hữu hình (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,195) và Cảm thông (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,180). Các hệ số Beta chuẩn hóa đều >0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với Sự hài lòng khách hàng. Kết quả này cũng khẳng định các giả thuyết nêu ra trong mô hình nghiên cứu (giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 ) được chấp nhận và được kiểm định phù hợp. Như vậy, ngân hàng phải nỗ lực cải tiến những nhân tố này để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
3.2.5.3. Phân tích ANOVA
Ở những phần trước, chúng ta đã kiểm định các nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng cũng như xác định mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. Trong phần này, sẽ tiến hành phân tích ANOVA để xem xét mối quan hệ giữa giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian sử dụng dịch vụ và đối tượng khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) có tác động như thế nào đối với Sự hài lòng của khách hàng:
Giả thuyết H1: Không có sự khác biệt về Sự hài lòng của khách hàng giữa các nhóm khách hàng có giới tính khác nhau.
Giả thuyết H2: Không có sự khác biệt về Sự hài lòng của khách hàng giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.
Giả thuyết H3: Không có sự khác biệt về Sự hài lòng của khách hàng giữa các nhóm khách hàng có trình độ học vấn khác nhau.
Giả thuyết H4: Không có sự khác biệt về Sự hài lòng của khách hàng giữa nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Giả thuyết H5: Không có sự khác biệt về Sự hài lòng của khách hàng giữa các nhóm khách hàng có thời gian sử dụng dịch vụ khác nhau.
Kết quả phân tích ANOVA (xem Phụ lục 6) cho thấy bất kể khách hàng là nam hay nữ, là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, có trình độ học vấn, độ tuổi, thời gian sử dụng dịch vụ khác nhau đều không có sự khác biệt về mức độ hài lòng.
3.2.6. Mức độ hài lòng của khách hàng
Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu cũng đã thống kê được điểm số trung bình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với từng nhân tố như sau:
Hình 3.3. Mức độ hài lòng của KH đối với các yếu tố của CLDV và giá cả
Trong số 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng, F4 - Phương tiện hữu hình là nhân tố được khách hàng hài lòng cao nhất (điểm trung bình = 3,374, với điểm tối đa là 5); nhân tố F5 - Cảm thông được khách hàng hài lòng cao thứ 2 với điểm trung bình = 3,310; nhân tố F3 - Tin cậy đứng vị trí thứ 3 về mức độ làm hài lòng khách hàng với điểm trung bình = 3,252; nhân tố F1 - Đáp ứng và Sự đảm bảo chỉ được khách hàng hài lòng ở vị trí thứ 4 với điểm trung bình = 3,132; nhân tố F2 - Giá cả có điểm số trung bình thấp nhất = 3,087. Nhìn chung, khách hàng hài lòng đối với dịch vụ tín dụng của DongA Bank ở mức độ trung bình (với điểm trung bình = 3,051).
Hình 3.4. Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tín dụng của DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 mô tả qui trình nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh nội dung nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời mô tả phương pháp chọn mẫu. Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1 và qua nghiên cứu định tính đã hình thành 32 biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm chính trong nghiên cứu, trong đó Chất lượng dịch vụ tín dụng gồm 05 thành phần với 25 biến quan sát (Tin cậy: 6 biến quan sát, Đáp ứng: 7 biến quan sát, Phương tiện hữu hình: 4 biến quan sát, Sự đảm bảo: 4 biến quan sát, Cảm thông: 4 biến quan sát), Giá cả có 3 biến quan sát và sự hài lòng có 3 biến quan sát. Qui mô mẫu nghiên cứu n = 235 và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Kết quả nghiên cứu định lượng được mở đầu bằng việc giới thiệu tổng quát về đặc điểm mẫu nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu đã phản ánh đặc trưng chủ yếu của đám đông nghiên cứu. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha đã loại 8 biến là: REL2, REL4 REL5, RES1, RES3, RES5, RES7, ASS4 do có chỉ tiêu Cronbach’s Alpha if Item Deleted cao hơn hệ số Cornbach’s Alpha. Các biến quan sát còn lại được tiến tục sử dụng trong phân tích nhân tố (EFA), kết quả đã loại 1 biến quan sát là EMP4 do có hệ số tải nhân tố < 0,5, thang đo chất lượng tín dụng ban đầu từ 5 thành phần đã được sắp xếp lại thành 4 thành phần (16 biến quan sát): Đáp ứng và Sự đảm bảo (F1), Tin cậy (F3), Phương tiện hữu hình (F4), Sự cảm thông (F5); riêng thang đo Giá cả (F2 với 03 biến quan sát) giữ nguyên; thang đo sự hài lòng là đơn hướng và 03 biến quan sát SAT1, SAT2, SAT3 qua phân tích nhân tố đã được sắp xếp thành một nhân tố (đặt kí hiệu là SAT).
