Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 74)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động

NCKH đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục HS

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con ngƣời (nhận thức tình cảm và hành động). Nó quan hệ chặt chẽ với các mặt kia và quan hệ mật thiết với các hiện tƣợng tâm lý khác của con ngƣời.

Nhận thức là một quá trình, ở quá trình này thƣờng gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con ngƣời là một hoạt động. Trong quá trình dạy học ở trƣờng THCS thì ngoài việc áp dụng những tri thức cơ sở, tri thức cơ bản và tri thức chuyên ngành thì hệ thống tri thức nghiệp vụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với giáo viên sƣ phạm.

Mục đích của việc nâng cao nhận thức về NCKH cho giáo viên một mặt giúp cho ngƣời dạy có thể hiểu sâu tâm lý đối tƣợng giảng dạy, từ đó có biện pháp tác động phù hợp, nắm vững phƣơng pháp giảng dạy chuyên ngành và có năng lực xử lý các tình huống trong dạy học và giáo dục. Mặt khác, tri thức NCKH đã đƣợc giáo viên nhận thức đầy đủ sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình hình thành những kỹ năng NCKH. Quá trình hình thành kỹ năng NCKH phải dựa vào lƣợng kiến thức mà ngƣời nghiên cứu đã tích luỹ xuất phát từ sự say mê môn học, ngành học, có nhu cầu đi sâu tìm hiểu thông qua đề tài nghiên cứu, qua đó kiến thức đƣợc khắc sâu và kỹ năng nghiên cứu đƣợc hình thành và hoàn thiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, ngƣời hƣớng dẫn trong hoạt động NCKH của giáo viên cũng nhƣ nắm bắt đƣợc các thông tin khoa học, các định hƣớng nghiên cứu của các cấp từ Bộ cho đến cơ sở để cán bộ đơn vị có tính chủ động trong hƣớng dẫn giáo viên nghiên cứu thì cơ quan quản lý cần làm tốt công tác thông tin nhƣ tuyên truyền rộng rãi các tin tức khoa học, phổ biến các định hƣớng nghiên cứu của cấp trên cũng nhƣ của đơn vị.

Muốn nâng cao năng lực nhận thức của GV về NCKH, cần có các yếu tố sau: - Nâng cao năng lực nhận thức của giáo viên về NCKH.

- Đánh giá đúng tầm quan trọng của NCKH trong trƣờng sƣ phạm, trên cơ sở đó giúp giáo viên hiểu rõ ý nghĩa của NCKH đối với hoạt động giảng dạy của mình sau này.

- Hình thành động cơ và hứng thú học tập và các phƣơng pháp giảng dạy chuyên ngành.

- Tạo điều kiện để giáo viên đƣợc vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tế tại các trƣờng phổ thông và các cơ sở giáo dục khác.

- Phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý giáo viên và đặc trƣng dạy học ở THCS.

Nhƣ vậy, khi nhận thức và tình cảm đƣợc nâng lên ở mức độ cao, làm nảy sinh ở ngƣời dạy nhu cầu và hứng thú tìm hiểu những vấn đề thuộc khoa học, tức là động cơ NCKH bắt đầu đƣợc hình thành và phát triển. Động cơ này thôi thúc giáo viên hoạt động và nghiên cứu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức, nhu cầu đƣợc tham gia hoạt động NCKH của giáo viên. Đây là cơ sở là điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện nâng cao kỹ năng NCKH cho giáo viên.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực nhận thức của giáo viên về NCKH là quá trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên hệ thống tri thức phƣơng pháp luận NCKH. Hệ thống tri thức lý luận này là chìa khoá giúp giáo viên có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển khai nghiên cứu các đề tài độc lập một cách thuận lợi, giúp ngƣời học nhận thức đầy đủ các bƣớc tiến hành nghiên cứu, nắm vững quy trình thực hiện một đề tài NCKH, khắc phục những hạn chế trong quá trình nghiên cứu.

Để ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả trong công tác NCKH cần tuyền truyền, nâng cao tinh thần nhận thức của cán bộ, ngƣời hƣớng dẫn và giáo viên về tầm quan trọng của CNTT.

3.2.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn hoạt động NCKH

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong công tác quản lý khoa học, các văn bản pháp quy quản lý hoạt động NCKH của các trƣờng học đóng một vai trò quan trọng. Trên cơ sở pháp lý của các văn bản pháp quy mà định hƣớng xây dựng quản lý hoạt động NCKH giáo viên một cách có hiệu quả nhất. Đây chính là tiêu chí để đánh giḠthể chế hóa nhiệm vụ NCKH của GV, nâng cao chất lƣợng NCKH giáo viên.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Ngƣời cán bộ làm công tác quản lý cho dù bất kỳ ở một cƣơng vị nào đều phải nắm chắc các văn bản quản lý, hệ thống hóa văn bản thành một quy trình hệ thống bổ sung hỗ trợ cho công tác quản lý, có nhƣ vậy ngƣời cán bộ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cán bộ quản lý khoa học phải không ngừng vƣơn lên học tập nâng cao phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn gắn liền với công việc, luôn giành tâm huyết cho công việc, với trách nhiệm cao để đƣa hoạt động quản lý NCKH đạt đƣợc kết quả cao.

