Kỹ thuật trồng cam quýt và các cây có múi khác

Một phần của tài liệu GIÁO án NGHỀ làm vườn THCS 70 TIẾT SOẠN THEO CHUẨN KIẾN THỨC kĩ NĂNG và có cột PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 50 - 54)

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh ảnh, tài liệu liên quan…

2. Học sinh: Vở ghi

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút) 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

3. Bài mới: (35 phút)

Giới thiệu bài: Dạy bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL

TIẾT 36 +37 KỸ THUẬT TRỒNG CÁC CÂY CÓ MÚI

- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Cam, quýt và các cây có múi khác có giá trị kinh tế như thế nào ? Cao hay thấp ? Cụ thể ?

- HS trả lời

I. Kỹ thuật trồng cam quýt và các câycó múi khác có múi khác

1. Giá trị kinh tế

Các loại cây ăn quả và có múi, đặc biệt là cam, quýt, bưởi có giá trị rất lớn, cụ thể :

- Là nguồn cung cấp các chất bổ cho cơ thể con người như vitamin C, vitamin A, chất đường, khoáng, ...

- Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, tinh dầu, nguồn cung cấp dược liệu để bào

- Năng lực tự học, tư duy sáng tạo, quan sát; kiến thức sinh học.

- GV nêu câu hỏi: Các cây đó có đặc điểm sinh học như thế nào ?

- HS trả lời

- GV nêu câu hỏi: Cam, quýt có yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh như thế nào ?

- HS trả lời

- GV nêu câu hỏi: Cam quýt ưa những loại đất nào ?

- HS trả lời

- GV nêu câu hỏi: Nêu một số giống cam, quýt điển hình ở nước ta. - HS trả lời

- GV nêu câu hỏi: Các giống đó phân bố ở những nơi nào ?

- HS trả lời

chế một số vị thuốc chữa bệnh.

- Mang lại giá trị kinh tế cao trong số các cây trồng ở trong vườn. Vì thế hầu hết vườn quả ở nước ta đều có trồng cam và các cây họ cam.

2. Đặc điểm sinh học :

- Tuổi thọ cao, nhất là trồng ở vùng có khí hậu ôn hoà, đất tốt và thoát nước. Tuổi thọ TB 30-40 năm.

- Thường có nhiều cành, cành vọt rất khoẻ.

- Hoa thường ra rộ đồng thời với cành non nhưng rụng nhiều.

- Rễ cọc, thời gian đầu thường cắm sâu xuống đất, rễ cắm lại tập trung phát triển trên lớp đất mặt từ 50cm trở lên.

* Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

- Nhiệt độ : Không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc qúa thấp, nhiệt độ thích hợp nhất là 230C - 290C.

- Độ ẩm không khí thích hợp nhất là 70- 80%.

- Mưa: Lượng mưa thích hợp trung bình trong năm là khoảng 1000-2000mm. - Đất và độ ẩm đất : Vùng đất phù sa ven sông, xốp, nhẹ, nhiều dinh dưỡng là loại đất lí tưởng để trồng cam quýt. Đặc biệt đất trồng cam quýt phải có kết cấu tốt để giữ ẩm. Các loại đất phù sa cổ, đất bazan, phiến thạch ... đều trồng cam tốt. Những loại đất này có tầng canh tác dày trên 1m, thoát nước tốt trong mùa mưa, có mực nước ngầm thấp, độ pH = 4-8 (tốt nhất là 5,5-6,5).

3. Một số giống điển hình và sự phânbố ở nước ta bố ở nước ta

- Cam, quýt và những có múi khác ở nước ta có giống và phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.

- Giống cam: Xã Đoài,Sông Con, Sơn Kết, Cam Mật ...

- Giống Quýt: Quýt King (cam sành), Bộp Bố Hạ, tiền...

- Bưởi: Đoan Hùng, Phúc Trạch, Năm Roi, Thanh Trà...

- Chanh: Giấy, Núm, Tứ thời (MB) Đào

- Năng lực tự quản lí, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.

