Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của giáo viên

Hoạt động NCKH của trƣờng THCS chịu sự quản lý của Phòng GD&ĐT. Hiệu trƣởng quản lý và điều hành các hoạt động NCKH, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NCKH đƣợc cấp trên ủy quyền hoặc phân cấp theo quy định. Các tổ bộ môn quản lý, tổ chức, phối hợp và tạo điều kiện để tập thể, cá nhân thực hiện nhiệm vụ NCKH đƣợc giao. Bộ môn trực tiếp đôn đốc, giám sát và tạo điều kiện, chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn các vấn đề NCKH của bộ môn và các cá nhân thuộc diện quản lý của bộ môn. GV có trách nhiệm dành thời gian làm việc cho hoạt động NCKH. NCKH là nhiệm vụ bắt buộc của GV.

Trong trƣờng THCS, hoạt động quản lý của CBQL đối với hoạt động NCKH của GV tập trung vào những nội dung sau:

- Quán triệt mục tiêu NCKH đối với GV. - Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH. - Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch NCKH. - Kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH.

- Quản lý công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ và kỹ năng NCKH.

* Quán triệt mục tiêu NCKH đối với GV

CBQL cần làm cho GV thấm nhuần về “nhiệm vụ của GV” trong đó có nhiệm vụ NCKH. Những nội dung chính cần quán triệt cho GV là:

- NCKH là một trong những giải pháp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong trƣờng THCS, vì thế GV cần phải NCKH.

- Chất lƣợng hoạt động NCKH là một phần tất yếu của chất lƣợng giảng dạy của GV THCS.

Kết quả nghiên cứu thƣờng tạo ra những hiểu biết mới, hƣớng giải quyết vấn đề theo cách mới. Sản phẩm của hoạt động NCKH đƣợc GV đƣa vào nội dung bài giảng, làm cho bài giảng sinh động và hiệu quả hơn.

Tiếp cận đƣợc những phƣơng pháp nghiên cứu mới trong khoa học qua quá trình thực hiện các khâu cơ bản của việc nghiên cứu sẽ phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tƣ duy khoa học chỉ xuất hiện trƣớc tình huống có vấn đề. Quen thuộc với các bƣớc trong NCKH, ngƣời GV sẽ dễ dàng kiến tạo ra những hệ thống các tình huống có vấn đề trong nội dung giảng dạy, xây dựng các bài tập sáng tạo, cách giải bài toán theo lối mới, nhƣ vậy, HS cũng dần có đƣợc tƣ duy khoa học. Với kinh nghiệm NCKH giáo viên sẽ tổ chức tốt cho học sinh tham gia NCKH, đây chính là con đƣờng quan trọng để biến quá trình học tập thành quá trình tự học.

Tóm lại: Ý thức đƣợc vai trò của NCKH trong công tác giảng dạy và giáo dục, GV sẽ tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học để đổi mới PPDH và giáo dục học sinh; sẽ là ngƣời truyền niềm say mê khoa học, tƣ duy sáng tạo cho học sinh. Chính vì vậy vì quán triệt đƣợc nhiệm vụ NCKH cho GV là một nội dung quan trọng trong quản lý giáo dục.

* Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH

Xây dựng kế hoạch NCKH: CBQL khi xây dựng kế hoạch NCKH của đơn vị phải căn cứ định hƣớng nhiệm vụ KH&CN của nhà nƣớc, bộ, ngành, tỉnh, thành phố; căn cứ kế hoạch phát triển của đơn vị kết hợp hài hòa với sự tự nguyện đăng ký tham gia NCKH của GV để có một bản kế hoạch khả thi. Vì vậy trƣờng THCS phải có kế hoạch NCKH dài hạn và trung hạn để có những định hƣớng xa hơn, để có những đề tài NCKH lớn, có giá trị.

Xây dựng nội dung, chƣơng trình NCKH, những nội dung chính trong hoạt động KH&CN gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực KHGD và các lĩnh vực KH&CN khác.

Có thể tóm tắt nội dung hoạt động NCKH của GV cụ thể gồm: - Nghiên cứu các đề tài khoa học.