Hiện thực các văn bản quản lý đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý ngƣời cán bộ cần cụ thể hóa các văn bản quản lý vào công việc cụ thể đề thể chế hóa rõ chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Phải thực hiện một cách chuẩn mực, các hệ thống văn bản phù hợp với tình hình thực tế của trƣờng, của địa phƣơng, rà soát lại các văn bản không còn phù hợp, kiến nghị ban hành các văn bản phù hợp với tình hình thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống các văn bản cần ban hành cho hoạt động NCKH của giáo viên đó là:

- Văn bản có tính chất định hƣớng chỉ đạo cho hoạt động NCKH của giáo viên.

- Văn bản quy định về công tác tổ chức tuyển chọn, đăng ký đề tài NCKH của giáo viên.

- Văn bản quy định về việc triển khai thực hiện đề tài NCKH giáo viên (Quy định thời gian nghiên cứu khoa học, giảm thời lƣợng giảng dạy trong tuần, định mức thời gian NCKH của giáo viên THCS).

- Văn bản quy định kiểm tra, đánh giá đề tài NCKH của giáo viên.

- Văn bản hƣớng dẫn tài chính hoạt động NCKH của giáo viên (Quy định cơ chế chính sách hỗ trợ giáo viên THCS trong NCKH).

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong trƣờng học, việc quản lý hoạt động đánh giá của ngƣời hƣớng dẫn đối với hoạt động NCKH của giáo viên là một trong những biện pháp cần thiết nhằm cụ thể hóa hoạt động NCKH giáo viên gắn liền với giảng dạy đào tạo quan trọng hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, GV đối với hoạt động NCKH. Trong những năm qua các nhà quản lý đã rất quan tâm với công tác đánh giá, qua các tiêu chí thi đua, bình xét danh hiệu, định mức, nhìn chung mới chỉ đánh giá, đƣợc một số mặt theo tính chủ quan, không có cơ sở khoa học, chƣa thực sự đánh giá hết các hoạt động đối với hoạt động NCKH của giáo viên. Việc đánh giá đôi khi mang tính chủ quan nhiều hơn là tiêu chí cụ thể mà chúng ta cần đánh giá.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Để đánh giá đƣợc các nội dung của các đề tài khoa học của giáo viên một cách khách quan, chính xác, công bằng, các quản lý cần phải xây dựng chuẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đánh giá với các tiêu chí cụ thể đánh giá, bên cạnh đó cần có các minh chứng cụ thể, các minh chứng đƣợc gắn với các tiêu chí nhất định. Từ đó mới nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời hƣớng dẫn trong đánh giá hoạt động NCKH giáo viên, khi có các chuẩn đánh giḠnhận xét tiêu chí công cụ và thực hiện tự đánh giá đƣợc mức độ thực hiện nhiệm vụ NCKH giáo viên trong năm nhƣ thế nào và biết sử dung các minh chứng để tự điều chỉnh hoạt động NCKH của giáo viên theo yêu cầu đào tạo, kết hợp với nhà quản lý để kết luận, đánh giá mức độ NCKH giáo viên trong nhà trƣờng. Việc đổi mới phƣơng thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của cán bộ, ngƣời hƣớng dẫn và NCKH của giáo viên cũng là một trong những việc đƣợc các trƣờng học quan tâm qua công tác đánh giá, kiểm định chất lƣợng để khẳng định uy tín, sứ mệnh, mục tiêu, ... để không ngừng nâng cao chất lƣợng về mọi mặt.

Muốn vậy, ngƣời hƣớng dẫn phải tuân thủ các nguyên tắc trong đánh giá: - Đảm bảo tính mục đích.

- Đảm bảo tính hiệu quả.

- Đảm bảo tính khách quan, tính chính xác, tính công bằng.

- Đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện trong quy trình đánh giá hoạt động NCKH của giáo viên.

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc thực hiện NCKH

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho các đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể trong các nhà trƣờng phối chặt chẽ trong việc thực hiện NCKH. Từ đó sẽ huy động đƣợc tối đa nguồn lực cho NCKH cũng nhƣ ứng dụng rộng rãi các sản phẩm khoa học vào thực tiễn.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Lãnh đạo - chỉ đạo là công việc không thể thiếu đối với hoạt động của một tập thể hay một tổ chức nhằm định hƣớng cho mọi hoạt động đạt hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với trƣờng THCS để hoạt động đào tạo đạt chất lƣợng cao thì công tác lãnh đạo- chỉ đạo của cấp trên xuống cấp dƣới đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Với hoạt động nói chung và hoạt động NCKH của giáo viên nói riêng cần phải tăng cƣờng sự lãnh đạo- chỉ đạo của các cấp, các tổ chức trong trƣờng, với mục đích là đảm bảo sự thống nhất trong công tác triển khai thực hiện làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. Đảm bảo thông tin thông suốt và nhất quán từ lãnh đạo cấp trên (Chi bộ, Ban Giám hiệu) xuống dƣới (Các tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh) và ngƣợc lại từ dƣới lên trên trong hoạt động NCKH là điều kiện đảm bảo cho hoạt động này khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lƣợng các công trình nghiên cứu của giáo viên.

