Hình thức sử dụng tài liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 54 - 56)

Là một trung tâm thông tin KH&CN đa ngành, đa lĩnh vực ở cấp quốc gia, đối tượng phục vụ của Trung tâm khá rộng rãi, từ sinh viên thuộc các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học năm thứ 2 trở lên đến cán bộ có trình độ trung cấp, đại học, thạc sỹ, doanh nhân, cán bộ có bằng tiến sỹ, hoặc có học hàm phó giáo sư, giáo sư, cán bộ quản lý cấp cục, vụ, viện…

Bảng 2.11. Hình thức sử dụng tài liệu tại Trung tâm

HÌNH THỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM

NDT

Tổng số NCGD Quản lý SXKD Sinh viên

SP % SP % SP % SP % SP % 291 100 116 39,9 82 28,2 44 15,1 49 16,8 Đọc tại chỗ 124 42,6 49 39,5 23 18,5 15 12,1 37 29,8 Mượn về 41 14,1 31 75,6 8 19,5 2 4,9 0 0 Sao chụp 79 27,1 21 26,6 29 36,7 19 24,1 10 12,7 Mua 6 2,1 2 33,3 3 50 1 16,7 0 0 Truy cập qua mạng 41 14,1 13 31,7 19 46,3 7 17,1 2 4,9

Để tra cứu thông tin và tìm tài liệu, NDT tại Trung tâm có thể sử dụng một số hình thức như đọc tại chỗ, mượn về, sao chụp, mua hoặc truy cập từ xa qua mạng.

Sử dụng tài liệu tại chỗ/Đọc tại chỗ là hình thức truyền thống và cơ bản của các cơ quan TT - TV nói chung và của Trung tâm nói riêng. Qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ

NDT sử dụng hình thức đọc tại chỗ chiếm đa số, với 42,6%. Hệ thống phòng đọc của Trung tâm thoáng mát, rộng rãi, đủ ánh sáng; thời gian mở cửa phục vụ từ 7h30 đến 17h45 các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật nên đã thu hút được đông đảo NDT sử dụng hình thức đọc tại chỗ.

NDT có thể trực tiếp đến Trung tâm tìm và sử dụng tài liệu qua tủ phiếu mục lục thư viện hoặc tra tìm tài liệu trên máy tính. Bên cạnh việc mượn và xem sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm thông tin của Trung tâm, NDT có thể đến Trung tâm để tự khai thác thông tin trên máy tính và tiếp cận với các CSDL do Trung tâm xây dựng, truy cập vào các mạng thông tin trong và ngoài nước, khai thác tài liệu qua Internet.

Mượn tài liệu là hình thức phục vụ bạn đọc có lựa chọn, bạn đọc có thể mượn tài liệu của Trung tâm về nhà. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng cho cán bộ có học vị tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư, cán bộ quản lý cấp cục, vụ, viện và thẻ mượn được cấp chỉ có giá trị trong 2 năm. Thống kê cho thấy chỉ có 14,1% NDT tại Trung tâm sử dụng hình thức này. Trong tổng số NDT tại Trung tâm được sử dụng hình thức này, NDT thuộc lĩnh vực NCGD chiếm đa số, với 75,6%, tiếp theo là NDT thuộc lĩnh vực quản lý chiếm 19,5%. Mượn tài liệu được xem là hình thức phục vụ ưu đãi của Trung tâm đối với những người làm công tác NCGD, cán bộ quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể sử dụng tài liệu của Trung tâm theo thời gian thích hợp nhất.

Đứng thứ hai sau hình thức đọc tại chỗ là hình thức sao chụp tài liệu, chiếm tỷ lệ 27,1%. Đây là hình thức khá ưu việt đối với NDT không có quyền mượn tài liệu về hay NDT chưa có thời gian phù hợp để nghiên cứu tài liệu. NDT thuộc lĩnh vực quản lý chiếm phần lớn (36,7%) sử dụng hình thức này.

Bên cạnh hình thức đọc tại chỗ, mượn về hay sao chụp, 2,1% NDT cho biết họ đã mua các ấn phẩm thông tin do Trung tâm biên soạn và phát hành như: TC Thông tin và Tư liệu, Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bản tin Khoa học – Công nghệ và

Trong thời đại ngày nay, thư viện và các cơ quan thông tin nói chung đã từng bước tin học hóa dây chuyền hoạt động của mình. Là cơ quan đầu mối liên kết trung tâm của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN, Trung tâm đã chủ động đổi mới các hình thức phục vụ NDT. Song song với các hình thức sử dụng tài liệu truyền thống, Trung tâm đã tạo điều kiện để bạn đọc có thể khai thác nguồn tin điện tử 24/24h, 7 ngày/tuần ở bất kỳ máy tính nào có kết nối mạng Internet, tạo điều kiện để bạn đọc trong cả nước có thể khai thác nguồn tài nguyên quý giá của Trung tâm. Kết quả thống kê cho thấy, 14,1% NDT tại Trung tâm cho biết họ đã sử dụng hình thức truy cập qua mạng để khai thác các nguồn tin của Trung tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 54 - 56)