Quảng cáo, phổ biến thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 89)

Gần đây, khi tìm kiếm các giải pháp để mở rộng việc sử dụng thông tin đối với các sản phẩm trong hoạt động của các cơ quan TT – TV, nhiều người viện dẫn về việc cần đẩy mạnh tiếp thị. Cách đây gần 20 năm, khi phân tích về hoạt động thông tin ở các nước đang phát triển, G.S. Dwight E. Gray, một chuyên gia của Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã lưu ý khi sử dụng tiếp thị. Ông viết: “Nếu khi quảng cáo cho cơ quan thông tin mà vượt quá những khả năng và giá trị thực có của nó thì sẽ dẫn tới tác dụng phản lại: NDT sẽ thờ ơ, mặc cảm thậm chí sẽ xa lánh cơ quan thông tin” [9, tr. 4]. Như vậy, có thể thấy, tiếp thị đóng vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động của của các cơ quan TT – TV nói chung và hoạt động thông tin nói riêng.

Thực chất của việc tiếp thị và quảng cáo chính là việc áp dụng các nguyên lý marketing vào hoạt động TT - TV. Trong những năm gần đây, khi thị trường KH&CN xuất hiện và khái niệm kinh tế tri thức không còn xa lạ nữa thì thông tin và các sản phẩm thông tin đã trở thành một dạng hàng hóa đặc biệt với đầy đủ các tiêu thức về giá cả và giá trị sử dụng. Việc áp dụng nguyên lý marketing vào hoạt động TT - TV là một bước tiến quan trọng để nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để các sản phẩm và dịch vụ thông tin trở thành lực kéo quan trọng để mọi người gần lại với hoạt động của các cơ quan TT – TV.

Một trong những bước đầu tiên của việc áp dụng nguyên lý marketing trong hoạt động TT - TV là cần tiến hành nghiên cứu, điều tra NCT một cách thường xuyên và định kỳ. Kết quả điều tra là cơ sở đề để điều chỉnh các hoạt động thông tin nhằm thỏa mãn tối đa NCT, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà NDT có nhu cầu cao chứ không phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà Trung tâm hiện có.

Đối với các sản phẩm và dịch vụ thông tin, cần có chiến lược mở rộng, nâng cao chất lượng và quảng bá rộng rãi hơn. Trước hết, phải xác định được giá cả cho các sản

phẩm và dịch vụ thông tin. Việc định giá phù hợp không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng NDT khác nhau có thể tiếp cận được sản phẩm và dịch vụ thông tin mà còn là cách thức để đánh giá đúng năng lực, công sức của cán bộ thông tin trực tiếp làm ra sản phẩm và dịch vụ thông tin đó. Để sản phẩm và dịch vụ thông tin đến được với NDT, Trung tâm cần tiến hành giới thiệu, quảng bá rộng rãi bằng nhiều hình thức. Việc giới thiệu có thể được lồng ghép, kết hợp trong nội dung và các lớp đào tạo NDT, các hội nghị bạn đọc, các triển lãm giới thiệu sách, các tờ rời và đặc biệt là giới thiệu trên mạng.

Áp dụng tốt những nguyên lý marketing sẽ từng bước làm thay đổi cách nhìn về sản phẩm và dịch vụ thông tin của NDT, giúp NDT ý thức hơn khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin này, đồng thời tăng cường khả năng đáp ứng NCT của NDT tại Trung tâm.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, hoạt động thông tin KH&CN của Việt Nam đã có những bước phát triển và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia đã được hình thành, nguồn lực thông tin KH&CN bước đầu đáp ứng được nhu cầu thông tin cơ bản của đất nước, trình độ công nghệ của các tổ chức thông tin KH&CN đã được nâng cao với sự ứng dụng mạnh mẽ CNTT và truyền thông, kết nối Internet. Nhiều cổng giao tiếp điện tử, thư viện điện tử, website về KH&CN của các cơ quan thông tin đã được xây dựng và bắt đầu phục vụ hiệu quả.

Với vai trò là cơ quan đầu mối liên kết trung tâm của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN, Trung tâm đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội trong việc khẳng định vị thế và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin nói chung và thông tin KH&CN nói riêng.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm luôn chú trọng tới công tác phát triển nguồn tin, trở thành một trong những địa chỉ có nguồn lực thông tin KH&CN lớn mạnh nhất của đất nước. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tăng cường đầu tư vào CNTT và từng bước tự động hóa dây chuyền tư liệu. Các hoạt động của Trung tâm đã đóng góp tích cực và quan trọng vào sự phát triển của công tác thông tin KH&CN của đất nước.

Trong giai đoạn mới, trước bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động KH&CN tiếp tục phát triển mạnh mẽ, Trung tâm cần có sự đổi mới toàn diện hơn nữa để tiếp tục là địa chỉ tin cậy của NDT, đáp ứng tốt hơn nữa NCT của NDT , góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin KH&CN, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Thông qua đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm

cứu, khảo sát thực trạng NCT của NDT tại Trung tâm. Tác giả rất mong muốn và hy vọng những kết quả và đề xuất được đề cập trong luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao khả năng đáp ứng NCT của NDT tại Trung tâm, đồng thời thúc đẩy hoạt động thông tin KH&CN tại Trung tâm ngày càng phát triển, xứng đáng với vai trò và vị thế quan trọng trong Hệ thống Thông tin KH&CN nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

********

Tài liệu chỉ đạo

[1] Luật Khoa học và Công nghệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

[2] Nghị định 159/2004/NĐ - CP ngày 31 tháng 8 năm 2004 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

Tiếng Việt

[3] Tạ Hoài Anh (2005), Đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội.

