Hiệu suất quang hợp thuần Pn (µmol mol-1 h-1/cây)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG IN VITRO CỦA CÂYĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.)Kitagawa) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ (Trang 60 - 62)

2. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.2.9. Hiệu suất quang hợp thuần Pn (µmol mol-1 h-1/cây)

Hiệu suất quang hợp thuần phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa nồng độ CO2 bên trong và bên ngoài hộp nuôi cây và số lần trao đổi khí của hộp nuôi cây. Các bước tiến hành như sau:

- Dựng đường chuẩn: Các hộp khí CO2 ở nồng độ 50, 300 và 1000 µmol mol-1

được dùng để dựng đường chuẩn. Dùng kim tiêm rút 250 µl khí từ các hộp này (mỗi hộp 3 lần), sau đó bơm lần lượt các xylanh khí vào máy GC để xác định diện tích peak. Từ nồng độ có sẵn ban đầu và diện tích của các peak khí đo được, ta vẽ được đường chuẩn.

- Dùng kim tiêm rút 250 µl khí trong phòng nuôi cấy và trong hộp Magenta GA.7, sau đó bơm lần lượt vào máy để xác định diện tích peak. Mỗi nghiệm thức đo 3 lần lặp lại.

- Từ đường chuẩn đã dựng, ta xác định được nồng độ CO2.

- Hiệu suất quang hợp thuần được tính theo công thức (Fujiwara và cs, 1987): k × N × V × (Cout − Cin )

Pn = n

 k: là hằng số chuyển đổi CO2 từ thể tích sang khối lượng mol 101325 × 10−6

k =

T = 273 + t°C [t là nhiệt độ phòng nuôi cây (°C)]

 N: số lần trao đổi khí/giờ (lần/giờ) (Số lần trao đổi khí của hộp Magenta GA.7 không có màng trao đổi khí là 0,2 lần/giờ, có 2 màng trao đổi khí là 3,97 lần/giờ được đo theo phương pháp của Kozai, 1986).

 V: thể tích hộp nuôi cây (ml)

 Cout, Cin: nồng độ CO2 ở ngoài và trong hộp nuôi cây (µmol mol-1)  n: số cây trong hộp nuôi cây

2.2.10.Tốc độ tăng trưởng tương đối (Relative growth rate, RGR) (mg mg-1 ngày-1) và hiệu suất đồng hóa thuần (Net assimilation rate, NAR) (mg cm-2 ngày-2)

Tốc độ tăng trưởng tương đối (RGR) được tính toán dựa trên công thức của Hoffmann và Poorter (2002):

RGR = {ln(W2) - ln(W1)}/(t2 - t1)

Hiệu suất đồng hóa thuần (NAR) được tính toán dựa trên công thức của Yaduraju và Ahuja (1996) :

NAR = {(log LA2 – log LA1)/( t2 – t1)} x {(W2 – W1)}/{(LA2 - LA1)}  W: trọng lượng khô cả cây (mg)

 LA : diện tích lá (cm2)

 Số 1 và 2 tượng trưng cho hai thời điểm trước và sau.

2.2.11.Chiều dài, chiều rộng và số lượng khí khổng

Lá mở thứ hai tính từ ngọn xuống của cây đương quy Nhật Bản in vitro được dán một lớp quickfix ở mặt sau lá, vị trí hai bên gân chính của phiến lá, ngay khi mở nắp hộp nuôi cây. Sau một khoảng thời gian, lớp keo khô được tách ra khỏi phiến lá. Sử dụng kính hiển vi có kết nối với một màn hình (có thước hiệu chỉnh trên màn hình) để đo chiều dài, chiều rộng và đếm số lượng khí khổng trên 1 đơn vị diện tích (1 mm2).

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, sử dụng 3 lá mở từ 3 cây đương quy Nhật Bản ở các hộp nuôi cấy khác nhau. Chiều dài và chiều rộng khí khổng được đo từ 10 khí khổng khác nhau cho mỗi lần lặp lại.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG IN VITRO CỦA CÂYĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.)Kitagawa) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w