Nhóm từ biểu thị hơng vị thể hiện "cái tôi" của thi nhân

Một phần của tài liệu Nhóm từ biểu thị hương vị trong thơ mới ( 1932 1945 ) (Trang 73 - 78)

Chúng ta biết rằng: cái tôi trữ tình khác về chất với cái tôi nhà thơ, từ cái tôi thi nhân đến cái tôi trữ tình còn là một khoảng cách rất xa, cần phải phân biệt cái tôi nhà thơ là cái tôi ngoài đời, cái nguyên mẫu, cái “gốc rễ”. “Cái tôi” của thi nhân đ- ợc trình bày là thông qua cái tôi trữ tình, hay cái tôi đợc khách thể hoá trong tác phẩm nghệ thuật, qua đó mà thấy đợc sự biểu hiện của “cái tôi” thi nhân.

Nếu nh ở trên ta nói về thế giới bên ngoài, cảm hứng hớng ngoại của thi nhân, thì ở đây cái tôi thi nhân lại là thế giới bên trong, là chủ thể, cảm hứng hớng nội của thi nhân. Chủ thể thẩm mỹ ở đây cũng mang tính khách thể, cái riêng t, nỗi niềm và tâm sự riêng của tác giả. Nh vậy, ở phần này cũng chỉ ra nét đặc trng về nội dung phản ánh trong Thơ Mới, nhấn mạnh vai trò, nét riêng của chủ thể trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

3.2.1.Nhóm từ biểu thị hơng vị có vai trò tạo nên một thế giới yêu đời và khát khao tình ái

Bản chất của cái tôi trữ tình trong Thơ Mới là sự biểu hiện của cái trôi trữ tình cá nhân cá thể. Các nhà Thơ Mới luôn ý thức mình là một thanh niên trẻ trung, yêu đời, đầy khát vọng tình ái. Khát vọng của mỗi nhà Thơ Mới là có sự khác nhau, nh- ng tình yêu vẫn là “miền đất thiêng” mà các nhà Thơ Mới tìm đến, chỉ có tình yêu các nhà thơ mới có thể thả hồn một cách tận độ nhất.

Lần đầu tiên ở Việt Nam, tình yêu đợc quan niệm một cách chân thành táo bạo, mới mẻ, một tình yêu đích thực, lý tởng, đòi hỏi trớc hết là sự giao hoà tuyệt đối của hai tâm hồn.

Trớc tiên ta tìm hiểu thế giới thơ Thế Lữ, về phơng diện này thì Thế Lữ cũng đã thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống:

Bầu trời nồng ngát hơng ngây,

Kìa trông trong đắm trong say muôn tình. (Ma tuý – Thế Lữ)

Thơ ông còn cho ta thấy đợc sự nồng thắm của hơng xuân, mùi hơng nh lan toả khắp nơi, cùng với những tiếng cời rộn rã:

Ta thấy xuân nồng thắm khắp nơi, Trên đờng rộn rã tiếng đua cời.

(Giây phút chạnh lòng – Thế Lữ) Cái tôi trữ tình trên bớc đờng phiêu lãng, gạt nỗi niềm riêng, đón nhận một mùa xuân nồng nàn ấm áp mà thơ Thế Lữ thể hiện rất nổi bật. Đối lập ớc mơ và thực tế, cảnh sắc thần tiên làm ngời ta đắm đuối, say mê và trở thành thế giới riêng

để nhà thơ lu luyến nhớ thơng:

Ta cời tởng nhớ cảnh quê hơng Bồng lai muôn thuở vờn xuân thắm, Sán lạn u huyền trong khói hơng.

(Ma hoa – Thế Lữ)

Đồng thời Thế Lữ cũng luôn khát khao một cuộc sống thái bình, với cuộc sống thành đô rực rỡ, miêu tả nh vậy nhng thi nhân cũng choàng lên một màu ảo mộng:

Thành đô với cảnh sắc huy hoàng, Cũng lặng chìm trong đám khói sơng.

(Đời thái bình – Thế Lữ)

Hàn Mặc Tử là ngời thể hiện rõ nhất về một thế giới yêu đời và khát khao tình ái thông qua lớp từ ngữ chỉ hơng vị là rõ nhất:

Môi khô cha nếm mùi son phấn, Khao khát, trời ơi, bụm nớc khe.