- GV giới thiệu: Tuy cam, quýt và các cây có múi có một số yêu cầu kĩ thuật riêng, song về cơ bản việc trồng cam, quýt và các cây có múi khác cần lưu ý đảm bảo một số yêu cầu kĩ thuật sau :

- HS lắng nghe

- GV nêu câu hỏi: Có thể trồng với các khoảng cách như thế nào đối với từng loại cây có múi.

- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời

- GV hỏi:

? Hiện nay, ở nước ta thường sử dụng biện pháp nhân giống nào đối với cam, quýt và cây có múi khác ? - HS trả lời

- GV nêu câu hỏi:

? Khi nhân giống cây có múi cần lưu ý những điều gì ?

- HS thảo luận trả lời

- GV liên hệ thực tế: Các em thấy

(MN)....

4. Kĩ thuật trồng

a. Làm đất, đào hố, bón phân lót

- Trước khi trồng, đất phải được cày sâu 40-50cm, bừa nhỏ đất và sạch cỏ, san phẳng bề mặt.

- Đào hố trồng theo kích thước : + Cam: 6x5m, 6x4m, 5x4m + Chanh: 3x3m, 3x4m + Bưởi: 6x7m, 7x7m.

- Hố đào xong cần được phơi ải 20-25 ngày, sau đó bón phân lót rồi phủ đất cho kín, để 20-30 ngày sau đó mới bắt đầu trồng cây.

- Lượng phân bón lót cho mỗi hố như sau: Phân hữu cơ 30-50kg, phân lân 250-300g, phân kali 200-250g, vôi bột 1kg. Toàn bộ số phân đó trộn đều với đất mặt rồi lấp xuống hố trồng.

b. Mật độ, khoảng cách trồng

Tuỳ từng loại cây (cam, quýt, chanh, bưởi) và giống cây, tuỳ từng chân đất và vùng sinh thái mà xác định mật độ khoảng cách trồng cho phù hợp.

Ví dụ :

+ Cam có thể trồng với khoảng cách : 6 x 5m ; 6 x 4m ; 5 x 4m

+ Chanh có thể trồng với khoảng cách : 4 x 3m ; 3 x 3m.

+ Bưởi có thể trồng với khoảng cách : 6 x 7m ; 7 x 7m.

c. Chuẩn bị cây con giống để trồng :

Đối với cam, quýt và cây có múi hiện nay ở nước ta việc nhân giống được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt (mở cửa sổ), vì thế cần chọn mắt ghép ở cây giống khoẻ sạch bệnh. Để có cây giống khoẻ sạch bệnh, người làm vườn cần lưu ý các điểm sau : + Vườn ươm gốc ghép nên cách li với vườn sản xuất để tránh nguồn bệnh. + Hạt dùng để gieo làm gốc ghép cần gieo ngay sau khi tách khỏi quả, càng để lâu càng mất sức nảy mầm.

+ Sau khi giao hạt 6 tháng, nhổ cây lên loại bỏ cây xấu rồi cấy lại vào luống

người dân ở nơi mình đang sống thường trồng cam, quýt, chanh, bưởi vào những thời gian nào trong năm ?

- HS liên hệ thực tế trả lời

- GV yêu cầ HS nêu cách trồng các loại cây đó như thế nào ? Hãy mô tả. - HS suy nghĩ trả lời

- GV tiếp tục nêu câu hỏi: Để chăm sóc vườn cây cam, quýt và cây có múi khác cần phải làm những công việc gì ?

- HS trả lời

- GV nêu câu hỏi: Cam, quýt và cây có múi khác thường mắc các loại sâu, bệnh nào ?

- HS trả lời

- GV nêu câu hỏi: Phòng trừ các loại

ghép hoặc bầu. Cây gốc ghép được từ 12 - 16 tháng tuổi mới được ghép. + Chọn mắt trên cây giống sạch bệnh.

d. Thời vụ và cách trồng cam, quýt vàcác cây có múi khác : các cây có múi khác :

- Thời vụ :

Cam, quýt và các cây có múi khác thường được trồng vào vụ xuân (tháng 2-3) và vụ thu (tháng 8-9-10) đối với các tỉnh phía Bắc. ở các tỉnh phía Nam thời vụ trồng thích hợp là vào đầu mùa mưa (tháng 4-5).