Đối với Chi bộ nhà trƣờng: Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong trƣờng học, Chi bộ cần có nghị quyết ngay từ đầu năm học về hoạt động NCKH nói chung và NCKH của giáo viên nói riêng. Cuối mỗi học kỳ, cần tổ chức kiểm điểm, điều chỉnh và đánh giá công tác triển khai thực hiện cũng nhƣ kết quả của hoạt động đó. Nghị quyết của Chi bộ cần phải triển khai đến các tổ chức trong nhà trƣờng, các tổ chuyên môn và Đảng viên trong Chi bộ.

Đối với Ban Giám hiệu: Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu cần xây dựng kế hoạch tổ chức NCKH cho giáo viên và đƣợc thông qua ở nghị quyết họp Ban Giám hiệu, hội nghị giao ban hàng năm và đƣợc cụ thể hoá vào nhiệm vụ năm học. Đồng thời Ban Giám hiệu cần có kế hoạch phối hợp chỉ đạo thực hiện, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây dựng chƣơng trình, kế hoạch nghiên cứu, chủ động phân công cán bộ CBQL nghiên cứu và hƣớng dẫn giáo viên tiến hành hoạt động NCKH.

Nhƣ vậy, công tác chỉ đạo đƣợc thực hiện một cách thống nhất và đảm bảo các điều kiện thực hiện là yếu tố tiên quyết để hoạt động NCKH của giáo viên đƣợc tiến hành đồng bộ đạt kết quả cao, qua đó các kỹ năng NCKH của giáo viên đƣợc hình thành và ngày càng đƣợc thành thạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cùng với công tác chỉ đạo, thì việc thực hiện phối hợp giữa các tổ chức, các bộ phận trong và ngoài nhà trƣờng có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động NCKH của giáo viên. Công tác tổ chức chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận. Ví dụ, nghị quyết của Chi bộ nhà trƣờng về hoạt động NCKH của giáo viên có vai trò là kim chỉ nam hƣớng dẫn cho mọi hoạt động, nghị quyết này đƣợc cụ thể hoá xuống Ban Giám hiệu của nhà trƣờng. Ban Giám hiệu vạch kế hoạch về thời gian tổ chức và quán triệt xuống các tổ chuyên môn, tổ xây dựng và triển khai đến từng giáo viên. Ngoài ra, sự phối hợp còn thể hiện chức năng của từng cán bộ trong trƣờng nhƣ: Tổ Tài chính - Văn phòng cung cấp kinh phí, Thƣ viện giúp giáo viên đƣợc lựa chọn đƣợc tài liệu, Ngƣời hƣớng dẫn chịu trách nhiệm tổ chức hƣớng dẫn… Bên cạnh sự phối hợp giữa các đơn vị trong trƣờng thì sự liên kết giữa các đơn vị, các trƣờng THCS và cơ sở giáo dục khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu. Đây là con đƣờng cơ bản để giáo viên tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu, làm xuất hiện nhu cầu khám phá và hứng thú nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn giáo dục đặt ra trong quá trình dạy học.

Có thể kết luận rằng: Việc tăng cƣờng công tác chỉ đạo và phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng đảm bảo cho hoạt động NCKH của giáo viên đƣợc diễn ra một cách liên tục, dƣới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực nghiên cứu sáng tạo của mình, qua đó hình thành và phát triển nhận thức và kỹ năng NCKH cho các giáo viên.

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác khen thưởng về NCKH của giáo viên

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Bên cạnh việc đổi mới phƣơng thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH giáo viên của cán bộ, giảng viên thì các cấp quản lý cần có chính sách khen thƣởng động viên kịp thời những giáo viên có các công trình NCKH có giá trị. Do vậy làm tốt công tác khen thƣởng sẽ động viên đƣợc giáo viên tích cực và sáng tạo cao, nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Xây dựng quy chế khen thƣởng và đãi ngộ đối với tập thể và cá nhân giáo viên cống hiến cho hoạt động NCKH. Đối với cán bộ có thành tích tốt trong hƣớng dẫn hoạt động NCKH giáo viên bằng biện pháp thƣởng vật chất, tinh thần, cấp kinh phí đi tham quan học tập…..

Có chính sách ƣu đãi đối với giáo viên có thành tích NCKH cao, những quy định về khen thƣởng kịp thời đối với những đề tài thực hiện tốt và có những hình thức kỷ luật đối với các đề tài quá hạn và ngừng đề tài với những lý do không chính đáng.

Có chế độ khen thƣởng, kỷ luật cụ thể, rõ ràng trong công tác quản lý khoa học đề tài NCKH của giáo viên.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường bồi dưỡng năng lực NCKH cho GV

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

NCKH là lĩnh vực đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm thể hiện ở nhiều quyết sách quan trọng, trong đó luôn chú trọng dến sự phát triển của NCKH, đặc biệt là trình độ NCKH. Do đó để nâng cao chất lƣợng NCKH chúng ta phải chú ý đến đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực NCKH cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)