Từ kết quả phân tích nhân tố, mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh lại và 6 giả thuyết nghiên cứu ban đầu giờ đã được rút bớt chỉ còn 5 giả thuyết. Thang đo các khái niệm nghiên cứu đã đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thông qua sự thõa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố và phân tích tương quan. Kết quả của phép kiểm định hồi quy tuyến tính đã ủng hộ cả 5 giả thuyết nghiên cứu, nghĩa là: Sự hài lòng của khách hàng có quan hệ tuyến tính thuận chiều với các nhân tố Đáp ứng và
Sự đảm bảo (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,960), Giá cả (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,327), Tin cậy (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,075), Phương tiện hữu hình (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,195) và Cảm thông (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,180). Hệ số R2 điều chỉnh = 0,709, cho thấy sự tương thích của mô hình với biến quan sát là cao và biến phụ thuộc Sự hài lòng của khách hàng gần như được giải thích bởi 5 biến độc lập trong mô hình.
Để đánh giá được sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm khách hàng, phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) đã được sử dụng. Kết quả cho thấy bất kể khách hàng là nam hay nữ, là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, có trình độ học vấn, độ tuổi, thời gian sử dụng dịch vụ khác nhau đều không có sự khác biệt về mức độ hài lòng.
Kết quả thống kê cho thất mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của DongA Bank là ở mức trung bình. Trong số 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng, Phương tiện hữu hình là nhân tố được khách hàng hài lòng cao nhất, nhân tố Cảm thông được khách hàng hài lòng cao thứ 2, nhân tố Tin cậy đứng vị trí thứ 3 về mức độ làm hài lòng khách hàng, nhân tố Đáp ứng và Sự đảm bảo chỉ được khách hàng hài lòng ở vị trí thứ 4 và nhân tố Giá cả là có mức độ hài lòng thấp nhất.
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 4.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại hai chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Để nâng cao chất lượng tín dụng, trước tiên cần duy trì và tiếp tục phát huy các nhân tố tốt đang có của hai chi nhánh (thường xuyên thực hiện việc đôn đốc khách hàng để giữ doanh số thu nợ luôn cao của các chi nhánh, phát triển dư nợ ổn định), cụ thể là:
- Các nhân viên tín dụng của chi nhánh đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thẩm định và lựa chọn các khách hàng có uy tín do đó đã làm giảm bớt nguy cơ phát sinh nợ quá hạn cho ngân hàng. Đồng thời nhân viên tín dụng cũng thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm tránh việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và tăng khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng.
- Nhân viên tín dụng thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi vay của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ, khi gần đến thời hạn trả nợ lãi và nợ gốc nhân viên tín dụng cần chủ động gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ một cách khéo léo.
4.1.1. Về công tác quản trị, điều hành
Năm 2011 khi thay đổi Giám đốc của Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bình Dương thì Hội sở Ngân hàng TMCP Đông Á không bổ nhiệm giám đốc mới mà để giám đốc Chi nhánh Thuận An kiêm nhiệm giám đốc của hai chi nhánh. Điều này đã gây không ít khó khăn trong việc quản lý hoạt động của các chi nhánh, do giám đốc thường chỉ làm việc tại chi nhánh Bình Dương, trong tuần sắp xếp một số ngày để đến chi nhánh Thuận An để xử lý công việc, còn lại hầu hết là do các Phó Giám đốc quản lý. Do thời gian làm việc không thể thường xuyên tại chi nhánh nên việc quản lý hoạt động tín dụng không thể sâu sát thực tế nên chất lượng tín dụng cũng sẽ giảm. Do đó, để nâng cao chất lượng quản trị điều hành đề nghị Hội sở
DongA Bank tiến hành bổ nhiệm thêm giám đốc chi nhánh Thuận An, hoặc giám đốc chi nhánh Bình Dương để việc quản lý hoạt động và tín dụng được tốt hơn.
4.1.2. Giải pháp về việc nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên
Việc nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là bộ phận nhạy cảm như bộ phận tín dụng là rất quan trọng, để đảm bảo sự ổn định của chất lượng tín dụng, cũng như ổn định nhân sự tại chi nhánh. Để thực hiện được việc này cần tiến hành một cuộc khảo sát lương và thu nhập của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Dựa trên kết quả khảo sát, tiến hành phân tích, nhận định lại tình hình chính sách lương, xây dựng lộ trình điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo thu nhập của nhân viên tương xứng sức lao động của nhân viên bỏ ra, nhằm tránh trường hợp chảy máu chất xám hoặc nhân viên xem vào làm việc tại DongA Bank như là một trung tâm đào tạo trung chuyển, để sau khi có kinh nghiệm thì bắt đầu chuyển sang ngân hàng khác.
Bên cạnh việc giải quyết tình hình thu nhập, lãnh đạo chi nhánh cần phải quan tâm thêm việc tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, cũng như việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo phòng, chi nhánh cũng cần được quan tâm sâu sát để có tạo điều kiện phát triển cho nhân viên.
4.1.3. Giải pháp về việc giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ
Qua khảo sát, xem xét tình hình nợ xấu tại hai chi nhánh thì nguyên nhân dẫn đến nợ xấu có một phần là do khâu kiểm soát quá trình thẩm định, cấp tín dụng