Tổng quan thị trường vốn thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược tài chính cho công ty cổ phần in tổng hợp cần thơ (Trang 77)

4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

4.3.1 Tổng quan thị trường vốn thành phố Cần Thơ

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP Cần Thơ, tính đến ngày 30-7-2012, phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với cá nhân, doanh nghiệp (DN). Dòng vốn đang khơi thông, mục tiêu giảm lãi suất đã đạt kết quả bước đầu, thị trường tiền tệ đã dần ổn định.

Ngân hàng điều chỉnh lãi suất

Tính đến ngày 30-7, thống kê của NHNN chi nhánh TP Cần Thơ, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố trên 39.973 tỉ đồng, giảm 1,82% so với cuối năm 2011 và tăng 5,02% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, dư nợ cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng. Đến nay, tất cả các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã có văn bản chỉ đạo của Hội sở về hướng dẫn điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ xuống mức tối đa là 15%/năm.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đã điều chỉnh lãi suất các khoản vay cũ. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so với đầu năm, nhưng vốn huy động vẫn tăng trưởng khá, cho thấy mục tiêu giảm lãi suất đã đạt kết quả. Trong vòng 1 tháng (tháng 7), các NHTM trên địa bàn đã rà soát và điều chỉnh lãi suất các khoản vay cũ rất quyết liệt. Nếu đến cuối tháng 6-2012, lãi suất cho vay từ 15%/năm trở lên của các ngân hàng chiếm đến 74% thì đến ngày 30-7 đã giảm xuống còn 40,4%; số liệu tính đến ngày 20-8, tỷ lệ này đang giảm dần xuống mức 30% trong tổng dư nợ cho vay. Riêng đối với khối NHTM nhà nước thì dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm hiện chưa đến 8% trong tổng dư nợ cho vay. Nhìn chung, hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn thành phố đạt kết quả đúng hướng

66

điều hành của NHNN, góp phần thực hiện có kết quả chính sách tiền tệ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Trong 7 tháng đầu năm kết quả huy động vốn của các tổ chức tài chính trên địa bàn tăng 7,97% so với cuối năm 2011 (đạt 30.349 tỉ đồng) và tăng 17,85% so với cùng kỳ năm 2011; tỷ lệ vốn huy động so tổng dư nợ là 75,92% (cuối năm 2011 là 69,04%), đạt mức phấn đấu. Và nợ xấu vẫn trong phạm vi an toàn nhưng có xu hướng đang tăng. Riêng dư nợ cho vay lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 5,83% so với năm 2011 thì NHNN đang cùng các NHTM trên địa bàn tập trung để gỡ khó cho doanh nghiệp.

Đảm bảo an toàn tín dụng

Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TP Cần Thơ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngoài việc điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ, còn thực hiện các cơ chế, chính sách tín dụng, tuân thủ kế hoạch tăng trưởng tín dụng do Hội sở giao. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích của các TCTD tiếp tục giảm, thực hiện đến cuối tháng 7-2012 là 1.291 tỉ đồng, chiếm 3,3% trong tổng dư nợ cho vay. Trong đó, cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán là 7 tỉ đồng, giảm 6,67% so cuối năm 2011; cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản là 1.100 tỉ đồng, giảm 15,4% so với cuối năm 2011; cho vay tiêu dùng 11.748 tỉ đồng, giảm 52,16% so với cuối năm 2011.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp về hoạt động tín dụng trong các tháng cuối năm 2012 NHNN chi nhánh TP Cần Thơ với vai trò là đầu mối, tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; trong đó, chú trọng các giải pháp về điều hành tín dụng năm 2012 theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Chỉ thị 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012. Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP Cần Thơ sẽ tiếp tục tìm hiểu hoạt động của DN trên địa bàn, làm việc với các TCTD; đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp tín dụng, áp dụng lãi suất huy động, lãi suất cho vay... Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai

67

phạm đối với các TCTD trên tất cả các lĩnh vực, nhất là tính tuân thủ, chấp hành kỷ cương, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, về trần lãi suất...

Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đồng ý nới tăng trưởng tín dụng cho một số tổ chức tài chính trong các tháng cuối năm. Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, việc này có thể gây áp lực làm lạm phát tăng trở lại, nhưng theo khẳng định của lãnh đạo NHNN việc nới các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thì tín dụng an toàn trong năm 2012 cũng không vượt quá 8-10% và không thể gây nên áp lực lạm phát. Tuy nhiên, đại diện NHNN Việt Nam cũng khẳng định rằng, các ngân hàng được phép tăng trưởng tín dụng sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống2.

