Cơ sở pháp lý của việc quản lý hoạt động NCKH của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Cơ sở pháp lý của việc quản lý hoạt động NCKH của giáo viên

Hoạt động NCKH của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố kỹ năng nghiên cứu, tƣ duy khoa học cho các nhà giáo trong thời kỳ đổi mới. Mục đích của các nhà trƣờng là có nhiều các thầy giáo, cô giáo có chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ. Trong thời đại ngày nay, trên con đƣờng phát triển của mỗi quốc gia, hội nhập toàn cầu, vấn đề nghiên cứu trở nên yêu cầu hàng đầu đối với mỗi chuyên gia. Nghiên cứu không chỉ làm cho công việc đạt chất lƣợng, hiệu quả cao mà còn làm cho các chuyên gia đứng vững và làm chủ tốc độ phát triển của KHCN.

Mỗi thầy giáo, cô giáo là một chuyên gia năng động và sáng tạo. Họ có thể là những cán bộ công tác trong các viện NCKH, hoặc làm các ngành nghề liên quan đến nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế cuộc sống. Do đó, hoạt động NCKH đối với mỗi giáo viên đang giảng dạy trong các nhà trƣờng THCS hiện nay đƣợc coi nhƣ là một hình thức bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ vô cùng cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy.

Lợi ích của NCKH đối với giáo viên bao gồm một số yếu tố sau:

- Tạo cơ hội cho giáo viên tìm tòi phát hiện tri thức mới, bằng sức lực, trí tuệ của cá nhân để làm giàu tri thức và từ đó tri thức trở nên vững chắc hơn, có nghĩa là giảng dạy tốt hơn.

- Giúp giáo viên vận dụng những phƣơng pháp khoa học để giải quyết những vấn đề thực tế, từ đó củng cố hệ thống kỹ năng NCKH.

- Biết sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình tìm tòi khám phá trong công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Qua NCKH, ở giáo viên sẽ củng cố những phẩm chất của nhà khoa học nhƣ tính kiên trì, trung thực, khách quan, thận trọng, biết hợp tác trong cuộc sống và trong công tác.

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp trong đó cónâng cao chất lƣợng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Nghị quyết nhấn mạnh “Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tƣ nâng cao năng lực, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chƣơng trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục”, “gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nƣớc và xu thế của KHCN”.

Điều 31, Thông tƣ số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học ghi rõ giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

- Dạy học và giáo dục theo chƣơng trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trƣờng theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trƣờng tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phƣơng.

- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp tự học của học sinh.

- Thực hiện Điều lệ nhà trƣờng; thực hiện quyết định của Hiệu trƣởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng và các cấp quản lý giáo dục.

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gƣơng mẫu trƣớc học sinh; thƣơng yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trƣờng học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)