[4] Chiến lược tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ (1998), Dự án Xây dựng Chiến lược Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2020, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

[5] Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Hà Nội, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1999.

[6] Nguyễn Tiến Đức (2006), Bàn về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin khoa học và công nghệ ở nước ta, TC Thông tin Tư liệu, (4), tr. 6 – 12.

[7] Nguyễn Văn Điến (2005), “Tình hình và kết quả ứng dụng CNTT của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia”, Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và Công nghệ lần thứ V, tr. 106-114

[8] Nguyễn Hiền (2008), Thay đổi quan niệm về tài nguyên trong phát triển, TC Kinh tế và Dự báo, (4), tr. 33-34.

[9] Nguyễn Hữu Hùng (2008), Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Việt Nam, TC Thông tin Tư liệu, (2), tr. 1 - 6.

[10] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Phát triển thông tin KH&CN để trở thành nguồn lực, TC Thông tin Tư liệu, (1), tr. 1 – 4.

[11] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[12] Tạ Bá Hưng, Cao Minh Kiểm, Nguyễn Tiến Đức (2005), "Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam: hiện trạng và định hướng phát triển", Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và Công nghệ lần thứ V, tr.3 - 14. [13] Tạ Bá Hưng (2005), "Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia:

định hướng phát triển giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2015", Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và Công nghệ lần thứ V, tr.89 - 95. [14] Cao Minh Kiểm (2008), Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin,

thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, TC Thông tin Tư liệu, (1), tr. 7 – 18.

[15] Một số đánh giá và số liệu về hoạt động KH&CN thế giới giai đoạn 2003- 2007(2008)- Tổng luận, (7), Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

[16] Trần Thị Minh Nguyệt (2006), Bài giảng môn học “Người dùng tin”, Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội.

[17] Nguyễn Viết Nghĩa (2000), Nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển các nguồn tin khoa học và công nghệ của Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia giai đoạn 2000-2010, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

[18] Vũ Văn Nhật (2002), Nghiên cứu nhu cầu thông tin và đảm bảo thông tin Khoa học và Công nghệ, Giáo trình dùng cho sinh viên ngành thông tin –

thư viện, ngành thông tin học và quản trị thông tin, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

[19] Vũ Văn Nhật (2006), Hoạt động thông tin kinh tế của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trong thời kỳ đổi mới, Đề tài khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. [20] Trần Mạnh Tuấn (2004), Sản phẩm thông tin từ góc độ marketing, TC Thông

tin Tư liệu, (3), tr. 1 – 8.

Tiếng Anh

[21] Nicholas, David (2000), Assessing information needs: tools, techniques and concepts for the Internet age, Aslib, London.

[22] Nick, Moore (1992), Information policy: A discussion paper on the scope of the policy studies institute, Policy Studies Institute, London.

[23] Sharon, Penfold (1999), Change management for information services, Bowker Saur, London.

PHỤ LỤC 1

NGHỊ ĐỊNH 159/2004/NĐ – CP NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN

CHÍNH PHỦ ---

Số : 159/2004/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ---

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ của các đối tượng sau đây:

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Thông tin khoa học và công nghệ" là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội.

2. “Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ" là hoạt động nghiệp vụ về tìm kiếm, thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến thông tin khoa học và công nghệ; các hoạt động khác có liên quan trực tiếp và phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thông tin khoa học và công nghệ.

3. "Tài liệu" là dạng vật chất ghi nhận những thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, đồ hoạ, hình ảnh, phim, video nhằm mục đích bảo quản, phổ biến và sử dụng.

4. “Vật mang tin" là phương tiện vật chất dùng để lưu giữ thông tin gồm giấy, phim, băng từ, đĩa từ, đĩa quang và các vật mang tin khác.

5. "Nguồn tin khoa học và công nghệ" bao gồm sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, luận văn, luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu thập.

6. "Tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ" là đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nội dung hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

1. Các hoạt động thu thập và xử lý các dữ liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức nhằm tạo lập nguồn tin khoa học và công nghệ.

2. Quản lý, lưu giữ nguồn tin khoa học và công nghệ.

3. Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ trên cơ sở hợp đồng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân.

4. Cung cấp các thông tin mang tính luận cứ để xây dựng các dự báo về tình hình phát triển khoa học và công nghệ, phục vụ hoạch định đường lối, chính sách quản lý khoa học và công nghệ các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước.

5. Cung cấp, trao đổi thông tin miễn phí theo chủ trương, chính sách của nhà nước nhằm tuyên truyền, phổ biến tri thức hoặc để hợp tác phát triển khoa học và công nghệ.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

7. Hướng dẫn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

8. Xây dựng các cơ sở dữ liệu tổng hợp, chuyên đề và các trang thông tin điện tử về khoa học và công nghệ; ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

9. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

10. Tổ chức các hoạt động thư viện, hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ về khoa học và công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị.

11. Hợp tác quốc tế về thông tin khoa học và công nghệ.

12. Các hoạt động khác về thông tin khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nguyên tắc chung của hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

1. Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan, đầy đủ và kịp thời trong các hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; bảo đảm chất lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

2. Bảo đảm khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả thông tin khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Giữ bí mật các thông tin khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc do tổ chức, cá nhân yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 89)