- Thực hiện các hoạt động mang tính khoa học sau:

+ Viết tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và NCKH. + Viết giáo án mới hoặc biên soạn lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chủ trì hoặc tham gia thực hiện dự án. + Hƣớng dẫn HS NCKH.

+ Viết bài tham gia hội thảo, hội nghị khoa học.

Nội dung chƣơng trình NCKH của trƣờng phải đảm bảo thực hiện đƣợc nội dung, chƣơng trình NCKH do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT ban hành, trong đó lƣu ý đến trọng tâm nghiên cứu của trƣờng trên cơ sở và cân đối giữa đề tài mang nội dung KHGD, khoa học nghiệp vụ, khoa học cơ bản.

Nội dung chƣơng trình NCKH của tổ bộ môn phải đảm bảo tính phù hợp với mỗi môn giảng dạy, phù hợp với tình hình của đơn vị, năng lực nghiên cứu của GV và chú trọng đến tính kế thừa và phát triển các ý tƣởng của những đề tài đã nghiên cứu trƣớc.

* Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch NCKH

Để tổ chức tốt hoạt động NCKH, CBQL cần đề ra các qui chế, qui định và hƣớng dẫn GV thực hiện, tìm nguồn đề tài, giới thiệu cho GV đề tài nghiên cứu; quy định về viết giáo trình, viết chƣơng trình, phát triển chƣơng trình ĐT .

Trong các qui định, qui trình, CBQL phải ghi rõ các hạn định về thời gian: đăng ký, xét duyệt, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu, thông báo kết quả và cách thức thực hiện, các thủ tục hành chính cần hoàn tất các công việc trong NCKH.

* Các khâu cần thực hiện trong tổ chức cho giáo viên NCKH: Khâu 1: Tổ chức tìm hƣớng đề tài NCKH.

CBQL thông tin về những đề tài đã và đang đƣợc nghiên cứu cho GV để GV không phải tốn thời gian tìm tòi những nội dung mà ngƣời khác đã nghiên cứu, hoặc để họ có thể tìm thấy ngay trong những đề tài đã nghiên cứu hƣớng đi tiếp, hƣớng nghiên cứu mới. Những thông tin này, CBQL có thể thu thập từ Trung tâm thông tin, và thông báo trên trang web và bản tin khoa học của Trƣờng.

CBQL cần thƣờng xuyên tổ chức tìm hiểu nhu cầu của Bộ, Sở, Phòng, các nhà trƣờng nói chung và trƣờng THCS nói riêng để chọn hƣớng và xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đề tài NCKH cho GV. Khi đề tài nghiên cứu tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của chính cơ sở thì kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc sử dụng ngay, còn nếu không, các đơn vị sẽ không ứng dụng những kết quả NCKH khi biết chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả.

CBQL giao chỉ tiêu cho GV tìm hƣớng và xây dựng đề tài NCKH. Với giải pháp này sẽ làm cho đội ngũ GV quan tâm hơn đến công tác NCKH.

Khâu 2: Tổ chức đăng ký và xét duyệt đề tài.

CBQL trƣờng có nhiệm vụ tổ chức đăng ký và xét duyệt đề tài NCKH cấp trƣờng hoặc hoàn thành các văn bản, thủ tục để Phòng GD&ĐT xét duyệt các đề tài cấp huyện, cấp tỉnh.

Khâu 3: Tạo điều kiện tối ƣu để GV thực hiện đề tài

Sau khi đề tài NCKH của GV đƣợc xét duyệt, hợp đồng triển khai nhiệm vụ đƣợc ký, kinh phí đƣợc duyệt và giao, GV tiến hành thực hiện đề tài. Trong thời gian này, CBQL cần tạo mọi điều kiện có thể về thời gian và thiết bị cho GV triển khai các đề tài NCKH, đồng thời, quản lý, theo dõi quá trình thực hiện đề tài NCKH của GV (cụ thể: Chủ tịch hội đồng khoa học của Trƣờng định kỳ 6 tháng một lần nhận báo cáo của GV và kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài, tổng kết tình hình, báo cáo hiệu trƣởng để có biện pháp xử lý kịp thời những tình huống phát sinh). Mục đích của công việc này là giúp GV thực hiện đề tài đúng tiến độ ở từng giai đoạn.

