Các giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 85)

3.2.1. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động TT – TV

Sự phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của mạng lưới thông tin KH&CN, đặc biệt là sự phát triển của Trung tâm.

Từ năm 1990 đến 1997, Trung tâm đã tiến hành tin học hóa các hoạt động TT – TV trên cơ sở sử dụng hệ quản trị CSDL CDS-ISIS do UNESCO cung cấp. Mạng máy tính được xây dựng trên nền hệ điều hành Novell.

Từ năm 1998 đến 2002, Trung tâm ứng dụng công nghệ Internet để xây dựng mạng VISTA. Hệ điều hành mạng là Window NT. Trên mạng chủ yếu sử dụng Web ISIS làm hệ tra cứu dữ liệu. Các hệ quản trị CSDL như SQL server, Oracle đã được nghiên cứu.

Từ năm 2003 đến nay, hoạt động tin học trong Trung tâm có nhiều thay đổi. Các chuẩn quốc gia và quốc tế được đặc biệt tôn trọng. Phần mềm nguồn mở đã được nghiên cứu và áp dụng đặc biệt là phần mềm ứng dụng để xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin. Do nhu cầu thông tin của xã hội đã đặt ra những nhiệm vụ cấp bách mà Trung tâm đã giải quyết:

- Trung tâm đã xây dựng hệ thống thông tin phục vụ việc mua, bán, tư vấn về công nghệ, thiết bị, giải pháp phần mềm và dịch vụ KH&CN trên mạng. Website chợ ảo về công nghệ và thiết bị Việt Nam được hình thành.

- Tin học hóa toàn bộ dây chuyền thư viện của Trung tâm. - Hình thành một hệ thống thông tin KH&CN địa phương.

- Tổ chức và xây dựng “CSDL toàn văn” thông qua một website bao quát toàn bộ các bản tin điện tử do Trung tâm biên soạn, các bài trích chọn lọc từ tạp chí KH&CN của Việt Nam.

- Xây dựng website “Thông tin phục vụ doanh nghiệp”.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ, NCT ngày càng cao, CNTT ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của đời sống đã tạo ra cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động thông tin KH&CN. NCT ngày càng tăng, công cụ thu thập, xử lý và truyền tải thông tin ngày càng hoàn thiện là cơ hội để hoạt động thông tin phát triển. Do vậy, tin học hóa hoạt động TT-TV là xu thế phát triển tất yếu của các cơ quan TT-TV nói chung và Trung tâm nói riêng. Nếu các cơ quan TT-TV không có đủ tiềm lực thông tin, không tận dụng được lợi thế của hoạt động thông tin, không có khả năng phục vụ thông tin có hiệu quả thì vị thế sẽ dần suy giảm.

Để đạt được hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, thỏa mãn tối đa NCT của NDT, Trung tâm cần tạo ra nhiều cơ hội cho NDT được tiếp cận với nguồn tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và đa chiều hơn. Cụ thể:

- Xây dựng các hệ thống thông tin (bao gồm các CSDL) hoàn chỉnh theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp.

- Chuẩn hóa việc tổ chức và xây dựng các hệ thống thông tin (các chuẩn mô tả, trao đổi, phân loại,…), tạo điều kiện thuận lợi để tích hợp thông tin trong các hệ thống thông tin, nhanh chóng hình thành một mạng thông tin KH&CN quốc gia, tận dụng các sản phẩm thông tin để phục vụ NDT trong cả nước.

- Hình thành thư viện điện tử, coi việc tổ chức, xây dựng nguồn dữ liệu điện tử là cốt lõi của một thư viện điện tử, từ đó có chính sách phù hợp, đặc biệt là về mặt tài chính, để thu thập, xử lý và quản lý thống nhất nguồn tin điện tử.

- Xây dựng các công cụ cần thiết (thuận tiện và đồng bộ) để hỗ trợ cho việc trao đổi và chia sẻ và phục vụ thông tin bằng nguồn tin điện tử.

3.2.2. Đào tạo và thu hút người dùng tin

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động TT - TV đã ảnh hưởng đến tập quán khai thác thông tin của NDT, làm thay đổi tập quán tra cứu thông tin của họ, đồng thời cũng tạo điều kiện để NDT chủ động tiếp cận các nguồn thông tin. Vì vậy, tổ chức đào tạo

kỹ năng tra cứu thông tin cho NDT là một việc làm thiết thực, hữu ích, tạo điều kiện để NDT sử dụng các cách tìm kiếm thông tin một cách độc lập, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm đã thường xuyên mở các lớp đào tạo NDT về kiến thức và kỹ năng xác định, tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá thông tin KH&CN, giúp NDT nắm bắt kịp thời các nguồn lực thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin có tại Trung tâm. Bên cạnh việc trang bị cho NDT những kỹ năng khai thác thông tin trên các công cụ tra cứu truyền thống, Trung tâm còn chú trọng hướng dẫn họ cách khai thác các hệ thống thông tin, các mạng thông tin và kỹ năng khai thác chúng. Trên cơ sở đó, NDT có thể chủ động khai thác thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

Yêu cầu đặt ra đối với việc đào tạo NDT phải là:

- Được đảm bảo pháp lý và phải được tổ chức và thực hiện thống nhất; - Đào tạo NDT phải là hoạt động thường xuyên, liên tục;

- Nội dung đào tạo phải phù hợp với từng nhóm đối tượng NDT;

- Chương trình đào tạo phải linh hoạt để dễ cập nhật những thay đổi của CNTT; - Phương thức đào tạo phải đa dạng, cơ động nhằm bảo đảm thuận lợi tối đa cho NDT;

- Thời gian đào tạo phải thích hợp với từng nhóm NDT và không nên kéo dài.

