2. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.2.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng
sự tăng trưởng của chồi cây đương quy Nhật Bản in vitro nuôi cấy quang tự dưỡng
* Vật liệu
- Mẫu dùng cho thí nghiệm là chồi cây đương quy Nhật Bản in vitro mang 3 lá mở, trọng lượng tươi trung bình là 220 ± 30 mg (Hình 2.2).
- Hộp nuôi cây: Hộp Magenta GA.7, nắp có 2 màng trao đổi khí. * Bố trí thí nghiệm
- Môi trường thí nghiệm: Môi trường chứa khoáng đa lượng và vi lượng Enshi, không bổ sung đường và vitamin. Mỗi hộp chứa 65 ml môi trường.
- Giá thể sử dụng: vermiculite 32 g/l.
Bảng 2.4. Bảng bố trí thí nghiệm 4 Tên nghiệm
thức
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) Cường độ ánh sáng (μmol m-2 s-1) 8-50 8 50 8-100 8 100 8-150 8 150 16-50 16 50 16-100 16 100 16-150 16 150 * Phương pháp
- Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức (Bảng 2.4), mỗi nghiệm thức có 3 hộp, mỗi hộp 2 mẫu cấy. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
- Cường độ ánh sáng: 50 μmol m-2 s-1 trong 5 ngày đầu tiên sau khi cấy, ngày thứ 6 tăng lên 70 μmol m-2 s-1, ngày thứ 10 tăng lên 100 μmol m-2 s-1, ngày thứ 14 tăng lên 120 μmol m-2 s-1, ngày thứ 18 tăng lên 150 μmol m-2 s-1.
- Nhiệt độ trung bình 24 ± 2 oC. Độ ẩm tương đối trung bình: 50%. - Thời gian nuôi cấy: 42 ngày.
* Chỉ tiêu theo dõi
- Gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây), gia tăng trọng lượng khô (mg/cây), phần trăm chất khô (% CK), số lá mới (lá/cây), số lá mở (lá/cây), diện tích lá mới (cm2/cây), diện tích lá (cm2/cây), chiều dài rễ (mm/cây), chiều cao tán (mm/cây), tỷ lệ chlorophyll a/b.
- Số lượng khí khổng (khí khổng/mm2), chiều dài (µm) và chiều rộng (µm) của khí khổng. Hàm lượng tinh bột (mg/g cây khô), hàm lượng đường tổng số (mg/g cây khô) trong mẫu thực vật. Tốc độ tăng trưởng tương đối và hiệu suất đồng hóa thuần của cây. Hoạt tính các CĐHSTTV trong mẫu thực vật.
- Hiệu suất quang hợp thuần ở ngày thứ 10, 20, 30, 40 của thí nghiệm.