(Quả da – Hàn Mặc Tử)

Ông đã nhìn đời bằng con mắt, bằng cảm xúc của tình yêu: Ai đi thèm lắm cái yêu đ- ơng/ Của khách ngây thơ thờng nhớ thơng/Trong lúc tình xuân phơi phới động/Một một đắm đuối với mùi hơng. Từ cảm xúc ái tình “thèm cái yêu đơng” nồng nhiệt hay “đắm đuối với mùi hơng” đến “nuốt cả bóng nàng Tiên Nga” là cả một sự thay đổi, một bớc ngoặt của cảm xúc, tìm đến sự mạnh bạo, quyết liệt của một chàng trai trẻ.

Niềm khao khát tình ái mãnh liệt, chàng trai trẻ yêu đời, khát khao tình ái đã bộc bạch lòng mình bằng sự thể hiện vẻ ngon ngọt của

Môi tơi thiếu nữ vừa trang điểm, Nắng mới âm thầm ớc kết hôn. Đa má hồng hào cho nắng nhuộm, Tình thay! Một vẻ ngọtngon.

(Gái quê – Hàn Mặc Tử)

Chính vì khao khát tình ái mà Hàn Mặc Tử lại càng đớn đau hơn rất nhiều đó là một không gian tình ái đầy ánh trăng, ánh nắng và hơng thơm. Thi nhân đã mờng t- ợng đến bóng giai nhân trong đêm tân hôn, thấy đợc sự thẹn thùng của ánh trăng. ái tình tràn ngập cả không gian:

Vui thay cảnh sáng trăng, ái tình bắt đầu căng. Hoa thơm thì nín lặng,

Sự khát khao tình ái đến tột đỉnh trở thành thói quen của mơ tởng: Xuân trên má nàng thơ/Ngon nh tình mới cắn; Còn đâu tráng lệ những thời xanh/ Mùi vị thơm tho một ái tình. Ngời tình trong thơ Hàn Mặc Tử đã không còn cụ thể mà cùng với tình yêu, ngời tình cũng muốn biến ra và tan thành hơng khói.

Thơ Bích Khê sự khao khát tình ái đợc thể hiện ở ngời thiếu nữ đơng xuân, cái đẹp hình thể của ngời thiếu nữ đợc tô vẽ bằng hơng thơm và sắc nớc, bằng cả sự thèm khát nồng nhiệt:

Ngời là tuyết hay da nàng tuyết điểm, Ngời là hơng hay nhan sắc lên hơng. … Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi! Cho tôi nuốt một dòng sông ngọt lộng.

(Tranh loã thể – Bích Khê) Môi hoa ai mời mọc,

Ngọt lịm đến linh hồn.

(Quả măng cụt – Bích Khê)

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu luôn luôn nồng nàn và dào dạt, Xuân Diệu đã tìm cho mình cách diễn đạt mới, một hình thức mới để phù hợp với nội dung mới mẻ, nên ngôn ngữ thơ Xuân Diệu cá thể hoá một cách mạnh mẽ, tạo giá trị nghệ thuật cao cho câu thơ, nhất là trong việc sử dụng những từ ngữ chỉ hơng vị để nói đến cảm xúc của tình yêu:

Ta muốn thâu một cái hôn nhiều Và non nớc, và cây và cỏ rạng

Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng. (Vội vàng – Xuân Diệu)

Cái tôi thi nhân đã thể hiện trong thơ Xuân Diệu khát khao muốn gắn bó, hoà hợp với ngời mình yêu, cũng nh với cuộc đời vậy:

Những bớc song song xéo dặm trờng, Đôi hồn tơi đậm ngát hoa hơng.

(Tình trai – Xuân Diệu)

Nhìn chung, nhóm từ biểu thị hơng vị góp phần làm nên cái tôi của thi nhân thể hiện trong thơ có cuộc sống yêu đời, khát khao tình ái. Cái tôi thi nhân cũng trở nên trong sáng, hồn nhiên hơn, yêu đời và tràn đầy sự sống khi họ tìm đến tình yêu cuộc sống, nhà thơ không thể đứng ngoài cuộc đợc, họ tìm cho mình một chốn thoát ly mà vẫn cảm thấy cô đơn, buồn chán.

