Đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược tài chính cho công ty cổ phần in tổng hợp cần thơ (Trang 59 - 62)

4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

4.2Đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua các tỷ số tài chính

4.2.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Dựa vào bảng cân đối kết toán ta có bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn như sau:

48

Bảng 4.8: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu NĂM CHÊNH LỆCH

2009 2010 2011 06/2011 06/2012 10/09 11/10 12/11

Tài sản ngắn hạn 37.861 48.752 84.206 67.116 83.994 10.891 35.454 16.879

Nợ ngắn hạn 77.290 46.722 68.467 56.881 74.961 (30.568) 21.745 18.080

Vốn lưu chuyển dòng (39.429) 2.030 15.738 10.234 9.033 41.459 13.708 (1.201)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán Trong giai đoạn này, vốn lưu động ròng tăng mạnh qua các năm, chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty có những chuyển biến tích cực. Điều này làm giảm gánh nặng từ nợ cho công ty vì cơ cấu nợ chủ yếu của công ty là nợ ngắn hạn, do đó công ty l u ô n phải tìm nguồn vốn khác để thay thế. Vốn lưu chuyển ròng năm 2009 là âm 39.429 tr.đ chứng tỏ công ty đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn, đến năm 2010 vốn lưu chuyển dương 2.030 tr.đ, thể hiện tiềm lực tài chính và khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn của công ty tăng. Vốn luân chuyển ròng năm 2011 là 15.738 tr.đ tăng 13.708 tr.đ so với năm 2010, trong 6 tháng năm 2012 giảm 1.201 tr.đ so với cùng kì năm 2011 tuy nhiên tính thanh khoản của công ty vẫn rất cao.

49

Bảng 4.9: Phân Tích tình hình thanh toán của công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 11/12

2009 2010 2011 06/2011 06/2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Phải thu khách hàng 13.279 16.641 17.748 18.264 21.991 3.362 25,3 1.107 6,7 3.727 20,4

2. Trả trước cho người bán 350 4.144 12.687 24.060 43.658 3.794 1.083,2 8.544 206,2 19.597 81,5

3. Các khoản phai thu khác 1.032 119 194 125 79 (913) (88,4) 74 62,4 (47) (37,2)

4. Chi phí trả trước ngắn hạn - - - 872 153 - - - - (719) (82,4)

5.. Thuế GTGT được chiết khấu 1.828 - 175 23 - (1.828) (100,0) 175 - (23)) (100,0)

6. Thuế và các KPT khác của nhà nước - - - 36 - - - - - (36) (100,0)

Tổng khoản mục phải thu 16.489 20.904 30.804 43.380 65.880 4.414 26,8 9.900 47,4 22.550 51,9

1. Vay và nợ ngặn hạn 20.439 12.000 15.000 26.000 34.670 (8.439) (41,3) 3.000 25,0 8.670 33,3

2. Phải trả người bán 14.682 14.288 15.416 5.815 8.681 (394) (2,7) 1.128 7,9 2.866 49,3

3. Người mua trả tiền trước 5.349 11.052 23.464 11.677 11.411 5.703) 106,6 12.412 112,3 (266) (2,3)

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1.926 1.952 34 1.384 1.847 27 1,4 (1.918) (98,3) 463 33,4

5. Phải trả người lao động 5.494 3.697 7.004 4.095 5.746 (1.797) (32,7) 3.307 89,5 1.651 40,3

6. Chi phí phải trả 236 361 410 707 1.710 125 53,2 49 13,5 1.003 141,7

7. Các KPT phải nộp ngắn hạn khác 29.165 3.372 7.139 7.203 10.897 (25.794) (88,4) 3.768 111,7 3.694 51,3

8. Vay và nợ dài hạn 2.475 9.977 8.581 7.104 7.022 7.502 303,2 (1.396) (14,0) (82) (1,1)

Tổng khoản mục phải trả 79.765 56.699 77.048 63.985 81.984 (23.066) (28,9) 20.349 35,9 17.998 28,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số công nợ (%) 20,7 36,9 40,0 67,8 80,4 16,2 3,1 12,6

50

Phân tích hệ số công nợ: để đánh giá tình hình thanh toán của công ty thông qua tỷ số giữa khoản phải thu, phải trả. Cơ cấu công nợ thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào bảng 4.9 ta thấy: hệ số khái quát về công nợ tăng qua các năm, cụ thể:

Năm 2009 hệ số này là 20,7 %, sang năm 2010 hệ số này tăng cao lên 36,9 % do trong năm 2010 do công ty đã huy động vốn từ bên ngoài là 56.699 tr.đ giảm 23.066 tr.đ so với năm 2009. Song công ty cũng tiến hành cung cấp tín dụng cho đối tác là 20.904 tr.đ (tăng 4.414 tr.đ so với năm 2009).

Năm 2011 hệ số khái quát về công nợ tăng nhẹ so với năm 2010, trong năm 2011 hệ số này là 40,0% (tăng 3,1% so với năm 2010), điều này là do trong năm 2011 công ty có khoản phải trả tăng mạnh 77.048 tr.đ (tăng 20.349 tr.đ so với năm 2010) trong khi khoản phải thu tăng 9.900 so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2012 là 80,4% tăng 12,8% so với cùng kì năm 2011.

Với số liệu vừa phân tích trên, mặc dù cả hai khoản phải thu và phải trả điều tăng, nhưng tốc độ tăng khoản phải thu chậm hơn tốc độ tăng khoản phải trả, do đó tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả luôn nhỏ hơn 1, cho thấy lượng vốn chiếm dụng công ty lớn hơn lượng vốn bị chiếm dụng. Từ góc độ là nhà đầu tư nhận thấy đây là một tín hiệu chưa tốt vì nó chứng tỏ tình trạng kéo dài trong việc thanh toán các khoản nợ của công ty, dẫn đến việc công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nhưng với phương diện quản lý cho thấy công ty biết cách sử dụng vốn của đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược tài chính cho công ty cổ phần in tổng hợp cần thơ (Trang 59 - 62)