Khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, quản lý hoạt động

cứu khoa học

1.2.3.1. Khoa học

Khoa học là những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Hay nói cách khác khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tƣợng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra các nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật hiện tƣợng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.

1.2.3.2. Nghiên cứu khoa học

Trong các tài liệu hiện nay có khá nhiều định nghĩa về NCKH, sau đây xin đƣợc điểm tới những ví dụ tiêu biểu nhất:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Theo tác giả Vũ Cao Đàm trong giáo trình " Phƣơng pháp luận NCKH" cho rằng: “NCKH là hoạt động hƣớng xã hội vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chƣa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự việc, phát triển nhận thức khoa học về thế giới quan và cách vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới” - Theo tác giả Hà Thế Ngữ, " NCKH là một quá trình nghiên cứu hiện thực khách quan, phát hiện ra những hiểu biết mới có tính quy luật, có tính chân lý hoặc tìm ra đƣợc những quy luật mới, chân lý mới trong hiện thực đó"

- Tác giả Phạm Viết Vƣợng đã viết: " NCKH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, đƣợc tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới".

- Tác giả Lƣu Xuân Mới trình bày quan điểm của mình nhƣ sau: “ NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phƣơng pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con ngƣời chƣa biết đến”.

- Theo tác giả Bùi Văn Quân “NCKH là nhằm tìm ra lời giải cho một tình huống có vấn đề, lời giải đó có thể là một thông tin, một phƣơng pháp…mà trƣớc đó chƣa có”

Theo luật Khoa học và công nghệ “NCKH là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tƣợng tự nhiên, xã hội và tƣ duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”.

NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Hoạt động NCKH có các đặc trƣng cơ bản, nhƣ sau:

Hoạt động luôn tìm đến cái mới: Tính mới mẻ thể hiện ở quan điểm tiếp cận, cách đặt vấn đề, phƣơng pháp triển khai, phƣơng pháp thực nghiệm đến quá trình nhận thức để cải tạo thế giới. Kết quả trong nghiên cứu còn là quá trình phát triển tƣ duy khoa học một cách mới mẻ, sản phẩm khoa học còn chứa đựng yếu tố mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoạt động NCKH mang tính đặc trƣng thông tin, đó là đời hỏi phải có tính chất khái quát cao, thông tin mới, có giá trị phục vụ cho nghiên cứu, thông tin do nghiên cứu đem lại phải khách quan và có độ tin cậy cao.

Hoạt động NCKH đòi hỏi phải mạnh dạn, mạo hiểm chính là ở chỗ chủ thể nghiên cứu dám đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực khó khăn, hoặc ít ngƣời quan tâm, đó là các đề xuất các ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, có khi cả vấn đề nhạy cảm… các nhà khoa học phải dấn thân vào nghiên cứu với những giả thiết mới có luận cứ và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại.

Hoạt động NCKH còn mang tính “phi kinh tế” trong nghiên cứu. Đặc điểm này cho thấy thực tế trong NCKH không thể tính lời hay lãi, giá trị kinh tế không thể đƣa lên bàn cân để đong đếm, khó hạch toán về giá trị kinh tế, chúng ta chỉ xem xét kết quả hay sản phẩm nghiên cứu đóng góp cho sự nghiệp khoa học.

Tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học trong xu thế hội nhập hiện nay sự hợp tác trong NCKH là rất quan trọng. Nếu không có đặc trƣng này trong NCKH thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không tạo đƣợc các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là sự thiếu hợp tác gắn kết giữa các nhà khoa học, các chuyên ngành nghiên cứu với nhau là sự lãng phí rất lớn trong hoạt động NCKH, thể hiện sự thiếu đồng nhất chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung trong NCKH.

Tóm lại, NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tƣợng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

1.2.3.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý (tập thể giáo viên) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)