(Nguồn (2):http://www.baocantho.com.vn)

4.3.3 Dự báo thị trường

Từ sự phát triển của internet, viễn thông không dây và các dịch vụ kèm theo, thay thế dần các sản phẩm in truyền thống, nhưng đối với Đồng Bằng sông Cửu Long là nơi có mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp, cơ sở hạ tầng giao thông cũng như xây dựng cơ bản chưa hoàn chỉnh, kể cả trình độ dân trí cũng thấp hơn các khu vực khác trong cả nước. Vì vậy, sự tác động của những sản phẩm thay thế không lớn đối với khu vực này trong thời gian tới. Mặt khác, khu vực ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng về nông – lâm - thủy - hải sản, nhưng chưa được đầu tư khai thác hợp lý trong thời gian qua. Nhưng hiện nay trong xu thế hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về sự phát triển ĐBSCL đang tạo sức thu hút mới trong và ngoài nước mở rộng hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh3. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Với những dữ liệu thu thập và phân tích được, đã lựa chọn sử dụng một số phương pháp dự báo như: Phương pháp trung bình di động đơn, Phương pháp trung bình di động kép, Phương pháp san mũ đơn giản, phương pháp san mũ holt.. Tuy nhiên qua xem xét đánh giá kết quả của những mô hình dự báo cho thấy sử dụng mô

68

hình san mũ holt vì có độ dự báo gần thực tế hơn các mô hình đã chạy4, kết quả đưa ra như sau:

Bảng 4.18 Dự Báo nhu cầu thị trường giai đoạn 2012 -2015

Đơn vị: Đồng

2012 2013 2014 2015

Doanh thu (đồng) 187.971.942.594 200.038.661.514 212.105.380.434 224.172.099.354

Trang in (13x19) cm 17.737.283.154 18.979.566.308 20.221.849.461 21.464.132.615

Lợi nhuận (đồng) 15.489.953.947 17.763.480.439 20.037.006.932 22.310.533.424

Qua số liệu dự báo thấy rằng doanh thu, sản lượng cũng như lợi nhuận của công ty trong những năm tới tăng đáng kể. Đây là tín hiệu lạc quan cho hoạt động kinh doanh của công ty. Từ dự báo này lãnh đạo của công ty sẽ có kế hoạch tổ chức mở rộng khai thác thị trường.

(Nguồn (3): Nghị quyết 45 của bộ Trính trị về phát triển ĐBSCL)

(Nguồn (4): Nguyễn Trọng Hoài (2009) Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, nhà xuất bản Thống Kê)

69

Chương 5

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

5.1 Nhận diện tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua

Qua phân tích tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2009-2010 và 6 tháng đầu năm 2012 nhận thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng gia tăng, dòng tiền phát sinh ngày mạnh hơn và nhiều hơn, thị trường đầu tư hiện tại khá rộng bởi vì lĩnh vực in ấn vẫn đang phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế. Qua phân tích trên thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay rủi ro kinh doanh của công ty là thấp bởi vì các doanh nghiệp in tại Cần Thơ là những đối thủ chưa có bề dày kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính so với công ty là chưa được vững vàng, trong khi đó còn khá nhỏ lẻ.

Từ những phân tích trên, tình hình tài chính của công ty được nhậnn diện như sau:

Bảng 5.1: Các thông số tài chính trong giai đoạn này

Rủi ro kinh doanh Trung bình

Rủi ro tài chính Trung bình

Nguồn tài trợ Vốn CSH, Lợi nhuận giữ lại cộng nợ vay

Chính sách cổ tức Trung bình đến thấp

Triển vọng tăng trưởng tương lai Cao Tỷ số thu nhập trên cổ phần (P/E) Cao Thu nhập trên mỗi cổ phần(EPS) Thấp

Giá cổ phần Ổn định trên thực tế với biến động thấp

Tóm lại, từ những nhận định trên có thể kết luận chu kỳ sống của Công ty In Tổng Hợp Cần Thơ đang trong giai đoạn tăng trưởng.

70

5.2 Xây dựng chiến lược tài chính

5.2.1 Lập dự phòng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trong năm 2012 với mục tiêu của công ty doanh thu năm sau tăng so với năm trước khoảng 6,8%, giá vốn hàng bán tăng 5,2%, tổng chi phí tăng 6% trong đó có chi phí lãi vay tăng 30%, lợi nhuận trước thuế tăng 7%, lương cho công nhân viên tăng 4%, nộp ngân sách nhà nước giảm 13,44% . Tài sản cố định tăng 30%, hao mòn tài sản cố định tăng 44%. Đặc biêt, vốn điều lệ từ 75.715 tỷ đồng tăng lên 105.715 tỷ đồng tăng 30%, lợi nhuận sau thuế tăng 7%. Từ sau năm 2012 doanh thu tăng 8%, lợi nhuận tăng từ 12% -15%.

Bảng 5.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ KIẾN

Đơn vị:Triệu đồng

2012 2013 2014 2015

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 187.028 200.039 212.105 224.172

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 187.028 200.039 212.105 224.172

4. Giá vốn hàng bán 154.770 162.818 171.284 180.191

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 32.259 37.221 40.821 43.981

6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 38 40 43 45

7. Chi phí tài chính 6.796 7.092 7.402 7.728

- Trong đó: chi phí tài chính 5.916 6.212 6.522 6.849

8. Chi phí bán hàng 4.713 5.103 5.490 5.729

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.427 10.205 10.981 11.458

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.361 14.862 16.990 19.112

11. Thu nhập khác 2.763 2.902 3.047 3.199

12. Chi phí khác - - - -

13. Lợi nhuận khác 2.763 2.902 3.047 3.199

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14.124 17.763 20.037 22.311

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.531 4.441 5.009 5.578

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - -

71

5.2.2 Lập dự phòng bảng cân đối kế toán năm 2012

Bảng 5.3: Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2012

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2012 Năm 2012 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 76.134 A - NỢ PHẢI TRẢ 69.163

