Giải pháp marketing

Một phần của tài liệu Luận văn "XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ MÁY XAY XÁT TÂN MỸ HƯNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 " pot (Trang 49 - 50)

Giải pháp về sản phẩm

Nhà máy hiện vẫn đang sản xuất các sản phẩm nếp 5% đến 15% lẫn. Loạt sản

phẩm này cũng tương tự như sản phẩm của các nhà máy khác nên khả năng cạnh

tranh không cao. Do vậy vấn đề là phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm theo

các trình tự sau đây:

Nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là vấn đề cấp bách, trong thời buổi hội

nhập cạnh tranh là điều không thể trành khỏi, nếu không biết tự cải tiến thì sẽ bị đào thải ngay, nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm là việc nên làm, có như vậy mới đứng vững được trên thị trường. Do đó, nhà máy nên nâng cao chất lượng sản phẩm

bằng cách tăng cường chế biến các sản phẩm có tỷ lệ lẫn thấp từ 5%-10% lẫn và giảm

dần các sản phẩm 10%-15% lẫn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng

trong nước và các nước nhập khẩu. Nhìn chung, việc nâng cao chất lượng sản phẩm

nếp từ 10%-15% lẫn xuống còn 5%-10% lẫn là một điều hết sức khó khăn vì muốn

nâng cao chất lượng nếp thì phải làm tốt các khâu từ tạo giống, chăm sóc, thu hoạch,

công nghệ chế biến và bảo quản. Như vậy, để nâng cao chất lượng nếp phải có qui trình công nghệ chặt chẽ từ khâu chọn giống đến thu hoach và bảo quản.

Đối với sản phẩm cung cấp cho siêu thị và các cửa hàng cần thiết kế bao bì hấp dẫn, bắt mắt, trên bao bì cần thể hiện rõ thương hiệu nhà máy, nhãn hiệu sản

phẩm, trọng lượng và các chỉ tiêu chất lượng. Đây là bước đi đầu tiên để nhà máy xây dựng hình ảnh của mình ở thị trường nội địa.

Đa dạng trọng lượng đóng gói sản phẩm cho phù hợp với túi tiền và tiện lợi cho người tiêu dùng chọn lựa, đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

Về phân phối

Một chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần cho

sản phẩm lưu thông thông suốt, sản phẩm sẽ dễ dàng nhanh chóng đến tay của người

xâm nhập vào thị trường xa và mới lạ, ngược lại chiến lược phân phối không hợp lý

làm cho quá trình lưu thông không thông suốt, tốn kém nhiều chi phí, kết quả tiêu thụ

không cao hay có khi bỏ lỡ mất cơ hội bán hàng tốt.

Hiện nay, nhà máy chủ yếu ký các hợp đồng cung cấp sản phẩm thông qua các

doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở An Giang mà chưa trực tiếp bán đến khách hàng cuối

cùng, hay trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài. Điểm yếu này khiến cho nhà máy bị

giảm lợi nhuận và không có điều kiện nắm bắt thông tin cũng như quảng bá cho thương hiệu nếp của mình. Do vậy, vấn đề trước mắt là nhà máy cần quan tầm đầu tư thích đáng cho việc xây dựng kênh phối.

Qui trình 3: Qui trình kênh phân phối dự kiến

Nhà máy nên đa dạng kênh phân phối để giảm bớt áp lực của các công ty xuất

nhập khẩu lên nhà máy bằng cách mở rộng kênh phân phối sang các chợ đầu mối,

siêu thị, cửa hàng. Việc mở rộng này ngoài việc làm giảm áp lực của các công ty xuất

nhập khẩu còn có tác dụng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, mặt khác, việc bán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm cho các siêu thị hoặc cửa hàng nhà máy có thể bán với giá cao và quảng bá thương hiệu của nhà máy.

Một phần của tài liệu Luận văn "XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ MÁY XAY XÁT TÂN MỸ HƯNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 " pot (Trang 49 - 50)