Khâu 4: Chuẩn bị nghiệm thu đề tài.

Sau khi GV nộp báo cáo đề tài, Hội đồng khoa học nhà trƣờng ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu và tổ chức nghiệm thu đề tài NCKH cấp trƣờng. Riêng với đề tài cấp huyện, tỉnh, phải qua 2 lần đánh giá : Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT, Hội đồng khoa học của huyện.

Lựa chọn ngƣời phản biện phù hợp với nội dung đề tài NCKH và tổ chức bảo vệ, nghiệm thu theo đúng quy trình cũng là khâu quan trọng để bảo đánh giá đúng thực chất đề tài khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khâu 5: Tổ chức, tạo điều kiện tốt để các đề tài NCKH của GV đƣợc ứng

dụng vào thực tiễn giảng dạy, đƣợc công bố, đƣợc đăng ký sở hữu trí tuệ (đối với những đề tài có giá trị cao) là khâu cần đƣợc CBQL tổ chức thực hiện để việc NCKH có hiệu quả.

* Kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH

CBQL cần thƣờng xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài NCKH của GV. NCKH là công tác mang tính độc lập cao, song do bận công tác giảng dạy và nhiều lý do, GV rất dễ kéo dài thời hạn thực hiện đề tài.

Việc kiểm tra còn có tác dụng giúp CBQL đề ra biện pháp giúp đỡ kịp thời khi phát hiện thấy GV khó khăn về thời gian, kinh phí, điều kiện thí nghiệm...

Kết quả của kiểm tra còn giúp CBQL ra quyết định khen thƣởng kịp thời để động viên GV tham gia NCKH.

Cũng nhƣ trong tổ chức quản lý hoạt động giảng dạy, xu thế hiện nay, trong quản lý hoạt động NCKH, ngoài việc thƣờng xuyên duy trì các hoạt động thi đua dạy tốt, NCKH tốt, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn và định kỳ tổ chức cho GV tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp về công tác giảng dạy và NCKH sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích nhằm cải tiến hoạt động chuyên môn của chính GV và của đồng nghiệp. Đây đƣợc coi là một giải pháp mới, mạnh, đi ngƣợc lại với thói quen dù làm tốt hay xấu cũng đƣợc "đến hẹn lại lên" lƣơng nhƣ hiện nay.

* Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng NCKH

Chất lƣợng hoạt động NCKH phụ thuộc nhiều vào kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu và thực hiện các đề tài.

Kỹ năng NCKH là khả năng thực hiện thành công các công trình khoa học trên cơ sở nắm vững các quan điểm, phƣơng pháp luận, sử dụng thành thạo phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu. Kỹ năng thực hiện đề tài thể hiện ở chỗ nắm bắt đƣợc phƣơng pháp NCKH, biết phát hiện vấn đề nghiên cứu, biết xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, biết sử dụng tài liệu khoa học để nghiên cứu, biết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viết phiếu điều tra phỏng vấn, thực hiện tốt các khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp; xử lý đúng số liệu điều tra; có nghĩa là biết tổ chức các hình thức thực nghiệm, thí nghiệm để thu thập số liệu.

Kỹ năng NCKH của GV còn thể hiện qua việc xây dựng tốt chƣơng trình giáo dục, dự án; viết giáo trình, các bài báo, chuyên đề khoa học, đề cƣơng nghiên cứu, luận văn khoa học có chất lƣợng.

Thực tế cho thấy: GV đƣợc bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng thực hiện các bƣớc nghiên cứu một đề tài khoa học sẽ có thêm tự tin khi lần đầu tham gia nghiên cứu và đạt hiệu quả cao hơn so với nghiên cứu theo kinh nghiệm.

Trong thực tế, công việc bồi dƣỡng giáo viên NCKH đƣợc CBQL thƣờng xuyên tổ chức gồm các hình thức nhƣ: mở lớp bồi dƣỡng, báo cáo chuyên đề, tổ chức trao đổi kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đề tài NCKH, thi viết báo cáo khoa học, hƣớng dẫn sử dụng các thiết bị mới phục vụ NCKH, phƣơng pháp xử lý số liệu...