Để đào tạo NDT, có thể dựa vào một số phương thức như sau:

- Tổ chức định kỳ các buổi đào tạo kỹ năng tra cứu thông tin. Hiện nay tại Trung tâm, vào chiếu thứ 6 hàng tuần đều tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng tìm tin tự động hoá cho NDT.

- Tổ chức các lớp chuyên đề về khai thác thông tin KH&CN cho từng đối tượng NDT cụ thể.

- Biên soạn và phát hành các tài liệu phổ biến kiến thức về tìm tin, các tài liệu giới thiệu nguồn lực, các sản phẩm và dịch vụ có tại Trung tâm.

- Bố trí cán bộ thường trực hỗ trợ tìm tin khi NDT cần sự trợ giúp.

Bên cạnh việc đào tạo NDT, một việc làm nữa cũng rất cấp bách là thường xuyên điều tra, tìm hiểu NCT của NDT. Thông qua những cuộc điều tra này, Trung tâm sẽ nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của NDT, mức độ thoả mãn NCT để từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo công tác phục vụ NDT đạt hiệu quả cao nhất.

Không chỉ đào tạo NDT, tìm hiểu NCT của NDT, Trung tâm còn cần có những chính sách thiết thực và cụ thể hơn để thu hút NDT.

Để thu hút đông đảo hơn nữa NDT, Trung tâm cần tăng cường nguồn lực thông tin, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin đồng thời đưa ra những chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng NDT cụ thể.

Trung tâm có thể đưa ra những hình thức khuyến khích NDT như cho dùng miễn phí một số dịch vụ thông tin trong một thời gian nhất định, hoặc giảm giá sử dụng dịch vụ đối với những đối tượng NDT có thu nhập thấp. Ngoài ra, đối với công tác phục vụ, có thể kéo dài thời gian mở cửa thư viện vào buổi tối, mở thêm dịch vụ tra cứu vào ngày thứ bảy và chủ nhật, mở rộng diện bạn đọc được phép mượn tài liệu về nhà,…

Hiện nay, Trung tâm đang cung cấp “Dịch vụ bạn đọc đặc biệt”. Đây là dịch vụ rất ưu việt, tạo điều kiện để NDT có thể với tới các nguồn tin KH&CN trong nước và nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ địa điểm nào với một chiếc máy tính có kết nối mạng. Để tăng số lượng bạn đọc được cấp quyền sử dụng dịch vụ này, Trung tâm có thể xem xét tới một số giải pháp như giảm phí truy cập, tăng cường số lượng CSDL trong và ngoài nước, cho phép đăng ký qua mạng, chia nhỏ các gói sản phẩm, có chính sách ưu đãi đối với NDT thuộc lĩnh vực NCGD bởi đây là đối tượng NDT chiếm đa số tại Trung tâm và cũng là lực lượng trí thức đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển của nền KH&CN Việt Nam.

3.2.3. Quảng cáo, phổ biến thông tin

Gần đây, khi tìm kiếm các giải pháp để mở rộng việc sử dụng thông tin đối với các sản phẩm trong hoạt động của các cơ quan TT – TV, nhiều người viện dẫn về việc cần đẩy mạnh tiếp thị. Cách đây gần 20 năm, khi phân tích về hoạt động thông tin ở các nước đang phát triển, G.S. Dwight E. Gray, một chuyên gia của Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã lưu ý khi sử dụng tiếp thị. Ông viết: “Nếu khi quảng cáo cho cơ quan thông tin mà vượt quá những khả năng và giá trị thực có của nó thì sẽ dẫn tới tác dụng phản lại: NDT sẽ thờ ơ, mặc cảm thậm chí sẽ xa lánh cơ quan thông tin” [9, tr. 4]. Như vậy, có thể thấy, tiếp thị đóng vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động của của các cơ quan TT – TV nói chung và hoạt động thông tin nói riêng.

Thực chất của việc tiếp thị và quảng cáo chính là việc áp dụng các nguyên lý marketing vào hoạt động TT - TV. Trong những năm gần đây, khi thị trường KH&CN xuất hiện và khái niệm kinh tế tri thức không còn xa lạ nữa thì thông tin và các sản phẩm thông tin đã trở thành một dạng hàng hóa đặc biệt với đầy đủ các tiêu thức về giá cả và giá trị sử dụng. Việc áp dụng nguyên lý marketing vào hoạt động TT - TV là một bước tiến quan trọng để nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để các sản phẩm và dịch vụ thông tin trở thành lực kéo quan trọng để mọi người gần lại với hoạt động của các cơ quan TT – TV.