- Cách trồng :

+ Dùng cuốc moi đất ở giữa hố, đặt bầu cây vào hố sao cho thân cây thẳng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mặt bầu cao hơn mặt đất, vun đất vào gốc rồi nén chặt.

+ Trồng xong tủ gốc và tưới nước. + Trong tháng đầu sau khi trồng cứ 3 - 5 ngày tưới nước một lần.

Vườn mới trồng nên trồng xen cây họ đậu (lạc, đỗ, ...), các loại rau, cây phân xanh (cốt khí, muồng, ...) để làm tăng độ màu mỡ cho đất, hạn chế cỏ dại, giữ ẩm cho đất và chống xói mòn.

e. Chăm sóc :

- Bón phân thúc : Thường tập chung

bón vào sau vụ thu hoạch cuối năm. + Cách bón phân thúc : Dùng cuốc cuốc rãnh sâu 30-40cm theo hình chiếu của tán cây, rồi bón phân hữu cơ, lân, vôi, phủ đất lấp kín.

- Đốn tỉa cành : Giúp cho cây được

thoáng, đủ ánh sáng, kích thích cây ra nhiều cành mới, loại bỏ cành già xấu và sâu bệnh.

sâu bệnh đó như thế nào ? - HS trả lời

- GV giới thiệu: Ngoài cách phun thuốc trừ sâu, bệnh thì chúng ta còn có cách phòng trừ tổng hợp. Cách đó phải tiến hành các công việc như sau :

- HS lắng nghe

Cam, quýt và cây có múi khác bị nhiều sâu bệnh gây hại. Điển hình có các loại sâu : Sâu vẽ bùa, sâu nhớt, nhện trắng, bọ xít xanh vai nhọn, sâu đục cành, sâu đục thân, sâu đục gốc, ruồi vàng, sâu cuốn lá, các loài rệp, ... Một số bệnh thường gặp là : bệnh loét, bệnh sẹo, muội đen, thối nâu, bệnh thâm quả, bệnh do virút. Trong các bệnh hại cây có múi thì nguy hại hơn cả là bệnh Greening và bệnh Triteza.

Mỗi loại sâu, loại bệnh hại cây có múi đều có biện pháp diệt trừ khác nhau. Song bao trùm lên tất cả là phương pháp phòng trừ tổng hợp, nội dung cụ thể là :

+ Chọn địa điểm trồng phải đảm bảo ít gió, thoát nước, đẩy đủ ánh sáng.

+ Nếu vườn rộng phải có những hàng cây chắn gió, vừa có tác dụng chắn giông bão vừa có tác dụng nhăn chặn một số nguồn bệnh lây lan.

+ Chọn những giống chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và đặc điểm sinh thái của từng vùng. + Chỉ trồng những giống cây không bị bệnh. Đây là điểm quan trọng nhất. + Giữ vệ sinh trong vườn, phát hiện kịp thời cây bị sâu bệnh gây hại và sớm chặt bỏ để tránh lây lan.

+ Không nên trồng quá dày, định kì đốn tỉa những cành cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành già yếu.

+ Không nên lạm dụng phân đạm, khi bón phân phải cân đối NPK.

+ Khi phải dùng đến thuốc hoá học để diệt trừ sâu bệnh, phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng của thuốc.

TIẾT 38 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN

Những giá trị về kinh tế và dinh dưỡng của cây nhãn mang lại là gì? HS: Nghiên cứu sách giáo khoa trả lời.

Một phần của tài liệu GIÁO án NGHỀ làm vườn THCS 70 TIẾT SOẠN THEO CHUẨN KIẾN THỨC kĩ NĂNG và có cột PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w