2. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.2.8. Hàm lượng đường tổng số, hàm lượng tinh bột
Hàm lượng đường tổng số và hàm lượng tinh bột được thực hiện theo phương pháp của (Coombs, 1987)
Đường cong chuẩn:
Pha dung dịch đường sucrose theo các nồng độ: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70 và 80 mg/l. Dùng 9 ống nghiệm và cho vào mỗi ống:
1 ml nước cất (thử không) hoặc dung dịch sucrose hoặc glucose, 1 ml dung dịch phenol 5%,
5 ml dung dịch acid sulfuric đậm đặc.
Dung dịch trong các ống nghiệm được lắc đều, để yên trong 10 phút, sau đó so màu bằng quang phổ kế ở bước sóng 490 nm.
Từ các giá trị thu được, vẽ đường chuẩn để xác định nồng độ đường sucrose hoặc glucose trong các thí nghiệm.
Hàm lượng đường tổng số:
Nghiền 0,2 g vật liệu khô (gồm thân, lá, rễ cây đương quy Nhật Bản). Chiết đường bằng cồn 90o theo tỷ lệ cồn : mẫu = 10 : 1. Đun sôi cách thủy 15 phút. Trích lại 2 lần như trên với cồn 90o (tổng cộng là 3 lần) và 2 lần với cồn 80o. Dịch lọc tổng cộng được hòa chung và cô cạn trong nồi đun cách thủy. Phần bã được giữ lại. Hòa tan phần dịch sau khi đun với nước cất để được 10 ml dung dịch. Thực hiện phản ứng màu với phenol. Tính hàm lượng đường tổng số theo đường chuẩn sucrose.
Hàm lượng tinh bột:
Phần bã còn lại sau khi ly trích đường được sấy khô ở 70oC trong 30 phút, sau đó đun cách thủy với 5 ml nước cất trong 15 phút. Để nguội. Thêm 2 ml HClO4 9,2N. Đun cách thủy 15 phút. Hỗn hợp sau khi đun được cho thêm nước cất vào cho đủ 10 ml và ly tâm ở tốc độ 4000 vòng/phút trong 3 phút. Để riêng dịch lỏng. Phần bã tiếp tục ly trích với 2 ml HClO4 4,6N. Khuấy đều trong 15 phút. Pha loãng thành 10 ml và ly tâm như trên. Gộp chung các phần lỏng sau ly tâm. Phần lỏng này được thực hiện phản ứng
màu theo cách thực hiện đường chuẩn. Tính hàm lượng đường glucose theo đường chuẩn glucose.
Hàm lượng tinh bột được xác định theo công thức a x b x 0,9 x 100 % tinh bột =
n a: lượng đường glucose sau khi phân giải b: độ pha loãng
0,9: hệ số chuyển đổi
n: trọng lượng mẫu được phân tích