7. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi
Để khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV THCS huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 3 để tiến hành trƣng cầu ý kiến của 50 đối tƣợng là Cán bộ quản lý, tổ trƣởng, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên của 10 trƣờng THCS tại huyện Đầm Hà. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất
TT Các biện pháp
Tính khả thi Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi
SL % SL % SL %
1
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của CBQL và GV về ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục HS
35 70,0 10 20,0 5 10,0
2 Biện pháp 2: Hoàn thiện các văn bản
hƣớng dẫn hoạt động NCKH 39 78,0 8 16,0 3 6,0
3 Biện pháp 3: Đổi mới phƣơng pháp
kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH 37 74,0 10 20,0 3 6,0
4
Biện pháp 4: Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc thực hiện NCKH
34 68,0 11 22,0 5 10,0
5 Biện pháp 5: Đổi mới công tác khen
thƣởng về NCKH giáo viên 38 76,0 11 22,0 1 2,0
6 Biện pháp 6: Tăng cƣờng bồi dƣỡng
năng lực NCKH cho giáo viên 33 66,0 10 20,0 7 14,0
7
Biện pháp 7: Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động NCKH
36 72,0 12 24,0 2 4,0
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp cho thấy hầu hết các biện pháp đề xuất đều hợp lý (đa số ý kiến tán thành trên 86%) về tầm quan trọng, tính khả thi của biện pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong đó biện pháp 5 đƣợc đánh giá cao nhất với tỷ lệ là 98%; biện pháp 7 cao thứ 2 với tỷ lệ 96%; biện pháp 2, biện pháp 3 cao thứ 3 với tỷ lệ 94%; biện pháp 1, biện pháp 4 có tỷ lệ 90%; biện pháp 6 đạt 86%.
Qua kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tra trên, chúng tôi khẳng định rằng: Đề tài mang tính khả thi cao, áp dụng sẽ có hiệu quả, góp phần cho việc quản lý tốt hoạt động NCKH của GV THCS huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động NCKH của giáo viên trƣờng THCS huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của giáo viên. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; biện pháp này là tiền đề, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện các biện pháp khác.
Các biện pháp do chúng tôi đề xuất đã kế thừa những cách làm có hiệu quả đã đƣợc thực hiện ở các trƣờng, đồng thời tập trung vào giải quyết những vấn đề còn vƣớng mắc trong quá trình quản lý hoạt động NCKH của giáo viên các trƣờng THCS. Cả 7 biện pháp này đã đảm bảo đƣợc các nguyên tắc theo các chức năng của quản lý, đã đƣợc khảo nghiệm là có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Nếu đƣợc đƣa vào ứng dụng sẽ từng bƣớc nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động NCKH, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HS, trong giai đoạn hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