1.3.4. Phương pháp quản lý hoạt động NCKH của giáo viên

1.3.4.1. Phương pháp hành chính

Hoạt động NCKH giáo viên đƣợc triển khai theo hệ thống văn bản mang tính pháp lý đòi hỏi phải tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quy trình đăng ký xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu.

1.3.4.2. Phương pháp kế hoạch hoá

Hoạt động NCKH của giáo viên đƣợc tiến hành theo kế hoạch phù hợp với kế hoạch năm học. Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của giáo viên đƣợc thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu.

1.3.4.3. Phương pháp tâm lý - giáo dục

NCKH của giáo viên là một hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Đòi hỏi giáo viên phải kiên trì tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian cho công trình nghiên cứu. Vì vậy, CBQL cần phải có những biện pháp động viên thuyết phục để giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viên tập trung sức lực cho hoạt động nghiên cứu, không nản chí hay bỏ giữa chừng, nhằm tạo động lực cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

1.3.4.4. Phương pháp tổ chức

Hoạt động NCKH của giáo viên đƣợc triển khai theo một thiết chế của tổ chức với những quy định chặt chẽ, đƣợc tiến hành theo định hƣớng NCKH của Phòng GD&ĐT, của các nhà trƣờng.

1.3.5. Quy trình quản lý hoạt động NCKH của giáo viên THCS Bước 1: Lập kế hoạch Bước 1: Lập kế hoạch

- Nhà trƣờng lập kế hoạch, gửi kế hoạch tới các tổ chuyên môn.

- Các tổ chuyên môn xem xét, thực hiện việc đăng ký đề tài NCKH giáo viên đối với những giáo viên có đủ điều kiện. Tổ chuyên môn và Hội đồng khoa học nhà trƣờng tiến hành tuyển chọn, tập hợp quyết định danh sách các sáng kiến kinh nghiệm, các đề tài nghiên cứu khoa học.

Bước 2: Triển khai thực hiện

- Hội đồng của trƣờng sẽ ra Quyết định về việc phân công hƣớng dẫn giáo viên thực hiện đề tài NCKH.

- Cán bộ quản lý, ngƣời đƣợc phân công hƣớng dẫn, hƣớng dẫn giáo viên thực hiện đề tài.

- Trƣờng lên kế hoạch kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của giáo viên, thông qua đề cƣơng chi tiết, yêu cầu giáo viên báo cáo tiến độ và kết quả nghiên cứu cụ thể.

- Các tổ có kế hoạch kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài và báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trƣờng.

Bước 3: Đánh giá nghiệm thu đề tài

- Tổ chuyên môn gửi danh sách đề nghị Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH của giáo viên.

- Hiệu trƣởng ra Quyết định thành lập Hội đồng NCKH, đồng thời lập dự toán kinh phí hỗ trợ ngƣời hƣớng dẫn, hỗ trợ giáo viên in ấn đề tài và hỗ trợ Hội nghị NCKH trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trên cơ sở vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH chúng tôi đã tiến hành phân tích hệ thống hóa những nội dung cơ bản và các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, khoa học, NCKH và quản lý hoạt động NCKH của giáo viên trƣờng THCS.

Có thể kết luận rằng NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tƣợng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

Hoạt động NCKH mang đặc trƣng riêng cụ thể là: Hoạt động luôn tìm đến cái mới; hoạt động mang tính đặc trƣng thông tin; hoạt động đòi hỏi tính mạo hiểm; tính phi kinh tế trong nghiên cứu; tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học.

Quản lý hoạt động NCKH của giáo viên là một bộ phận của quản lý giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với quản lý giảng dạy, có sự phối hợp với các lực lƣợng xã hội để tăng cƣờng hoạt động KHCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Quản lý hoạt động NCKH của giáo viên trong trƣờng THCS đƣợc thực hiện với nội dung, với quy trình xác định và đƣợc tiến hành với các nguyên tắc, phƣơng pháp quản lý. Quản lý hoạt động NCKH của giáo viên trong trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trường trung học cơ sở huyện Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)