0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Phương pháp ghép

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGHỀ LÀM VƯỜN THCS 70 TIẾT SOẠN THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VÀ CÓ CỘT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Trang 33 -35 )

III. Phương pháp ghép cành

c. Phương pháp ghép

Có hai phương pháp với nhiều kiểu ghép khác nhau :

- Ghép mắt : Kiểu chữ T, kiểu cửa sổ, ghép mắt nhỏ có gỗ.

- Ghép cành : Kiểu ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bên.

Cách 1: Ghép mắt * Ghép cửa sổ :

- Kĩ thuật ghép cửa sổ đòi hỏi gốc ghép và cành ghép phải có đường kính tương đối lớn, cây có nhựa di chuyển tốt, dễ bóc vỏ. - Cành lấy mắt ghép là những cành không quá non và cũng không quá già. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Đường kính gốc cành từ 6-10mm. Chọn cành ở phía ngoài tán cây mẹ, không sâu bệnh.

- Làm vệ sinh vườn gốc ghép trước một tuần : Cắt bỏ cành phụ ở đoạn cách mặt đất từ 15-20cm, làm cỏ sạch, bón phân tưới nước lần cuối để giúp nhựa trong cây di chuyển tốt.

- Dùng dao ghép mở “cửa sổ” trên thân gốc ghép, cách mặt đất từ 15-20cm (nếu đất ẩm thì vị trí ghép cao hơn, đất khô thì vị trí ghép thấp hơn). Kích thước “cửa sổ” là 1x 2cm.

- Bóc một miếng vỏ trên cành ghép (có mắt ngủ nằm ở giữa), cắt mắt ghép theo kích thước cửa sổ đã mở.

- Đặt mắt ghép vào cửa sổ gốc ghép, đậy cửa sổ lại, quấn dây nilon mỏng (quấn chặt).

- Sau 10-15 ngày thì mở dây buộc, cắt bỏ miếng vỏ đậy ngoài mắt.

Sau khi cắt dây buộc 7 ngày thì cắt ngọn gốc ghép cách mắt ghép 2cm và nghiêng góc 450 về phía ngược chiều với mắt ghép.

* Ghép chữ T :

Kiểu ghép này đòi hỏi gốc ghép và cành ghép phải đang trong thời kì đang chuyển

- NL tư duy sáng tạo - NL sử dụng ngôn ngữ.

phải non hơn cành của kiểu ghép cửa sổ.

Kĩ thuật ghép như sau :

Kĩ thuật ghép cành thường dùng để ghép các giống cây ăn quả. Áp dụng kiểu ghép này cho những giống cây khó lấy mắt (gỗ cứng, vỏ mỏng và giòn).

Kĩ thuật ghép như sau :

nhựa mạnh.

Công việc chuẩn bị trước khi ghép giống như ghép cửa sổ, nhưng cành lấy mắt ghép yêu cầu phải non hơn cành ghép cửa sổ.

* Kĩ thuật ghép :

- Dùng dao ghép rạch một đường ngang 1cm cách mặt đất 10-20cm. Rạch tiếp một đường vuông góc với đường ngang dài 2cm (tạo chữ T).

- Lấy mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép.

- Cắt mắt ghép theo hình thoi có mắt ngủ ở giữa và có kèm cuống lá (1-2cm), phía trong một lớp gỗ rất mỏng. Lưu ý cắt mắt ghép phải thật khéo, tránh để giập nát tế bào ở phía trong.

- Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép. Tay cầm đọan cuống lá đẩy nhẹ xuống cho chặt.

- Dùng dây nilon mỏng buộc chặt và kín vết ghép lại (buộc càng chặt càng tốt). Sau khi ghép 15-20 ngày (tuỳ mùa ghép và giống ghép) có thể mở dây buộc, kiểm tra mắt ghép. Nếu thấy mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Sau khi tháo dây 7-10 ngày có thể cắt ngọn gốc ghép.

Cách 2: Ghép cành :

Kiểu ghép này thường dùng để ghép các giống cây ăn quả.

- Trước hết phải làm vệ sinh vườn gốc ghép trước một tuần : Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép cách mặt đất 15-20cm. Làm sạch cỏ, bón phân tưới nước lần cuối để giúp cây vận chuyển nhựa tốt.

- Chọn cành bánh tẻ, có đoạn màu xanh xen kẽ các vạch vàng nâu, lá to, mầm ngủ to. Sau khi cắt cành, loại bỏ hết lá rồi bó thành từng bó, bọ bẹ chuối hay giẻ ẩm ra ngoài để chuyển đến nơi ghép.

- Dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 15-20cm.

- Dùng tay trái giữ gốc ghép, tay phải cầm dao sắc cắt vát một đoạn dài 1,5-2cm. - Lấy một đoạn cành ghép có 2-3 mầm ngủ, dùng dao sắc cắt vát gốc cành một

Ghép áp là một phương pháp ghép cho tỉ lệ sống rất cao (thường đạt 90-95%), nhưng đòi hỏi phải công phu và tỉ lệ nhân giống thấp.

Ta có thể tiến hành kĩ thuật ghép áp như sau :

Các kĩ thuật ghép có khác nhau, nhưng sau khi ghép cách chăm sóc cây con là giống nhau. Vậy cách chăm sóc cây con sau khi ghép là như thế nào ?

Cây con sau khi ghép có cần phải tưới nước không ? Cần phải tưới như thế nào để cây phát triển tốt, không bị chết ?

đoạn dài 1,5-2cm, sao cho khi đạt cành ghép lên gốc ghép phần tượng tầng của gốc và cành chồng khít với nhau. Lưu ý : Vết cắt phải gọt nhẵn, phẳng, đường kính gốc ghép và cành ghép phải tương đương với nhau.

- Dùng dây nilon buộc chặt chỗ ghép (buộc càng chặt càng tốt).

Sau khi buộc dùng tấm nilon bản mỏng quấn kín vết ghép và đầu cành ghép lại. Trong thời gian ghép nếu đất khô cần tưới nước.

Sau khi ghép 30-35 ngày có thể mở dây buộc và kiểm tra.

* Ghép áp :

Các bước tiến hành ghép như sau :

- Ra ngôi cây gốc ghép trong túi bầu P.E (13 x 15cm). Khi gốc ghép và cành ghép có đường kính tương đương, bắt đầu chọn vị trí treo gốc ghép và sửa sang cành ghép (cắt hết lá, cành tăm, cành gai ở vị trí định ghép). - Dùng dao sắc cắt vát một miếng vỏ nhỏ vừa chạm lớp gỗ ở cành ghép và gốc ghép (vết cắt dài 1,5-2cm, rộng 0,4-0,5cm). - Áp gốc ghép vào cành ghép ở vị trí cắt vỏ, dùng dây nilon buộc chặt lại.

- Buộc cố định túi bầu gốc ghép vào một cành gần nhất. Hàng ngày tưới nước giữ ẩm cho túi bầu gốc ghép và cây mẹ.

Sau khi ghép 30-40 ngày, vết ghép liền sẹo thì cắt ngọn gốc ghép, cắt cành ghép ra khỏi cây mẹ (cách chỗ buộc 2cm) rồi đưa trồng ra vườn.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGHỀ LÀM VƯỜN THCS 70 TIẾT SOẠN THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VÀ CÓ CỘT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Trang 33 -35 )

×