3.2.2. Nhóm từ biểu thị hơng vị thể hiện nỗi niềm cô đơn, buồn chán của"cái tôi" thi nhân "cái tôi" thi nhân

Ngay từ giai đoạn đầu, buồn, đau, cô đơn, u uất là tâm trạng của con ngời và đ- ợc phản ánh rất đạt trong thơ ca. Thơ Thế Lữ tần số xuất hiện từ ngữ chỉ hơng vị chua cay là rất nhiều:

Nh hơng khói đợm đầu cau mái rạ, Uống say nồng nh chỉ mấy chua cay.

(Lựa tiếng đàn – Thế Lữ)

Vì có lẽ bao nhiêu mùi cay đắng

Bao nhiêu hồn gian truân

… Mang tâm tình ngời niên thiếu nồng nàn.

(Lời mỉa mai –Thế Lữ)

Nhà thơ tự mỉa mai chính mình, tự thấy mình đang thấm cảnh cô đơn, u buồn mà không sao giải thoát nổi, dù ông có tìm đến “bồng lai tiên cảnh” cũng không sao quên đi thực tại đêm tối đang ngậm hồn thi sĩ:

Các chén chua cay hồ dốc cạn Nhọc lòng ôm nặng nỗi bi thơng.

(Tôi muốn đi – Thế Lữ)

Rồi cũng có khi thất vọng trớc cuộc đời, cái tôi tìm đến tình yêu để tìm một thú vui của lẽ sống, đâu ngờ cuộc sống đó lại càng khiến thi nhân đau đớn hơn:

Nhng cùng sống trong đau khổ nữa, Miệng cời trong lúc nhắm chua cay.

(Yêu – Thế Lữ)

Nỗi buồn có mặt trong đời sống, cái tôi trữ tình thấp thoáng trong thơ Lu Trọng L khi nhìn đến cảnh sống của ngời kỹ nữ mà khiến thi nhân rơi lệ:

Để lòng với rợu cùng say,

Chừ đây lời nói chua cay lạ nhờng!

(Giang hồ – Lu Trọng L)

Nỗi buồn chán của thi nhân còn đợc thể hiện trong tình yêu, sự trách móc của ngời thanh niên trẻ trung, yêu đời với ngời yêu nhng cũng thật oái oăm, đau xót:

Em có bao giờ nghĩ tới anh, Khi tay vin rủ lá trên cành? Cời chim cợt gió nào đâu biết,

Chua chát lòng anh biết mấy tình.

(Khi thu rụng lá - Lu Trọng L)

Cái tôi trong thơ Hàn Mặc Tử là sự mặc cảm chia lìa, ông có ngay tập Đau th- ơng, mặc cảm đau thơng đến rớm máu, ông thể hiện trong thơ mình thật thống thiết,

bên cạnh đó là một thứ tình yêu tan vỡ. Tuy nhiên cô đơn buồn chán nhng ông cũng muốn hởng thụ tất cả vẻ đẹp nguyên sơ vốn có ở đời, đặc biệt sự lôi cuốn trần gian là các giai nhân, vẻ đẹp của họ không làm sao không khiến chàng trai trẻ tuổi này phải thèm muốn. Chính vì thế những gì thơm ngon, ý vị Hàn Mặc Tử cũng muốn chiếm lĩnh và sở hữu nó một cách chân thành nhất. Cái tôi cô đơn muốn giải thoát mình cho dù mặc cảm, đau thơng, chia lìa và quằn quại cứ vây kín mình:

Một làn hơng mới nửa lừng sa ngã, Anh nếm rồi ý vị của làn môi. … Một khối tình nức nở giữa âm u, Một hồn đau rã lần theo hơng khói.

(Trờng tơng t – Hàn Mặc tử)

Nhà thơ nhiều khi đã không nhìn nhận ra chính mình, nghi hoặc bản thân, buồn chán và trở nên điên loạn trớc cuộc đời:

Môi đầy hơng tôi không dám ngậm cời, Hồn vội mớn cho tôi bao ánh sáng… Tôi chết giả và no nê vô vạn,

Cời nh điên sặc sụa cả mùi trăng.

