7. Cấu trúc luận văn
2.2. Một vài nét về giáo dục THCS của huyện Đầm Hà
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Hà đã có bƣớc phát triển cả về quy mô và chất lƣợng giáo dục. Tỷ lệ huy động học sinh đi học ngày càng tăng ở cấp học THCS. Năm 2005 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của huyện, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong phát triển GD. Giáo dục và đào tạo huyện Đầm Hà nói chung và giáo dục THCS tiếp tục ổn định và có bƣớc phát triển vững chắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Về quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh
Toàn huyện hiện có 10 trƣờng THCS và 10 Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn (Số liệu tính đến 8/2014).
Năm học 2013-2014 cấp học THCS có 85 lớp. Quy mô trƣờng lớp cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện, đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập thƣờng xuyên của nhân dân.
Số lƣợng học sinh năm học 2013-2014 có 2082 học sinh THCS.
* Về chất lượng giáo dục
Trong 5 năm (2012-2014) chất lƣợng giáo dục từng bƣớc đƣợc nâng lên ở cấp học THCS. Chất lƣợng học tập của HS có chuyển biến tích cực, các trƣờng đã có những biện pháp tăng cƣờng quản lý các hoạt động GD toàn diện. Kết quả khá, giỏi đạt 54,12%. Số học sinh đƣợc chuyển lớp hàng năm đạt 100%; số học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đều 100%. Học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng tăng, 3 năm qua có 147 học sinh đạt giải cấp tỉnh.
* Về đội ngũ nhà giáo
Đội ngũ giáo viên đƣợc bổ sung cả về số lƣợng và chất lƣợng, đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, 100% giáo viên có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ đƣợc giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà ngành đề ra. Hàng năm biên chế giáo viên đƣợc bổ sung đáp ứng với kế hoạch phát triển giáo dục vì vậy đã góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Đội ngũ giáo viên thƣờng xuyên đƣợc tham gia bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Tính đến năm 2013, tổng số cán bộ giáo viên nhân viên của các trƣờng THCS là 240 ngƣời. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên cấp THCS 100% đạt chuẩn, trong đó có trình độ đại học chiếm 85/240 = 34,4%, trình độ trên đại học 1/240 = 0,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Về Cơ sở vật chất
CSVC và phƣơng tiện dạy học luôn đƣợc tăng cƣờng khá mạnh mẽ; bằng các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp xã hội hóa GD, hệ thống trƣờng, lớp của huyện Đầm Hà ngày càng đƣợc thay đổi theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, cấp THCS có 96 phòng học kiên cố đạt 100%, trong đó có 56 phòng học thông thƣờng; 40 phòng học bộ môn, thí nghiệm, phòng học chức năng. Việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia đƣợc quan tâm đặc biệt, toàn huyện có 7/10 trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia (Số liệu tính đến tháng 8/2014).
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học đƣợc đầu tƣ cho các trƣờng đảm bảo nhu cầu tối thiểu phục vụ cho dạy và học. Ngành Giáo dục huyện đã xây dựng đƣợc trung tâm thông tin- thƣ viện điện tử riêng, 10/10 trƣờng THCS có trung tâm thông tin- thƣ viện điện tử thành phần để thực hiện ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, dạy học.
* Một số hạn chế
Mạng lƣới trƣờng, lớp đã đƣợc mở rộng đến các thôn, bản nhƣng cơ sở vật chất tại các điểm trƣờng chƣa đảm bảo, nhất là đối với những trƣờng mới tách.
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp học vẫn còn, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng học, đội ngũ giáo viên còn hạn chế; chƣa xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng học, đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, có năng lực sƣ phạm thực sự tiêu biểu cho sự ngiệp giáo dục.
Chất lƣợng giáo dục tuy đƣợc nâng lên, song còn nhiều bất cập giữa trung tâm huyện với các xã, giữa vùng thấp với vùng cao. Chất lƣợng học sinh giỏi các cấp còn thấp.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là: Đội ngũ cán bộ quản lý chƣa mạnh dạn đổi mới trong công tác quản lý, điều hành, chƣa có nhiều sáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học có chất lƣợng để khắc phục những hạn chế về công tác quản lý, công tác giảng dạy và học tập trong các nhà trƣờng; công tác xã hội hoá giáo dục chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên; hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng hiệu quả chƣa cao.