Tình hình tài sản đơn vị

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược tài chính cho công ty cổ phần in tổng hợp cần thơ (Trang 38)

4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

4.1.1.1Tình hình tài sản đơn vị

Phân tích tình hình tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối năm so với đầu năm còn đánh giá sự biến động của các bộ phận vốn cấu thành tổng số tài sản của công ty nhằm thấy được việc sử dụng tài sản và việc phân bổ giữa các loại tài sản trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý không, từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản như sau:

27

Bảng: 4.1 Phân tích biến động tài sản

Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán NĂM Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 11/12 2009 2010 2011 06/2011 06/2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 37.861 48.752 84.206 67.116 83.994 10.891 29 35.454 73 16.879 25

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.134 12.364 32.104 11.095 7.583 5.230 73 19.741 160 (3.513) (32)

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - - -

III. Các khoản phải thu 14.108 20.611 30.066 42.156 65.164 6.503 46 9.455 46 23.008 55

1. Phải thu khách hàng 13.279 16.641 17.748 18.264 21.991 3.362 25 1.107 7 3.727 20

2. Các khoản phải thu khác 829 3.970 12.318 23.893 43.173 3.141 379 8.348 210 19.281 81

IV. Hàng tồn kho 9.426 15.231 21.102 12.061 9.867 5.805 62 5.871 39 (2.195) (18)

V. Tài sản ngắn hạn khác 7.194 547 933 1.803 1.381 (6.647) (92) 387 71 (422) (23)

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 87.284 91.437 86.132 85.766 90.435 4.154 5 (5.305) (6) 4.669 5

I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - - - -

II. Tài sản cố định 87.284 91.437 86.132 85.766 82.235 4.154 5 (5.305) (6) (3.531) (4)

1. Tài sản cố định hữu hình 37.017 91.345 85.732 85.584 81.634 54.328 147 (5.613) (6) (3.951) (5)

2. Tài sản cố định vô hình 21 92 46 69 23 71 3339 (46) (50) (46) (67)

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 50.245 - 354 112 578 (50.245) (100) 354 - 466 416

III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - 8.200 - - - - 8.200 -

V. Tài sản dài hạn khác

28

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tình hình tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn qua có xu hướng tăng cao: năm 2010 là 140.190 tr.đ tăng 15.045 tr.đ (tăng 12%) so với năm 2009, sang năm 2011 tăng so với năm 2010 là 30.148 tr.đ (tăng 22%), 6 tháng đầu năm 2012 tăng 21.548 tr.đ (tăng 14%) so với cùng kì năm ngoái. Trong những năm qua, tài sản của công ty không ngừng tăng cao là do có nhiều khoản mục tài sản tăng, cụ thể:

Tài sản ngắn hạn:

Hình 4.1: Sơ đồ chu kì kinh doanh của công ty

Nguồn: phòng kế toán Tài sản ngắn hạn là các nguồn lực có thể chuyển tiền mặt trong vòng chu kỳ hoạt động của công ty. Một chu kỳ hoạt động của công ty là khoảng thời gian từ khi công ty mua nguyên liệu cho đến khi thu được tiền từ việc bán thành phẩm và dịch vụ. Qua các năm, tài sản ngắn hạn của công ty có chiều hướng tăng cao, năm 2010 tăng 10.891 tr.đ (tăng 29%) so với năm 2009, sang năm 2011 chỉ tiêu này lại tăng rất cao so với năm 2010 tăng 35.454 tr.đ (tăng 73%), 6 tháng đầu năm 2012 tăng 16.879 tr.đ (tăng 25%) so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do tất cả các chi tiêu tài sản ngắn hạn đều tăng, cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5.230 tr.đ (tăng 73%), sang năm 2011 lại tăng cao là 19.741 tr.đ (tăng 160%) so với năm 2010, tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này giảm 3.513 tr.đ (giảm

Tiền mặt

Mua nguyên vật liệu

Thành phẩm Tồn kho

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32%) so với cùng kì. Sự biến động này là do: doanh số bán hàng của công ty không ngừng tăng,kéo theo sự tăng lên của sản lượng sản xuất nên các khoản tiền phục vụ cho nhu cầu mua nguyên liệu, chi trả tiền lương, các khoản tiền phải trả cho người bán cũng tăng lên. Đồng thời, với hoạt động kinh doanh hiệu quả làm cho lượng tiền thu được tăng lên, cũng góp phần làm lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty cũng tăng đáng kể.

