Trung tâm là cơ quan TT - TV có hệ thống dịch vụ thông tin khá đa dạng và tiện ích. Theo khảo sát, 31,6% NDT tại Trung tâm cho biết họ sử dụng dịch vụ tra cứu để tìm kiếm thông tin, 30,6% sử dụng dịch vụ cung cấp tài liệu, 25,8% sử dụng dịch vụ bạn đọc đặc biệt, 8,6% sử dụng dịch vụ hỏi đáp từ xa và 3,4% sử dụng dịch vụ dịch thuật tài liệu.
Bảng 2.12. Dịch vụ thông tin được NDT sử dụng
DỊCH VỤ THÔNG TIN
NDT
Tổng số NCGD Quản lý SXKD Sinh viên
SP % SP % SP % SP % SP %
291 100 116 39,9 82 28,2 44 15,1 49 16,8
Tra cứu 92 31,6 40 43,5 21 22,8 11 11,9 20 21,7
Cung cấp tài liệu 89 30,6 23 25,8 32 35,9 12 13,5 22 24,7
Dịch tài liệu 10 3,4 1 10 2 20 5 50 2 20
DVbạn đọc đặc biệt 75 25,8 42 56 20 26,7 8 10,7 5 6,7
Để tra cứu thông tin tại Trung tâm, NDT có thể sử dụng hệ thống tra cứu truyền thống qua mục lục thư viện hoặc tra cứu trên máy tính điện tử có nối mạng. Trong những năm gần đây, hệ thống máy tính và dung lượng đường truyền mạng của Trung tâm đã được nâng cấp đáng kể. Tại các phòng đọc của Trung tâm đã trang bị nhiều máy tính nối mạng. Ngoài ra, Trung tâm còn thành lập thêm một phòng chuyên môn chuyên làm công tác tra cứu, chỉ dẫn thông tin với đội ngũ cán bộ khá vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, dịch vụ tra cứu tin của Trung tâm đã được đông đảo NDT quan tâm sử dụng.
Bên cạnh dịch vụ tra cứu, cung cấp tài liệu cũng là một trong hai loại hình dịch vụ thu hút được đông đảo NDT. Theo thống kê, 30,6% NDT sử dụng dịch vụ này tại Trung tâm. Dịch vụ cung cấp tài liệu bao gồm cung cấp bản sao tài liệu gốc có tại Việt Nam và tài liệu gốc không có tại Việt Nam. Đây là loại hình dịch vụ khá ưu việt, đơn giản đối với NDT. Khi tìm được tài liệu tại Trung tâm hoặc địa chỉ lưu giữ tài liệu, NDT đặt hàng yêu cầu cán bộ thông tin cung cấp bản sao tài liệu mà NDT cần.
Dịch tài liệu là loại hình dịch vụ NDT ít quan tâm nhất. Điều này có thể giải thích được bởi 100% NDT đến Trung tâm đều có khả năng sử dụng ít nhất một ngoại ngữ là tiếng Anh. Với những tài liệu viết bằng tiếng Nga hoặc tiếng Pháp, đa số NDT cho biết họ thường tìm đến các chuyên gia của các lĩnh vực và đặt hàng dịch thuật.
Hỏi đáp từ xa cũng là loại hình dịch vụ khá tiện ích đối với NDT. Loại hình dịch vụ này tạo điều kiện để NDT vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không mất công sức trực tiếp đến Trung tâm tra tìm tài liệu. Tuy nhiên theo thống kê, chỉ có 8,6% NDT tại Trung tâm cho biết họ có sử dụng loại hình dịch vụ này.
Tìm hiểu phương thức tra cứu, tìm tin của NDT tại Trung tâm không chỉ nhằm cung cấp và thỏa mãn tối đa NCT của NDT mà còn tạo điều kiện để Trung tâm có thể quảng bá sâu rộng hơn những sản phẩm và dịch vụ thông tin của Trung tâm.
Để tìm hiểu thói quen sử dụng các công cụ tìm tin của NDT tại Trung tâm, tác giả đã tiến hành khảo sát dựa trên 6 công cụ chính, bao gồm: thư mục thông báo, mục
lục thư viện, mạng VISTA, CSDL trên CD-ROM, CSDL trực tuyến, Internet và công cụ khác.