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 30.002 I. Nợ ngắn hạn 61.869

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 1. Vay và nợ ngắn hạn 19.500

III. Các khoản phải thu 23.832 2. Phải trả người bán 11.730

1. Phải thu khách hàng 13.505 3. Người mua trả tiền trước 11.676

2. Các khoản phải thu khác 9.533 4. Nợ ngắn hạn khác 18.963

IV. Hàng tồn kho 21.190 II. Nợ dài hạn 7.294

V. Tài sản ngắn hạn khác 1.110 1. Phải trả dài hạn người bán -

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 116.555 2. Vay và nợ dài hạn 7.294

I. Các khoản phải thu dài hạn -

II. Tài sản cố định 116.555 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 123.526

1. Tài sản cố định hữu hình 115.978 I. Vốn chử sở hữu 123.526

2. Tài sản cố định vô hình - 1. Vốn đầu tư của chử sở hữu 105.715

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 577 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 10.593

III. Bất động sản đầu tư 3. Nguồn vốn khác 7.218

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - II. Nguồn kinh phí và quỹ khác -

V. Tài sản dài hạn khác - 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 192.689 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 192.689

5.2.3 Chính sách nguồn vốn

Qua bảng 5.3 dự kiến bảng cân đối kế toán năm 2012 và bảng 5.2 dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP In Tổng Hợp Cần Thơ trong giai đoạn 2012 -2015, công ty cần nhiều vốn để đầu tư mở rộng kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu được nhà nước đầu tư thêm mỗi năm là rất khả quan nhưng không đều từng năm, bên cạnh đó vốn vay trong giai đoạn này tương đối khó khăn vì thế công ty nên giữ lại phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư. Trong giai đoạn này, dòng tiền vào của công ty ngày càng tăng. Đồng thời qua bảng dự kiến cân đối kế toán của công ty năm 2012 cho thấy vốn điều lệ của công ty tăng trưởng mạnh, nâng cao quy mô cũng như khả năng thanh toán của công ty, đây là yếu tố quan trọng để công ty tạo được niềm tin đối với các đối tác.

72

Với mục tiêu phát triển của công ty là lợi nhuận, năm 2012 lợi nhận tăng 7%, từ năm 2013 tăng từ 12% đến 15% như vậy là rất khả quan, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, khi có nhiều doanh nghiệp in tại Cần Thơ, cộng với sự phát triển mạnh của các sản phẩm thay thế từ sự phát triển của internet và viễn thông thì công ty cần tăng cường uy tín và chất lượng sản phẩm để thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm in truyền thống và để sự thoả mãn nhu cần ngày càng tốt hơn trong khi sự thoả mãn này không có giới hạn, bên cạnh đó công tác quản lý cần được nâng cao để giảm chi phí, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả từ đó gia tăng lợi nhuận.

Như vậy, trong giai đoạn 2010 - 2015, ngoài đẩy mạnh kinh doanh tại những khu vực phát triển như: Q.Ninh Kiều, Q.Bình Thủy, Q.Cái Răng và Q. Ô Môn thì công ty cần đầu tư mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh tại các quận, huyện còn lại ở địa bàn thành phố và các vùng lân cận vì tốc độ đô thị hóa ở đó hiện tại là chưa cao, sản phẩm in truyền thống còn rất quan trọng. Để huy động được lượng vốn này nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh ngoài việc được cấp vốn từ nhà nước và sử dụng lợi nhuận giữ lại cộng vay ngắn hạn thì công ty nên vay dài hạn từ ngân hàng để đầu tư. Sở dĩ chúng ta huy động vốn từ ngân hàng bởi vì:

Trong giai đoạn 2009 đến 06/2012 hoạt động kinh doanh của công ty rất hiệu quả tạo uy tín tốt, thêm vào đó công ty hoạt động trong lĩnh vực in lâu năm có nhiều tài sản thế chấp, tuy hiện nay điều kiện tín dụng khá khó khăn vì ngân hàng đang thắt chặt tín dụng để giảm số dư nợ và kìm hãm lạm phát nhưng ngành in Cần Thơ được sự bảo hộ của nhà nước là một sự thuận lợi của công ty.

Trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nợ dài hạn so với nợ ngắn hạn cũng như so với vốn chủ sở hữu là tương đối thấp (như trong năm 2011 trong 100 đồng vốn vốn chủ sở hữu sẽ bảo đảm cho 9 đồng vốn vay dài hạn), việc phía ngân hàng chấp nhận hợp đồng tín dụng của công ty là rất cao, trong khi lợi nhuận hàng năm tăng cao sẽ đảm bảo việc trả lãi vay và nợ gốc, việc tài trợ vốn từ nợ còn giúp công ty giảm thuế

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược tài chính cho công ty cổ phần in tổng hợp cần thơ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)