Với hoạt động kinh doanh phát triển, lượng tiền hiện tại của công ty là hợp lý vì sẽ đảm bảo nhu cầu về vốn lưu động của công ty, tuy nhiên điều này sẽ làm ứ đọng vốn, làm cho chi phí cơ hội tăng cao.

Các khoản phải thu: tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 là 14.108 tr.đ, năm 2010 là 20.611 tr.đ, năm 2011 là 30.066 tr.đ, 6 tháng đầu năm 2012 là 65.164 tr.đ tăng 23.008 tr.đ so với cùng kì. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do:

Cùng với sự tăng lên của doanh số bán thì khoản phải thu của khách hàng cũng tăng lên do chính sách bán hàng trả chậm của công ty. Bên cạnh đó, các khoản phải thu có sự biến động mạnh mẽ 1 phần là do khoản phải thu khác tăng lên rất cao từ 829 tr.đ năm 2009 đã tăng lên 3.970 tr.đ năm 2010 và trong năm 2011 là 12.318 tr.đ, sự tăng cao của các khoản phải thu khác là do trong giai đoạn này công ty mua nhiều nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong đó một số công cụ dụng cụ được nhập từ nước ngoài nên công ty phải trả trước cho người bán.

Tuy nhiên, khoản phải thu tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn làm cho công ty bị chiếm dụng vốn, khả năng thu nợ của công ty chưa thực sự tốt.

Hàng tồn kho: mức tăng của hàng tồn kho trong giai đoạn này có chiều hướng tăng vì đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là hoạt động in ấn, trong năm 2011 số lượng trang in lên tới 16.459 triệu trang nên chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng. Năm 2010 là 15.231 tr.đ tăng 5.805 tr.đ so với năm 2009, sang năm 2011 tăng 5.871 tr.đ so với năm 2010, 6 tháng đầu năm 2012 là 9.867 tr.đ giảm 2.195 tr.đ so với cùng kì năm 2011.

Giá trị hàng tồn kho lớn để đáp ứng khả năng mở rộng thị trường và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, bên cạnh đó lượng hợp đồng là rất lớn trong khi giá

30

nguyên vật liệu đang có những biến động bất thường. Vì vậy, việc dự trữ tồn kho cao của công ty là hợp lý.

Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2009 là 7.194 tr.đ đến năm 2010 giảm còn 547 tr.đ, năm 2011 tăng lên 933 tr.đ nhưng vẫn thấp hơn năm 2009, trong 6 tháng đầu năm 2012 là 1.381 tr.đ giảm 442 tr.đ so với cùng kì năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do sự biến động của thuế GTGT được chiết khấu và chi phí trả trước. Đây là biểu hiện tốt của công ty vì khoản vốn bị chiếm dụng sẽ ít đi, vốn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên.

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong một thời gian dài. Tài sản sài hạn của công ty nhìn chung tương đối ổn định, năm 2010 là 91.437 tr.đ tăng 4.154 tr.đ (tăng 5%) so với 2009, nhưng năm 2011 giảm 5.305 tr.đ (giảm 6%) so với năm 2010, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 4.669 tr.đ (tăng 5%) so với cùng kì năm 2011.

Sự thay đổi này chủ yếu là do biến động tại khoản mục “tài sản cố định”. Năm 2009 công ty quyết định nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoàn thành vào năm 2010 được kết chuyển gần 70.000 tr.đ vào khoản mục tài sản cố định. Năm 2011 tài sản cố định giảm là do hao mòn lũy kế của tài sản cố định tăng trong khi công ty không đâu tư vốn đáng kể vào khoản mục này.

Tài sản cố định vô hình: tháng 01/2006 công ty chuyển hình thức từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần nên ghi nhận giá trị thương hiệu và lợi thế thương mại, đến thời điểm hiện tại giá trị thương mại đã bị giảm trừ, năm 2009 là 21.333 tr.đ đã giảm trừ 162.086 tr.đ, năm 2010 là 92.395 tr.đ đã giảm trừ 229.617 tr.đ, năm 2011 là 46.197 tr.đ đã giảm trừ 271.814 tr.đ.