Bảng 2.13. Công cụ tìm tin được NDT sử dụng
CÔNG CỤ TÌM TIN
NDT
Tổng số NCGD Quản lý SXKD Sinh viên
SP % SP % SP % SP % SP %
291 100 116 39,9 82 28,2 44 15,1 49 16,8
Thư mục thông báo 70 24,1 31 44,3 23 32,8 9 12,9 7 10
Mục lục thư viện 129 44,3 69 53,5 19 14,7 10 7,8 31 24 Mạng VISTA 243 83,5 86 35,4 68 28 44 18,1 45 18,5 CSDLtrênCDROM 145 49,8 55 37,9 36 24,8 31 21,4 23 15,7 CSDL trực tuyến 98 33,7 32 32,7 20 20,4 17 17,3 29 29,6 Mạng Internet 291 100 116 39,9 82 28,2 44 15,1 49 16,8 Công cụ khác 23 7,9
Qua khảo sát cho thấy, 100% NDT tại Trung tâm cho biết họ tìm kiếm thông tin trên Internet. Có thể thấy tìm tin trên Internet là phương thức tìm kiếm thông tin khá đơn giản, phổ biến và là xu hướng chung tất yếu trong xã hội thông tin. Với một chiếc máy tính có nối mạng, NDT có thể tra cứu thông tin từ bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào. Không chỉ tra cứu tiện ích, nguồn thông tin trên Internet còn rất đa dạng, phong phú và bao quát nên đã thu hút được đông đảo NDT khai thác và sử dụng.
Ngoài Internet, mạng VISTA do Trung tâm xây dựng và vận hành cũng là địa chỉ tin cậy được đông đảo NDT tìm kiếm và khai thác thông tin. Đây là mạng thông tin máy tính diện rộng về KH&CN được xây dựng trên nền cổng thông tin của công ty Oracle nhằm truyền tải trực tuyến các thông tin, các thành tựu mới nhất về KH&CN trong nước cũng như trên thế giới, giúp những người làm công tác KH&CN trong và
ngoài nước có điều kiện tiếp cận nhanh tới những thành tựu KH&CN trong nước và trên thế giới, phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước.
Theo thống kê có 83,5% NDT tại Trung tâm cho biết họ sử dụng mạng VISTA để tìm kiếm thông tin. Thông qua mạng VISTA, NDT có thể khai thác một số CSDL do Trung tâm xây dựng như CSDL sách, tạp chí, tài liệu KH&CN nước ngoài, tài liệu KH&CN trong nước; hoặc mua của nước ngoài; các ấn phẩm điện tử của Trung tâm; các tạp chí online,…
Các CSDL trên CD-ROM tại Trung tâm có thể kể tới như: CSDL thư mục KH&CN, CSDL toàn văn về KH&CN, CSDL công nghệ nông thôn, CSDL về chợ công nghệ Việt Nam, CSDL toàn văn chọn lọc về các bài trích từ tạp chí nước ngoài, Chemical Abstracts, … đang từng bước khẳng định được giá trị của mình qua số lượng NDT quan tâm khai thác. Thống kê cho thấy, 49,8% NDT cho biết họ có tra cứu và khai thác thông tin trên các CSDL trên CD ROM.
Mục lục thư viện là một bộ phận quan trọng của bộ máy tra cứu, là công cụ tra cứu thông tin truyền thống tại các cơ quan TT - TV. Mục lục thư viện phản ánh toàn bộ kho tài liệu gốc có trong thư viện, giúp bạn đọc tra tìm tài liệu một cách thuận lợi và nhanh chóng. Từ năm 1996, Trung tâm đã ngừng phát triển hệ thống tra cứu này và dần thay thế bằng các CSDL, một phần vì xu hướng tin học hóa, hiện đại hóa hoạt động TT - TV và xây dựng các thư viện điện tử đang hình thành và phát triển, phần khác là do hệ thống mục lục chiếm nhiều diện tích, khó bảo quản và tính bền vững theo thời gian không cao. Hệ thống mục lục của Trung tâm chỉ cung cấp những thông tin về tài liệu có từ năm 1995 trở về trước. Tuy nhiên, để tra tìm chính xác tài liệu của mình, hệ thống mục lục vẫn là một công cụ tra cứu truyền thống tích cực. Bằng chứng là có 44,3% NDT tại Trung tâm cho biết họ sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm tài liệu.
Trong những năm gần đây, do tác động to lớn của CNTT tới lĩnh vực in ấn, xuất bản và để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của NDT, ngoài các dạng tài liệu in trên giấy, Trung tâm đã tăng cường bổ sung các loại tài liệu điện tử, đặc biệt là các tài liệu