4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
4.2.4 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính
Để đánh giá sức mạnh nguồn vốn của công ty ta sử dụng chỉ tiêu tỉ số nợ và các tỉ số nợ qua ba năm cụ thể như bảng sau:
Bảng 4.15: Bảng chỉ tiêu cơ cấu tài chính
Đơn vị: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 06/2011 06/2012 10/09 11/10 12/11 1.Tổng nợ 79.765 56.699 77.048 63.985 81.984 (23.066) 20.349 17.999 2. Tổng tài sản 125.145 140.190 170.338 152.881 174.429 15.045 30.148 21.548 3. Vốn chủ sở hữu 45.380 83.491 93.290 88.896 92.445 38.111 9.799 3.549 Hệ số nợ so với tài sản (1/2) (%) 63,74 40,44 45,23 41,85 47,00 (23,29) 4,79 5,15 Hệ số nợ so với vốn CSH (1/3) (%) 175,77 67,91 82,59 71,98 88,68 (107,86) 14,68 16,71 Nguồn: Phòng kế toán 4.2.4.1 Tỉ số nợ trên tổng tài sản:
Hệ số nợ so với tài sản cho biết trong tổng tài sản của công ty có bao nhiêu % giá trị hình thành từ vốn vay, cụ thể:
Năm 2009 tỉ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản là 63,74%, hệ số này cho ta biết cứ 100 đồng tài sản của công ty đã có 63,74 đồng nợ, sang năm 2010 tỉ số nợ là 40,44% so với năm 2009 giảm 23,29%, sự giảm xuống này rất đáng kể cho thấy công ty giảm tài trợ từ nợ, tăng tính khả năng thanh toán của công ty tốt hơn. Đến năm 2011 thì hệ số này là 45,23% tăng 4,79% so với năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng 5,15% so với cùng kì năm 2011. Như vậy, hệ số nợ năm 2010 và 2011 có giảm xuống so với năm 2009 nhưng vẫn cao cho thấy các khoản vay của công ty luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn 0,5 điều này cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ.
62
Hình 4.9: Biểu đồ chỉ tiêu cơ cấu tài chính
Nguồn: Phòng kế toán
4.2.4.2 Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cho biết xem công ty có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích đầu tư, thanh toán hay không.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2009 là 175,77% . Điều này có nghĩa là ứng với 100 đồng bỏ ra của công ty thì các chủ nợ cung cấp cho công ty 175,77 đồng. Tức là vốn cho hoạt động kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 1,76 lần so với vốn của công ty. Sang năm 2010, hệ số này đã giảm còn 67,91% (giảm 107,86%) so với năm 2009, do công ty phát hành thêm cổ phiếu để giảm gang nặng từ nợ. Đến năm 2011 thì hệ số này đã tăng trở lại là 82,59% (tăng 14,68%) so với năm 2010, 6 tháng đầu năm 2012 là 88,68% tăng 16,17% so với cùng kì. Nguyên nhân là do lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh do đó công ty tăng các khoản vay lên để đầu tư.
Nhìn chung: Tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty trong giai đoạn này cao, nhưng với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều có lãi và tăng đều qua các năm. Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn vay, do đó cơ cấu tài trợ từ nợ của công ty là hợp lý.
63
4.2.4.3 Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Trong giai đoạn 2009 - 06/2012 tỉ số này có chiều hướng giảm, cao nhất là năm 2009 chỉ số này là 12,11 lần. Trong 2 năm 2010 và 2011 tỉ số này có xu hướng giảm so với năm 2009. Cụ thể: năm 2010 tỉ số này là 4,12 lần giảm 7,98 lần so với năm 2009, sang năm 2011 thì giảm 0,22 lần so với năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2012 tỉ số này là 6,83 lần tăng 1,92 lần so với cùng kì.