Một trong những bước đầu tiên của việc áp dụng nguyên lý marketing trong hoạt động TT - TV là cần tiến hành nghiên cứu, điều tra NCT một cách thường xuyên và định kỳ. Kết quả điều tra là cơ sở đề để điều chỉnh các hoạt động thông tin nhằm thỏa mãn tối đa NCT, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà NDT có nhu cầu cao chứ không phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà Trung tâm hiện có.

Đối với các sản phẩm và dịch vụ thông tin, cần có chiến lược mở rộng, nâng cao chất lượng và quảng bá rộng rãi hơn. Trước hết, phải xác định được giá cả cho các sản

phẩm và dịch vụ thông tin. Việc định giá phù hợp không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng NDT khác nhau có thể tiếp cận được sản phẩm và dịch vụ thông tin mà còn là cách thức để đánh giá đúng năng lực, công sức của cán bộ thông tin trực tiếp làm ra sản phẩm và dịch vụ thông tin đó. Để sản phẩm và dịch vụ thông tin đến được với NDT, Trung tâm cần tiến hành giới thiệu, quảng bá rộng rãi bằng nhiều hình thức. Việc giới thiệu có thể được lồng ghép, kết hợp trong nội dung và các lớp đào tạo NDT, các hội nghị bạn đọc, các triển lãm giới thiệu sách, các tờ rời và đặc biệt là giới thiệu trên mạng.

Áp dụng tốt những nguyên lý marketing sẽ từng bước làm thay đổi cách nhìn về sản phẩm và dịch vụ thông tin của NDT, giúp NDT ý thức hơn khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin này, đồng thời tăng cường khả năng đáp ứng NCT của NDT tại Trung tâm.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, hoạt động thông tin KH&CN của Việt Nam đã có những bước phát triển và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia đã được hình thành, nguồn lực thông tin KH&CN bước đầu đáp ứng được nhu cầu thông tin cơ bản của đất nước, trình độ công nghệ của các tổ chức thông tin KH&CN đã được nâng cao với sự ứng dụng mạnh mẽ CNTT và truyền thông, kết nối Internet. Nhiều cổng giao tiếp điện tử, thư viện điện tử, website về KH&CN của các cơ quan thông tin đã được xây dựng và bắt đầu phục vụ hiệu quả.

Với vai trò là cơ quan đầu mối liên kết trung tâm của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN, Trung tâm đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội trong việc khẳng định vị thế và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin nói chung và thông tin KH&CN nói riêng.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm luôn chú trọng tới công tác phát triển nguồn tin, trở thành một trong những địa chỉ có nguồn lực thông tin KH&CN lớn mạnh nhất của đất nước. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tăng cường đầu tư vào CNTT và từng bước tự động hóa dây chuyền tư liệu. Các hoạt động của Trung tâm đã đóng góp tích cực và quan trọng vào sự phát triển của công tác thông tin KH&CN của đất nước.

Trong giai đoạn mới, trước bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động KH&CN tiếp tục phát triển mạnh mẽ, Trung tâm cần có sự đổi mới toàn diện hơn nữa để tiếp tục là địa chỉ tin cậy của NDT, đáp ứng tốt hơn nữa NCT của NDT , góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin KH&CN, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Thông qua đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm

cứu, khảo sát thực trạng NCT của NDT tại Trung tâm. Tác giả rất mong muốn và hy vọng những kết quả và đề xuất được đề cập trong luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao khả năng đáp ứng NCT của NDT tại Trung tâm, đồng thời thúc đẩy hoạt động thông tin KH&CN tại Trung tâm ngày càng phát triển, xứng đáng với vai trò và vị thế quan trọng trong Hệ thống Thông tin KH&CN nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

********

Tài liệu chỉ đạo

[1] Luật Khoa học và Công nghệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

[2] Nghị định 159/2004/NĐ - CP ngày 31 tháng 8 năm 2004 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

Tiếng Việt

[3] Tạ Hoài Anh (2005), Đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội.

[4] Chiến lược tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ (1998), Dự án Xây dựng Chiến lược Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2020, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

[5] Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Hà Nội, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1999.

[6] Nguyễn Tiến Đức (2006), Bàn về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin khoa học và công nghệ ở nước ta, TC Thông tin Tư liệu, (4), tr. 6 – 12.

[7] Nguyễn Văn Điến (2005), “Tình hình và kết quả ứng dụng CNTT của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia”, Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và Công nghệ lần thứ V, tr. 106-114

[8] Nguyễn Hiền (2008), Thay đổi quan niệm về tài nguyên trong phát triển, TC Kinh tế và Dự báo, (4), tr. 33-34.

[9] Nguyễn Hữu Hùng (2008), Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Việt Nam, TC Thông tin Tư liệu, (2), tr. 1 - 6.

[10] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Phát triển thông tin KH&CN để trở thành nguồn lực, TC Thông tin Tư liệu, (1), tr. 1 – 4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 85)