Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ đường, vitamin và độ thông thoáng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG IN VITRO CỦA CÂYĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.)Kitagawa) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ (Trang 51 - 53)

2. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ đường, vitamin và độ thông thoáng

của hộp nuôi cây lên sự tăng trưởng của chồi cây đương quy Nhật Bản nuôi cấy in vitro và tác động lên cây con ex vitro

2.2.2.1. Giai đoạn in vitro

* Vật liệu

- Mẫu dùng cho thí nghiệm là chồi cây đương quy Nhật Bản in vitro mang 3 lá mở, trọng lượng tươi trung bình là 220 ± 30 mg (Hình 2.2).

Hình 2.2. Chồi cây đương quy Nhật Bản in vitro

- Hộp nuôi cây: Hộp Magenta GA.7, nắp không có hoặc có 2 màng trao đổi khí. * Bố trí thí nghiệm

- Môi trường thí nghiệm: môi trường MS có hoặc không có bổ sung đường sucrose và vitamin Morel theo Bảng 2.2. Mỗi hộp chứa 65 ml môi trường.

- Giá thể sử dụng: agar 7,5 g/l.

Bảng 2.2. Bảng bố trí thí nghiệm 2 Tên nghiệm

thức Nồng độ đường (g/l) Vitamin Morel Màng trao đổi khí

QTD 0 không 2

* Phương pháp

- Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 hộp, mỗi hộp 2 mẫu cấy. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.

- Cường độ ánh sáng: 50 μmol m-2 s-1 trong 14 ngày đầu tiên sau khi cấy, ngày thứ 15 tăng lên 70 μmol m-2 s-1, ngày thứ 30 tăng lên 100 μmol m-2 s-1.

- Thời gian chiếu sáng: 16 giờ/ngày.

- Nhiệt độ trung bình: 24 ± 2 oC, độ ẩm tương đối trung bình: 60%. - Thời gian nuôi cấy: 42 ngày.

* Chỉ tiêu theo dõi

- Gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây), gia tăng trọng lượng khô (mg/cây), phần trăm chất khô (% CK), số lá mở (lá/cây), diện tích lá (cm2/cây), chiều dài rễ (mm/cây), chiều cao tán (mm/cây).

- Hàm lượng chlorophyll a, b, chlorophyll a + b (mg/g lá khô) và tỷ lệ chl a/b. - Hiệu suất quang hợp thuần ở ngày thứ 20, 30 và 40 của thí nghiệm.

2.2.2.2. Giai đoạn ex vitro

* Vật liệu

Cây đương quy Nhật Bản in vitro thu nhận từ giai đoạn in vitro. Mỗi nghiệm thức có 10 cây, lặp lại 3 lần. Tổng số cây thí nghiệm: 60 cây.

* Phương pháp

- Giá thể: Đất sạch Lavamix trộn với perlite theo tỷ lệ đất:perlite là 1:1. - Thời gian trồng: 150 ngày.

- Chế độ phun sương (30 phút/lần):

 Ngày 1 – 4: 3 lần/ngày (vào lúc 8 giờ, 12 giờ, 15 giờ).  Ngày 4 – 7: 2 lần/ngày (vào lúc 11 giờ và 15 giờ).  Ngày 7 – 10: 1 lần/ngày (vào lúc 12 giờ).

 Từ ngày 10: ngưng phun sương, mang cây ra khỏi lồng.

- Chế độ tưới phân: bón phân Grown more (N-P-K: 30-10-10) (nhập khẩu và đóng gói tại công ty TNHH Đạt Nông, TP. HCM) 1 g/l hai tuần 1 lần, 500 ml cho một lần phun, phun qua lá, bắt đầu từ tuần thứ hai (từ ngày 15).

- Điều kiện vườn ươm:

 Nhiệt độ: 28 – 35 oC, độ ẩm tương đối: 50 - 75%, cường độ ánh sáng trong ngày: 90 µmol m-2 s-1.

 Nhiệt độ, độ ẩm tương đối: ghi nhận 2 lần/tuần vào 3 thời điểm trong ngày là 9h, 12h và 15h.

 Cường độ ánh sáng cũng được ghi nhận cùng lúc với nhiệt độ và tính trung bình các giá trị đo được.

* Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ sống (%), gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây), gia tăng trọng lượng khô (mg/cây), phần trăm chất khô (% CK), số lá (lá/cây), diện tích lá (cm2/cây), chiều dài rễ (mm/cây), chiều cao tán (mm/cây).

- Hàm lượng chlorophyll a, b, chlorophyll a + b (mg/g lá khô) và tỷ lệ chl a/b.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG IN VITRO CỦA CÂYĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.)Kitagawa) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w