(Hồn là ai – Hàn Mặc Tử)

Cái tôi tuy tìm đến sự giải thoát nhng vẫn thể hiện sự bất ổn, chông chênh và đầy bế tắc trong thơ, đó là sự khủng hoảng cái tôi bị buông xuôi bất lực cũng không phải không có trong Thơ Mới. Cái tôi ốm yếu mê sảng, càng ngày càng xa cách hơn với cuộc đời. Điều đó cho ta thấy rằng dù họ có tìm đến một thứ tình yêu tuyệt đích đến đâu, dù có trong sáng thật nhng không thể mất đi đợc nỗi buồn, thứ tình yêu buồn, là bản “ngậm ngùi” dài vô tận mà Huy Cận thể hiện:

Thổi lạc hơng rừng cơn gió đến, Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Ôi! Nắng vàng sao mà nhớ nhung, Có ai đơn lẻ để tơ chùng.

(Nhớ hờ – Huy Cận)

Cũng có khi buồn đau và chán nản cũng sẽ đợc quên đi để rồi tự an ủi vỗ về bản thân bằng những hơng thơm và mùi của tơ duyên, của tình ái:

Quên chua cay, hãy tỉnh dậy nàng ơi! Chớ ảo não, chán chờng không phải lẽ. … Thơm tho quá, làng ơi, vờn mới xới, Vẩn vơ thơm nh mùi của tơ duyên.

(Vỗ về - Huy Cận)

Có thể nói thơ Huy Cận là những nỗi buồn mênh mang, thê lơng và bởi vậy “lửa thiêng” bên cạnh tiếng ca yêu đời, reo vui trớc cuộc sống tơi đẹp của tuổi trẻ, còn là những vần thơ ảo não, tê tái vào bậc nhất trong Thơ Mới mà Xuân Diệu gọi là “một bản ngậm ngùi dài”.

Cái vội vàng của Xuân Diệu trong thơ thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời đến mãnh liệt nhng cũng không kém phần cay đắng và hoảng hốt của cái tôi, câu thơ ảo não và xao động run rẩy, biểu lộ niềm bi đát cô đơn da diết của cái tôi thi nhân:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

… Cho chếch choáng mùi hơng, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tơi,

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngơi!

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Cảm nhận đợc sự lạc lõng, vô nghĩa giữa cuộc đời, cái tôi cô đơn trong Thơ Mới đã đi tìm cho mình những nẻo thoát ly khác nhau nhng mọi thoát ly đều trở nên bế tắc. Cái tôi ấy tìm về một lối rẽ khác đó là đồng quê dân dã, bình dị, nổi trội là Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ… mảng thơ này cũng không kém phần sinh động và đầy hơng sắc.

Hình ảnh quê hơng vẫn là chốn đi về, nỗi niềm khắc khoải của bao nhà thơ khác. Ta đã thấy hình ảnh quê hơng trong thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Khuyến, khung cảnh đồng quê thật đẹp nhng là những vần thơ của những ngời bất mãn sâu sắc với thực tại, chán ngấy chốn quan trờng, tìm về làng quê đẹp đẽ thanh bình để bảo toàn khí tiết của mình, để ký thác nỗi niềm tâm sự cô đơn, mặc cảm và luôn bất an: Sống trong buồn tẻ, trong đau khổ/Với mảnh hồn đơn của những ngày…; R- ợu hồng pha lệ, pha chua chát/Uống cạn làm sao muộn mất rồi.

Tóm lại, nhóm từ biểu thị hơng vị trong Thơ Mới có vai trò rất lớn trong việc biểu hiện “cái tôi” của thi nhân. Cho dù nhà thơ có tìm ra thế giới bên ngoài để tìm kiếm những mảnh vụn hạnh phúc bao nhiêu thì vẫn không thể đứng ngoài cuộc, vì họ đang sống cuộc sống thực, cuộc sống trần thế đầy bất công, chính vì vậy mà họ luôn ám ảnh nỗi cô đơn, buồn chán và lạc lõng trớc cuộc đời.

Một phần của tài liệu Nhóm từ biểu thị hương vị trong thơ mới ( 1932 1945 ) (Trang 73 - 78)