Ảnh hưởng của pháp luật-chính quyền

Một phần của tài liệu Luận văn "XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ MÁY XAY XÁT TÂN MỸ HƯNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 " pot (Trang 29)

Trong nhiều năm qua, kinh doanh nếp luôn được sự hỗ trợ tích cực của Hiệp

hội lương thực Việt Nam, Cục xúc tiến Thương mại, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu và

các cơquan phát triển nông nghiệp nông thôn…Nhờ vậy, việc kinh doanh chế biến

nếp gặp nhiều thuận lợi. Các tổ chức này luôn cung cấp cho các doanh nghiệp những

thông tin cần thiết về giá cả, thị trường, sự biến động tiêu thụ của các nước nhập

khẩu,…..Chính vì thế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nếp mở rộng thị trường, tăng khách hàng, nắm bắt kịp thời thông tin để đề ra chiến lược kinh doanh

thích hợp.

Tình hình chính trị của Việt Nam luôn ổn định

Trong bối cảnh tình hình thế giới có quá nhiều biến động như hiện nay thì Việt Nam được xếp vào những nước có nền chính trị ổn định. Cũng chính nhờ thế

mạnh này đã giúp cho mối quan hệ, giao lưu kinh tế-văn hóa với các nước trên thế

giới gặp nhiều thuận lợi. Ngày nay, Việt Nam đang ra sức nỗ lực để cải thiện tốt hơn

các thể chế chính trị và hệ thống luật pháp (điển hình là việc ban hành luật doanh

nghiệp sửa đổi năm 2005) cho phù hợp với nhu cầu mở rộng hợp tác giao lưu trong

khu vực và thế giới. Ngoài ra, tình hình chính trị ổn định là cơ sở để thu hút nhiều

nguồn đầu nước ngoài, tạo cơ sở vật chất và các điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong nước và thế giới.

Ảnh hưởng của chính sách điều hành xuất khẩu và cơ chế ngân hàng

Trong năm 2006, tuy nhận thấy được sức tăng trưởng mạnh của ngành kinh doanh nếp, nhưng Chính phủ đã không dự đoán chính xác được lượng nếp xuất khẩu trong năm. Điều này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu nếp gặp nhiều khó khăn

và lúng túng, mất khả năng chủ động trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng và làm chậm tiến độ xuất khẩu, tiêu thụ nếp.

Việc ngân hàng đặt ra các điều kiện vay vốn quá khắt khe đối với các doanh

nghiệp xuất khẩu lương thực đã tạo ra rào cản lớn, cản trở tiến độ xuất khẩu của họ (theo qui định của ngân hàng, DN muốn vay vốn phải có hợp đồng, có L/C…) khiến

cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn, không thể thu gom hết nếp của nông dân trong mùa thu hoạch cao điểm, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cho nông dân, còn các

thương nhân nước ngoài cũng lợi dụng tình trạng này để ép giá nếp xuống thấp. Song song đó, các Ngân hàng cũng đang có xu hướng giảm hạn mức cho vay đối với các

doanh nghiệp xuất khẩu gạo và yêu cầu thế chấp gạo trong kho khi vay đã gây ra không ít trở ngại cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn kinh doanh.

Sự quan tâm của tỉnh đối với ngành kinh doanh nếp

Trong những năm gần đây, nhờ tỉnh đã quy hoạch và đầu tư xây dựng các

vùng trồng nếp chất lượng cao phục vụ xuất khẩu nên diện tích gieo cấy các giống

nếp có chất lượng cao đã tăng dần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Điều này đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nếp có được nguồn nguyên liệu tốt và ổn định, là cơ sở để họ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị cao, nâng cao khả năng cạnh

tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn "XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ MÁY XAY XÁT TÂN MỸ HƯNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 " pot (Trang 29)