Theo thống kê hàng năm, lượt bạn đọc đến Trung tâm có xu hướng giảm đi so với các năm trước do hiện nay, thư viện các trường đại học như Bách khoa, Xây dựng, KHTN, Kiến trúc, Nông nghiệp,…các viện nghiên cứu, các trung tâm đều được tăng
cường nguồn lực thông tin, được nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ. Tuy nhiên, Trung tâm vẫn luôn là địa điểm tin cậy thu hút đông đảo NDT do có nguồn thông tin KH&CN đa ngành, đa lĩnh vực, có chất lượng với đội ngũ chuyên gia thông tin khá hùng hậu và cơ sở vật chất ngày càng được kiện toàn.
Kết quả khảo sát về mức độ NDT đến Trung tâm thời gian gần đây cho thấy, 38,1% NDT đến thường xuyên hơn trước và 61,9% NDT đến ít hơn trước.
Trong tổng số NDT đến Trung tâm thường xuyên hơn trước, có 25,2% cho biết họ cần nhiều thông tin hơn, 24,3% nhận thấy nguồn thông tin tại Trung tâm khá chuyên sâu, được nâng cao về chất lượng, số lượng và loại hình, 13,5% đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thông tin do Trung tâm đưa ra đa dạng, tiện ích và giá cả hợp lý, 11% cho rằng công cụ tìm tin thân thiện với NDT và 26,1% đánh giá cách thức tổ chức và phục vụ ngày càng hợp lý.
Để đảm bảo nguồn thông tin KH&CN cung cấp cho NDT, Trung tâm đã áp dụng 3 mức độ bổ sung tài liệu như sau:
Mức 1: Chọn lọc nghiêm ngặt, cung cấp các thông tin cơ bản nhằm duy trì một vốn tài liệu tối thiểu cần thiết phục vụ công tác phổ biến kiến thức và nghiên cứu ban đầu, mức này dành cho các ngành khoa học tự nhiên và chính xác có liên quan nhiều đến KH&CN cũng như các lĩnh vực KH&CN mới nảy sinh, chưa có khả năng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai gần. Trong mức này chỉ bổ sung những dạng tài liệu tra cứu như từ điển, bách khoa toàn thư, tài liệu giới thiệu, tổng quan.
Mức 2: Chọn lọc vừa phải, mức này cung cấp các thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai, đại đa số các ngành KH&CN được bổ sung ở mức này, tức là ngoài các dạng tài liệu như mức 1, bổ sung thêm các chuyên khảo, một số tạp chí hạt nhân quan trọng nhất.
Mức 3: Thông tin đầy đủ, mức này chỉ áp dụng hạn chế đối với một số lĩnh vực ưu tiên, nằm trong các chương trình trọng điểm quốc gia hoặc phục vụ cho các chương
Bảng 2.17. Mức độ NDT đến Trung tâm thời gian gần đây
TT MỨC ĐỘ ĐẾN TRUNG TÂM NDT
TS %
1
THƯỜNG XUYÊN HƠN TRƯỚC 111 38,1
Cần nhiều thông tin hơn trước 28 25,2
TTchuyên sâu, nâng cao về chất lượng, số lượng và loại hình 27 24,3 Các SP&DV TT đa dạng, tiện ích và giá cả hợp lý 15 13,5
Công cụ tìm tin thân thiện với người dùng 12 11
Cách thức tổ chức và phục vụ ngày càng hợp lý 29 26,1
2
ÍT HƠN TRƯỚC 180 61,9
Không có thời gian trực tiếp đến tìm tài liệu 70 38,9 Nguồn TT chưa chuyên sâu và chưa đáp ứng đủ nhu cầu 12 6,7 Các SP&DV TT chưa phong phú, thiết thực và khá đắt 30 16,7 Công cụ tìm tin chưa thân thiện với người dùng 49 27,2 Cách thức tổ chức và phục vụ chưa hợp lý 19 10,6 Nhóm NDT đến Trung tâm ít hơn trước phần lớn vì lý do không có thời gian trực tiếp đến tìm tài liệu, chiếm tỷ lệ 38,9%. 27,2% NDT cho rằng công cụ tìm tin chưa thân thiện với người dùng, 16,7% NDT nhận xét các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Trung tâm chưa phong phú, chưa thiết thực và còn khá đắt, 10,6% cho rằng cách thức tổ chức và phục vụ còn chưa hợp lý, chỉ có 6,7% NDT cho biết nguồn thông tin tại Trung tâm chưa chuyên sâu và chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VÀ KÍCH THÍCH NHU CẦU TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA