Quy trình quản lý hoạt động NCKH của giáo viên THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Quy trình quản lý hoạt động NCKH của giáo viên THCS

Bước 1: Lập kế hoạch

- Nhà trƣờng lập kế hoạch, gửi kế hoạch tới các tổ chuyên môn.

- Các tổ chuyên môn xem xét, thực hiện việc đăng ký đề tài NCKH giáo viên đối với những giáo viên có đủ điều kiện. Tổ chuyên môn và Hội đồng khoa học nhà trƣờng tiến hành tuyển chọn, tập hợp quyết định danh sách các sáng kiến kinh nghiệm, các đề tài nghiên cứu khoa học.

Bước 2: Triển khai thực hiện

- Hội đồng của trƣờng sẽ ra Quyết định về việc phân công hƣớng dẫn giáo viên thực hiện đề tài NCKH.

- Cán bộ quản lý, ngƣời đƣợc phân công hƣớng dẫn, hƣớng dẫn giáo viên thực hiện đề tài.

- Trƣờng lên kế hoạch kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của giáo viên, thông qua đề cƣơng chi tiết, yêu cầu giáo viên báo cáo tiến độ và kết quả nghiên cứu cụ thể.

- Các tổ có kế hoạch kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài và báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trƣờng.

Bước 3: Đánh giá nghiệm thu đề tài

- Tổ chuyên môn gửi danh sách đề nghị Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH của giáo viên.

- Hiệu trƣởng ra Quyết định thành lập Hội đồng NCKH, đồng thời lập dự toán kinh phí hỗ trợ ngƣời hƣớng dẫn, hỗ trợ giáo viên in ấn đề tài và hỗ trợ Hội nghị NCKH trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trên cơ sở vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH chúng tôi đã tiến hành phân tích hệ thống hóa những nội dung cơ bản và các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, khoa học, NCKH và quản lý hoạt động NCKH của giáo viên trƣờng THCS.

Có thể kết luận rằng NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tƣợng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

Hoạt động NCKH mang đặc trƣng riêng cụ thể là: Hoạt động luôn tìm đến cái mới; hoạt động mang tính đặc trƣng thông tin; hoạt động đòi hỏi tính mạo hiểm; tính phi kinh tế trong nghiên cứu; tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học.

Quản lý hoạt động NCKH của giáo viên là một bộ phận của quản lý giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với quản lý giảng dạy, có sự phối hợp với các lực lƣợng xã hội để tăng cƣờng hoạt động KHCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Quản lý hoạt động NCKH của giáo viên trong trƣờng THCS đƣợc thực hiện với nội dung, với quy trình xác định và đƣợc tiến hành với các nguyên tắc, phƣơng pháp quản lý. Quản lý hoạt động NCKH của giáo viên trong trƣờng THCS là hoạt động mang tính chất đặc điểm của quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc thực hiện trên cơ sở pháp lý và hệ thống các biện pháp tác động của chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lƣợng hiệu quả của hoạt động NCKH giáo viên trong nhà trƣờng đồng thời tiến hành chuyển giao KHCN nhằm nâng cao chất lƣợng GD&ĐT đáp ứng nhu cầu phát triển GD&ĐT của các nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG THCS

HUYỆN ĐẦM HÀ TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)