31

Bảng 4.2: Phân tích kết cấu và biến động của tài sản

Nguồn: Bảng cân đối kế toán Đơn vi: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 06/2011 06/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 37.861 30 48.752 35 84.206 49 67.116 44 83.994 48

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.134 5 12.364 9 32.104 19 11.095 7 7.583 4

III. Các khoản phải thu 14.108 11 20.611 15 30.066 18 42.156 28 65.164 37

IV. Hàng tồn kho 9.426 8 15.231 11 21.102 12 12.061 8 9.867 6

V. Tài sản ngắn hạn khác 7.194 6 547 0 933 1 1.803 1 1.381 1

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 87.284 70 91.437 65 86.132 51 85.766 56 90.435 52

II. Tài sản cố định 87.284 70 91.437 65 86.132 51 85.766 56 82.235 47

Tài san dài hạn khác 8.200 5

32

Phân tích kết cấu tài sản công ty:

Tài sản ngắn hạn: dựa vào cơ cấu bảng 4.2 phân tích ta thấy kết cấu tài sản có sự biến động thiên về tài sản ngắn hạn và tăng cao trong 3 năm liền: năm 2009 tài sản ngắn hạn chiếm 30% trong tổng tài sản đến năm 2010 chiếm 35%, năm 2011 chiếm 49%, 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 48% trong tổng tài sản. Công ty duy trì tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao vì hoạt động kinh doanh của công ty cần lượng vốn lưu động lớn, bên cạnh đó tài sản ngắn hạn tăng giữ cho tính thanh khoản cao để đảm bảo trả các khoản nợ đến hạn. Trong đó, khoản mục “tiền và các khoản tương đương tiền” tăng mạnh trong cơ cấu tổng tài sản từ 5% năm 2009 tăng lên 9% trong năm 2010, năm 2011 tăng lên 19%, để làm giảm chí phí cơ hội chuyển khoản qua ngân hàng được công ty ưu tiên. Trong giai đoạn 2009 – 06/2012 cho thấy lượng tiền lưu động của công ty tăng mạnh, đảm bảo tính thanh khoản cao nhưng việc ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sử dụng đồng tiền, công ty nên quan tâm về vấn đề này.

Tài sản dài hạn: trong cơ cấu tổng tài sản, các khoản mục tài sản đều có xu hướng tăng tuy nhiên tỉ trọng tài sản cố định lại giảm qua các năm, năm 2009 chiếm 70%, năm 2010 chiếm 65%, năm 2011 chiếm 51%, 6 tháng năm 2012 chiếm 52% giảm 4% so với cùng kì, 6 tháng năm 2011 chiếm 56% trong tổng tài sản, tài sản cố định giảm không phải do công ty không đầu tư thêm trang thiết bị mới mà nguyên nhân chính là do tốc độ tăng của tổng tài sản hay tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung tài sản của công ty hàng năm tăng cao chủ yếu là tài sản ngắn hạn tăng và chiếm gần 50% tỷ trọng trong tổng tài sản. Tuy công ty chưa hiệu quả trong việc sử dụng vốn nhàn rỗi nhưng khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo.

33

4.1.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn

Qua sự phân tích tốc độ tăng giảm của tài sản ta thấy tốc độ tăng của tài sản qua các năm là khá nhanh nên theo nguyên tắc cân đối tài sản và nguồn vốn thì qua các năm nguồn vốn cũng tăng như tài sản để đáp ứng nhu cầu tăng nguồn vốn. Tuy nhiên mức độ tăng của từng khoản mục nguồn vốn là khác nhau. Vì vậy để hiểu rõ hơn chúng ta tiến hành đi sâu nghiên cứu từng khoản mục:

Nợ phải trả:

Quan sát bảng 4.3 giá trị nợ phải trả của công ty hàng năm có sự biến động, năm 2010 giảm 23.066 tr.đ (giảm 29%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 20.349 tr.đ (tăng 36%) so với năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn năm 2009, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 17.998 tr.đ (tăng 28%) so với cùng kì năm 2011. Sự biến động này là do khoản mục nợ ngắn hạn giảm đột ngột vào năm 2010, cụ thể:

Nợ ngắn hạn: tốc độ tăng giảm của nợ ngắn hạn không ổn định. Năm 2010 giảm 30.568 tr.đ (giảm 40%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 21.745 tr.đ (tăng 47%) so với năm 2010, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 18.080 tr.đ (tăng 32%) so với cùng kì. Trong năm 2010 nợ ngắn hạn giảm mạnh vì được nhà nước tăng vốn đầu tư thêm gần 37 tỉ đồng để phục vụ cho hoạt động in ấn, tuy nhiên nợ ngắn hạn tăng giảm mức độ khác thường có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh chung của công ty, nếu các món nợ này đến hạn trả cùng một lúc, công ty sẽ thiếu tiền mặt để thanh toán, dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.