Bảng 4.16: Hệ số thanh toán lãi vay
Đơn vị: Triệu đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
2009 2010 2011 06/2011 06/2012 10/09 11/10 12/11
1. Lợi nhuận trước thuế
và lãi vay 10.563 14.127 17.741 8.871 10.589 3.564 3.615 1.718
2. Lãi vay 872 3.426 4.541 1.809 1.551 2.554 1.115 (258)
3. Tiền vay nhận được 13.045 20.000 24.000 - - 6.955 4.000 -
Khả năng thanh toán
lãi vay (1/2) (lần) 12,11 4,12 3,91 4,90 6,83 (7,98) (0,22) 1,92
Nguồn: Phòng kế toán Khả năng thanh toán lãi vay trong năm 2010, 2011 giảm là do công ty đã sử dụng nợ nhiều hơn. Từ bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong năm 2010 công ty đã vay 20 tỉ tăng so với năm 2009 gần 7 tỉ, trong năm 2011 vốn vay tăng 4 tỉ so với năm 2010, chủ yếu để tài trợ cho các khoản đầu tư nhất là đầu tư ngắn hạn. Tuy với 1 đồng lãi vay thì đã có tới hơn 3 đồng lợi nhuận để đảm bảo, tỉ lệ này là tốt, công ty sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, hệ số giảm qua các năm chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản giảm.
Kết luận: Hiện tại tỉ lệ nợ trên tổng tài sản và tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty ở mức cao, do đó sẽ làm tăng rủi ro và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để giảm thiểu rủi ro này công ty nên cơ cấu lại nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn, tổng nợ so với vốn chủ sở hữu. Thông qua đó công ty tăng tính tự chủ nguồn vốn và giảm áp lực về lãi vay mà công ty đang gánh chịu.
64
Từ việc phân tích các chỉ số tài chính ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp tỷ số tài chính
NĂM Nhận xét
2009 2010 2011 06/2011 06/2012
Hệ số công nợ (%) 20,7 36,9 40 67,8 80,4 Cao
Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 10,89 7,41 6,8 1,93 1,88 Thấp
Kì thu tiền bình quân (ngày) 33 49 53 187 192 Thấp
Nhận xét chung Công ty đang chiếm dụng vốn
Hệ số thanh toán vốn lưu động (%) 18,84 25,36 38,13 16,53 9,03 Thấp
Hệ số thanh toán hiện hành (%) 48,99 104,34 122,99 117,99 112,05 Cao
Hệ số thanh toán nhanh (%) 9,23 26,46 46,89 19,51 10,12 Thấp
Nhận xét chung Khả năng thanh toán nợ của công ty thấp
Số vòng quay tổng tài sản (vòng) 1,01 0,99 1,03 0,55 0,59 Thấp
Vòng quay hàng tồng kho (vòng) 11,05 9,3 8,1 5,76 7,89 Cao
Số ngày của 1 vòng quay (ngày) 32,57 38,72 44,45 31,32 22,82 Thấp
Vòng quay khoản phải thu (vòng) 10,04 7,98 6,94 1,99 1,91 Cao
Kỳ thu tiền khoản phải thu 35,84 45,13 51,86 90,65 94,27 Thấp
Nhận xét chung Hiệu quả hoạt động cao
ROS (%) 5,77 5,8 5,63 6,33 6,62 Tốt
ROA (%) 5,81 5,73 5,81 3,46 3,89 Tốt
ROE (%) 16,02 9,61 10,61 5,96 7,33 Tốt
Nhận xét chung Khả năng sinh lời cao
Hệ số nợ so với tài sản (%) 63,74 40,44 45,23 41,85 47 Cao
Hệ số nợ so với vốn CSH (%) 175,77 67,91 82,59 71,98 88,68 Rất cao
Khả năng thanh toán lãi vay (lần) 12,11 4,12 3,91 4,90 6,83 Thấp
Nhận xét chung Kết cấu tài chính bị lệch về phía nợ
Nguồn: phòng kế toán
Đánh giá chung
Nguồn tài trợ từ nợ chiếm tỷ trọng cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, dẫn đến các khoản phải trả cao. Do đó công ty nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn.
Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của công ty hợp lý, giúp công ty đảm bảo hoạt động sản xuất, giảm chi phí trong khâu quản lý, cất trữ.
Các hệ số về khả năng thanh toán qua các năm giảm, thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn thấp. Nguyên nhân do mức dự trữ tiền mặt tại quỹ của công ty còn thấp. Để bảo đảm tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần quan tâm đến chỉ tiêu này.
65
Tỷ suất sinh lời của công ty tương đối tốt, tuy nhiên khả năng sinh lời trên tổng tài sản chưa hiệu quả, công ty đầu tư tài sản nhiều nhưng chưa phát huy tốt.
4.3 Dự báo thị trường in
4.3.1 Tổng quan thị trường vốn thành phố Cần Thơ
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP Cần Thơ, tính đến ngày 30-7-2012, phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với cá nhân, doanh nghiệp (DN). Dòng vốn đang khơi thông, mục tiêu giảm lãi suất đã đạt kết quả bước đầu, thị trường tiền tệ đã dần ổn định.
Ngân hàng điều chỉnh lãi suất
Tính đến ngày 30-7, thống kê của NHNN chi nhánh TP Cần Thơ, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố trên 39.973 tỉ đồng, giảm 1,82% so với cuối năm 2011 và tăng 5,02% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, dư nợ cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng. Đến nay, tất cả các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã có văn bản chỉ đạo của Hội sở về hướng dẫn điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ xuống mức tối đa là 15%/năm.
Các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đã điều chỉnh lãi suất các khoản vay cũ. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so với đầu năm, nhưng vốn huy động vẫn tăng trưởng khá, cho thấy mục tiêu giảm lãi suất đã đạt kết quả. Trong vòng 1 tháng (tháng 7), các NHTM trên địa bàn đã rà soát và điều chỉnh lãi suất các khoản vay cũ rất quyết liệt. Nếu đến cuối tháng 6-2012, lãi suất cho vay từ 15%/năm trở lên của các ngân hàng chiếm đến 74% thì đến ngày 30-7 đã giảm xuống còn 40,4%; số liệu tính đến ngày 20-8, tỷ lệ này đang giảm dần xuống mức 30% trong tổng dư nợ cho vay. Riêng đối với khối NHTM nhà nước thì dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm hiện chưa đến 8% trong tổng dư nợ cho vay. Nhìn chung, hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn thành phố đạt kết quả đúng hướng
66
điều hành của NHNN, góp phần thực hiện có kết quả chính sách tiền tệ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Trong 7 tháng đầu năm kết quả huy động vốn của các tổ chức tài chính trên địa bàn tăng 7,97% so với cuối năm 2011 (đạt 30.349 tỉ đồng) và tăng 17,85% so với cùng kỳ năm 2011; tỷ lệ vốn huy động so tổng dư nợ là 75,92% (cuối năm 2011 là 69,04%), đạt mức phấn đấu. Và nợ xấu vẫn trong phạm vi an toàn nhưng có xu hướng đang tăng. Riêng dư nợ cho vay lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 5,83% so với năm 2011 thì NHNN đang cùng các NHTM trên địa bàn tập trung để gỡ khó cho doanh nghiệp.
Đảm bảo an toàn tín dụng
Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TP Cần Thơ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngoài việc điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ, còn thực hiện các cơ chế, chính sách tín dụng, tuân thủ kế hoạch tăng trưởng tín dụng do Hội sở giao. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích của các TCTD tiếp tục giảm, thực hiện đến cuối tháng 7-2012 là 1.291 tỉ đồng, chiếm 3,3% trong tổng dư nợ cho vay. Trong đó, cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán là 7 tỉ đồng, giảm 6,67% so cuối năm 2011; cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản là 1.100 tỉ đồng, giảm 15,4% so với cuối năm 2011; cho vay tiêu dùng 11.748 tỉ đồng, giảm 52,16% so với cuối năm 2011.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp về hoạt động tín dụng trong các tháng cuối năm 2012 NHNN chi nhánh TP Cần Thơ với vai trò là đầu mối, tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; trong đó, chú trọng các giải pháp về điều hành tín dụng năm 2012 theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Chỉ thị 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012. Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP Cần Thơ sẽ tiếp tục tìm hiểu hoạt động của DN trên địa bàn, làm việc với các TCTD; đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp tín dụng, áp dụng lãi suất huy động, lãi suất cho vay... Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai
67
phạm đối với các TCTD trên tất cả các lĩnh vực, nhất là tính tuân thủ, chấp hành kỷ cương, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, về trần lãi suất...
