4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
4.2.1.3 Hệ số thanh toán
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát sinh việc thu, chi và khả năng thanh toán. Bởi vậy, việc phân tích khả năng thanh toán của đơn vị nhằm đưa ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, trì hoãn trong các khoản thanh toán, tiến tới làm chủ về mặt tài chính. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Phân tích khả năng thanh toán của công ty thường dựa vào những hệ số chủ yếu sau:
Bảng 4.12: Bảng phân tích các hệ số thanh toán
Đơn vị: Triệu đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
2009 2010 2011 06/2011 06/2012 10/09 11/10 12/11
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền 7.134 12.364 32.104 11.095 7.583 5.230 19.740 (3.512)
2. Tài sản ngắn hạn 37.861 48.752 84.206 67.116 83.994 10.891 35.454 16.878
3. Nợ ngắn hạn 77.290 46.722 68.467 56.881 74.961 (30.568) 21.745 18.080
Hệ số thanh toán vốn lưu động
(%) 18,84 25,36 38,13 16,53 9,03 6,52 12,76 (7,50)
Hệ số thanh toán hiện hành (%) 48,99 104,34 122,99 117,99 112,05 55,36 18,64 (5,94)
Hệ số thanh toán nhanh (%) 9,23 26,46 46,89 19,51 10,12 17,23 20,43 (9,39)
Nguồn: Phòng kế toán
Khả năng thanh toán vốn lưu động: Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2009 khả năng thanh toán của vốn lưu động là 18,84%, năm 2010 tăng lên 6,52% so với năm 2009, đến năm 2011 thì chỉ số này tăng 12,76% so với năm 2011, tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ số này giảm 7,5% so với cùng kì. Thực tế qua ba năm, chỉ số này luôn nhỏ hơn 0,5 lần và lớn hơn 0,1 lần, sự ổn định như vậy là do công ty không để thừa tiền hoặc để thiếu tiền mà luôn duy trì một số lượng tiền vừa đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền của công ty. Kết quả của khả năng thanh toán vốn lưu động qua ba năm là hợp lý vì vậy công ty nên duy trì.
53
Hệ số thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành qua ba năm của công ty tăng mạnh từ năm 2010 và từ năm 2010 tỷ số này lớn hơn 1. Điều này cho thấy công ty luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty bình thường.
Hình 4.3: Biểu đồ hệ số thanh toán hiện hành
Nguồn: Phòng kế toán Cụ thể: năm 2009 chỉ số này là 48,99% rất thấp chứng tỏ trong năm 2009 khả năng trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn không đảm bảo, năm 2010 tỷ số này đã tăng lên 104,34% tăng 55,36% so với năm 2009, năm 2011 tăng 18,64% so với năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ số này có sự sụt giảm nhẹ (giảm 5,64%) so với cùng kì. Sự giảm sút khả năng thanh toán ngắn hạn là do trong 6 tháng năm 2012 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắc khe hơn về khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán hiện hành. Khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn này đều nhỏ hơn 50% điều này không tạo sự an tâm cho nhà đầu tư về khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn, trong đó năm 2011 là tốt nhất tỉ số này là 46,89%. Năm 2009 chỉ số này xuống rất thấp là 9,23%, năm 2010 tăng
54
lên 26,46% nhưng vẫn rất thấp, trong 6 tháng đầu năm 2012 tỉ số này là 10,12% giảm 9,39% so với cùng kì, do vốn của công ty bị đâu tư vào sản xuất nên làm cho khả năng chuyển thành tiền trong thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không đảm bảo, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn trả. Nguyên nhân là do doanh số bán của công ty ngày càng tăng nên dẫn đến hàng tồn kho của công ty cũng phải tăng theo ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, các nguyên liệu như giấy in hay mực in có thể chuyển nhanh thành tiền, do đó áp lực từ nợ của công ty được giảm nhẹ.
Hình: 4.4 Biểu đồ hệ số thanh toán nhanh
Nguồn: Phòng kế toán Vì vậy, với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty rất hiệu quả nên các nhà đầu tư vẫn tin tưởng, tuy nhiên để tăng tính thanh khoản trong khi công ty sử dụng chủ yếu nợ ngắn hạn việc tăng lương tiền và các khoản tương đương tiền là cần thiết.
4.2.2Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực quản lý của nhà quản trị công ty. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày càng hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng vốn hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết. Để đánh giá xem công ty khai thác các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào? Ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
55
Bảng: 4.13. Tỷ số hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
2009 2010 2011 06/2011 06/2012 10/09 11/10 12/11
1.Doanh thu thuần 125.937 138.468 175.905 83.707 102.462 12.531 37.437 18.755
2.Giá vốn hàng bán 108.561 114.614 147.119 69.514 86.465 6.053 32.505 16.951
3.Tổng tài sản 125.145 140.190 170.338 152.881 174.429 15.045 30.148 21.548
4.Hàng tồn kho bình quân 9.823 12.328 18.166 12.061 10.964 2.505 5.838 -1.097
5.Khoản phải thu bình quân 12.538 17.360 25.339 42.156 53.660 4.822 5.979 11.504
Số vòng quay tổng tài sản (vòng) 1,01 0,99 1,03 0,55 0,59 (0,02) 0,04 0,04
Vòng quay hàng tồng kho (vòng) 11,05 9,30 8,10 5,76 7,89 (1,75) (1,20) 2,12
Số ngày của 1 vòng quay (ngày) 32,57 38,72 44,45 31,32 22,82 6,15 5,73 (8,41)
Vòng quay khoản phải thu (vòng) 10,04 7,98 6,94 1,99 1,91 (2,07) (0,44) (0,08)
Kỳ thu tiền khoản phải thu 35,84 45,13 51,86 90,65 94,27 9,29 2,63 3,62
Nguồn: Phòng kế toán