34

Bảng: 4.3 Phân tích biến động nguồn vốn

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 11/12 2009 2010 2011 06/2011 06/2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 79.765 56.699 77.048 63.985 81.984 (23.066) (29) 20.349 36 17.998 28 I. Nợ ngắn hạn 77.290 46.722 68.467 56.881 74.961 (30.568) (40) 21.745 47 18.080 32 1. Vay và nợ ngắn hạn 20.439 12.000 15.000 26.000 34.670 (8.439) (41) 3.000 25 8.670 33 2. Phải trả người bán 14.682 14.288 15.416 5.815 8.681 (394) (3) 1.128 8 2.866 49

3. Người mua trả tiền trước 5.349 11.052 23.464 11.677 11.411 5.703 107 12.412 112 (266) (2)

4. Nợ ngắn hạn khác 36.821 9.382 14.587 13.389 20.199 (27.439) (75) 5.205 55 6.810 51

II. Nợ dài hạn 2.475 9.977 8.581 7.104 7.022 7.502 303 (1.396) (14) (82) (1)

1. Phải trả dài hạn người bán - - - - - - - - - - -

2. Vay và nợ dài hạn 2.475 9.977 8.581 7.104 7.022 7.502 303 (1.396) (14) (82) (1)

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 45.380 83.491 93.290 88.896 92.445 38.110 84 9.799 12 3.549 4

I. Vốn chử sở hữu 45.367 82.905 92.917 88.403 91.279 37.538 83 10.012 12 2.876 3

1. Vốn đầu tư của chử sở hữu 37.703 71.499 75.715 75.715 75.715 33.796 90 4.216 6 0 0

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7.351 8.109 9.984 5.380 6.862 758 10 1.875 23 1.482 28

3. Nguồn vốn khác 313 3.297 7.218 7.308 8.702 2.984 954 3.921 119 1.393 19

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 13 586 373 493 1.167 573 4.350 (213) (36) 674 137

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 13 586 373 493 1.167 573 4.350 (213) (36) 674 137

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 125.145 140.190 170.338 152.881 174.429 15.045 12 30.148 22 21.548 14

35

Các khoản mục trong nợ phải trả như: vay và nợ ngắn hạn, người mua trả tiền trước… có sự biến động cùng chiều với nợ phải trả nhưng khoản mục “phải trả cho người bán” lại tương đối ổn định, năm 2009 là 14.682 tr.đ, năm 2010 là 14.288 tr.đ, năm 2011 tăng nhẹ lên 15.416 tr.đ, 6 tháng đầu năm 2012 là 8.681 tr.đ tăng 2.866 tr.đ so với cùng kì. Tuy không biến động mạnh nhưng khoản mục phải trả cho khách hàng vần chiếm một tỉ trọng lớn, cho thấy công ty chiếm dụng vốn của công ty khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, khoản mục này không biến động chứng tỏ khả năng thanh toán tiền cho nhà cung cấp ổn định, được đảm bảo.

Nợ dài hạn: có xu hướng tăng đặc biệt trong năm 2010 tăng cao, trong khi năm 2009 nợ dài hạn là 2.475 tr.đ, nhưng đến năm 2010 là 9.977 tr.đ tăng 7.502 tr.đ (tăng 303%) so với năm 2009, năm 2011 giảm 1.396 tr.đ so với năm 2010, 6 tháng đầu năm 2012 là 7.022 tr.đ giám 1% so với cùng kì. Nguyên nhân do năm 2010 chi phí phải trả dài hạn tăng góp phần làm tăng nợ dài hạn phải trả. Tuy có sự tăng thêm nhưng nợ dài hạn vẫn còn rất thấp so với nợ ngắn hạn.

Kết luận: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có chiều hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2009 - 06/2012. Điều này chứng tỏ công ty huy động nguồn vốn bên ngoài

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược tài chính cho công ty cổ phần in tổng hợp cần thơ (Trang 38)