2. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của CĐHSTTV lên sự tạo chồi đương quy Nhật
Bản từ các nguồn vật liệu khác nhau
* Vật liệu
- Vật liệu sử dụng bao gồm chồi đương quy Nhật Bản (loại bỏ hết các lá), phiến lá thứ 1 và thứ 2, cuống lá thứ 1 và thứ 2 dài 1 cm tính từ ngọn xuống. Đối với:
Vật liệu là chồi: sau khi loại bỏ hết lá, chồi (đường kính trung bình 2 mm)
được cắt ngang thành 3 lớp mỏng (bề dày khoảng 1 mm) và được đặt vào môi trường thí nghiệm (Hình 2.1). Thí nghiệm gồm 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 hộp (V = 130 ml), mỗi hộp chứa 1 mẫu chồi được cắt thành 3 lớp. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Hình 2.1. Mẫu ban đầu: (a) phiến lá, (b) cuống lá, (c) chồi
Vật liệu là phiến lá: sử dụng phiến lá thứ 1 và thứ 2 tính từ ngọn xuống. Trên
mỗi thùy của phiến lá rạch 3 đường nhỏ để tạo vết thương (Hình 2.1). Thí nghiệm gồm 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 hộp (V = 130 ml), mỗi hộp chứa 2 phiến lá. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Vật liệu là cuống lá: sử dụng cuống lá thứ 1 và thứ 2 tính từ ngọn xuống.
2.1). Thí nghiệm gồm 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 hộp (V = 130 ml), mỗi hộp chứa 2 cuống lá. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
- Hộp nuôi cây: chai nước biển bằng thủy tinh (V = 130 ml). * Bố trí thí nghiệm
- Môi trường thí nghiệm: môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962), bổ sung đường sucrose 30 g/l, vitamin Morel (Morel & Wetmore, 1951) và CĐHSTTV theo Bảng 2.1. Mỗi hộp chứa 20 ml môi trường.
- Giá thể sử dụng: agar 7,3 g/l.
Bảng 2.1. Bảng bố trí thí nghiệm 1
Tên nghiệm thức TDZ (mg/l) NAA (mg/l)
T0,1N0 0,1 0 T0,1N0,1 0,1 0,1 T0,1N0,2 0,1 0,2 T0,5N0 0,5 0 T0,5N0,1 0,5 0,1 T0,5N0,2 0,5 0,2 T1N0 1 0 T1N0,1 1 0,1 T1N0,2 1 0,2 * Phương pháp
- Hộp nuôi cây đặt nằm ngang chứa mẫu và được đặt vào tủ nuôi cây. - Thời gian chiếu sáng: 16 giờ/ngày, cường độ ánh sáng: 50 µmol m-2 s-1. - Nhiệt độ buồng nuôi: 25 oC.
- Buồng nuôi cấy: Tủ điều khiển khí hậu Sanyo. - Thời gian nuôi cấy: 42 ngày.
* Chỉ tiêu theo dõi
- Quan sát hình thái giải phẫu.
- Quan sát sự biến đổi của phiến lá và cuống lá.