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đồng ý nới tăng trưởng tín dụng cho một số tổ chức tài chính trong các tháng cuối năm. Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, việc này có thể gây áp lực làm lạm phát tăng trở lại, nhưng theo khẳng định của lãnh đạo NHNN việc nới các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thì tín dụng an toàn trong năm 2012 cũng không vượt quá 8-10% và không thể gây nên áp lực lạm phát. Tuy nhiên, đại diện NHNN Việt Nam cũng khẳng định rằng, các ngân hàng được phép tăng trưởng tín dụng sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống2.
(Nguồn (2):http://www.baocantho.com.vn)
4.3.3 Dự báo thị trường
Từ sự phát triển của internet, viễn thông không dây và các dịch vụ kèm theo, thay thế dần các sản phẩm in truyền thống, nhưng đối với Đồng Bằng sông Cửu Long là nơi có mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp, cơ sở hạ tầng giao thông cũng như xây dựng cơ bản chưa hoàn chỉnh, kể cả trình độ dân trí cũng thấp hơn các khu vực khác trong cả nước. Vì vậy, sự tác động của những sản phẩm thay thế không lớn đối với khu vực này trong thời gian tới. Mặt khác, khu vực ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng về nông – lâm - thủy - hải sản, nhưng chưa được đầu tư khai thác hợp lý trong thời gian qua. Nhưng hiện nay trong xu thế hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về sự phát triển ĐBSCL đang tạo sức thu hút mới trong và ngoài nước mở rộng hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh3. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Với những dữ liệu thu thập và phân tích được, đã lựa chọn sử dụng một số phương pháp dự báo như: Phương pháp trung bình di động đơn, Phương pháp trung bình di động kép, Phương pháp san mũ đơn giản, phương pháp san mũ holt.. Tuy nhiên qua xem xét đánh giá kết quả của những mô hình dự báo cho thấy sử dụng mô
68
hình san mũ holt vì có độ dự báo gần thực tế hơn các mô hình đã chạy4, kết quả đưa ra như sau:
Bảng 4.18 Dự Báo nhu cầu thị trường giai đoạn 2012 -2015
Đơn vị: Đồng
2012 2013 2014 2015
Doanh thu (đồng) 187.971.942.594 200.038.661.514 212.105.380.434 224.172.099.354
Trang in (13x19) cm 17.737.283.154 18.979.566.308 20.221.849.461 21.464.132.615
Lợi nhuận (đồng) 15.489.953.947 17.763.480.439 20.037.006.932 22.310.533.424
Qua số liệu dự báo thấy rằng doanh thu, sản lượng cũng như lợi nhuận của công ty trong những năm tới tăng đáng kể. Đây là tín hiệu lạc quan cho hoạt động kinh doanh của công ty. Từ dự báo này lãnh đạo của công ty sẽ có kế hoạch tổ chức mở rộng khai thác thị trường.
(Nguồn (3): Nghị quyết 45 của bộ Trính trị về phát triển ĐBSCL)
(Nguồn (4): Nguyễn Trọng Hoài (2009) Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, nhà xuất bản Thống Kê)
69
Chương 5
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN IN TỔNG HỢP CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
5.1 Nhận diện tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2009-2010 và 6 tháng đầu năm 2012 nhận thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng gia tăng, dòng tiền phát sinh ngày mạnh hơn và nhiều hơn, thị trường đầu tư hiện tại khá