Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 77)

Tiêu chuẩn hóa viên chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chế độ ưu tiên trong công tác tuyển dụng cán bộ là

người dân tộc thiểu số; đồng thời, có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút cán bộ đến làm việc tại các vùng khó khăn, đặc biệt là các huyện nghèo.

Lựa chọn Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn là người có năng lực, có uy tín, nhiệt tình trong công tác, biết ghi chép sổ sách rõ ràng và đảm bảo thực hiện đúng điều kiện đã quy định của ngân hàng và thực hiện việc chi trả tiền hoa hồng theo mức độ hoàn thành công việc. Tiến hành củng cố, sắp xếp, đào tạo lại Tổ tiết kiệm và vay vốn. Đối với những Tổ tiết kiệm và vay vốn không còn hoạt động thì xử lý theo hướng: thứ nhất, hộ vay có khả năng trả nợ, động viên trả ngay, hướng dẫn hộ gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động tại địa bàn hoặc có đủ điều kiện và số lượng thì thành lập tổ mới. Thứ hai, hộ có khả năng trả dần theo cam kết thì bàn giao cho cán bộ xã, hội, đoàn thể, đôn đốc trả dần theo cam kết.

Đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cho các cấp hội, đoàn thể nhận làm uỷ thác cho vay và các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trên cơ sở các Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đòi hỏi cán bộ phải nắm bắt một cách chính xác, cụ thể và khả năng truyền đạt các nội dung văn bản. Hình thức đào tạo ngắn ngày tập trung, phối hợp với Ban xóa đói giảm nghèo, hội, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn lại quy trình nghiệp vụ trên cơ sở nội dung văn bản của Trung ương kết hợp với tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng chương trình cụ thể và cuối khoá có đánh giá kết quả.

Cần hiện đại hóa hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với phương thức hoạt động. Tổ chức tốt việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Chương trình tín dụng đối với HSSV được thực hiện từ năm 2007 theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hỗ trợ HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại cấc trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề, có điều kiện trang trải chi phí học tập, sinh hoạt gồm học phí, chhi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn ở, đi lại. Chương trình đã góp phần chia sẻ gánh nặng và giảm bớt những lo âu trăn trở của các bậc phụ huynh hoàn cảnh khó khăn, giúp các HSSV nghèo có thêm niềm tin, vượt khó vươn lên thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Nói chung, cho vay HSSV là một khoản đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo có thể nói đây là một khoản đầu tư dài hạn cho tương lai, ở một số nước trên thế giới đầu tư cho giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu và Việt Nam cũng đang dần hướng đến mục tiêu này.

Tuy vậy cho vay HSSV là một trong những nghiệp vụ mang tính rủi ro nhất định trong ngân hàng do khả năng trả nợ của đối tượng này phụ thuộc vào rất nhiều vào yếu tố trong tương lai và không xác định được. Khi HSSV tốt nghiệp ra trường nhưng lại không tìm được việc làm, không có nguồn thu để trả nợ, hay HSSV không có thiện chí, cố ý trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác chương trình cho vay này có đối tượng rộng, mang tính đặc thù cao, phân tán đến từng hộ gia đình với những món vay nhỏ và tập trung vào khoảng 2 tháng khi bắt đầu nhập học cũng như việc theo dõi thời gian trả nợ đúng hạn của chương trình này còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp vì cần phải tốn nhiều chi phí và đội ngũ cán bộ đông, có kinh nghiệm nhưng điều này ngân hàng chưa có điều kiện.

Nhưng trên hết, các ngân hàng đều xác định cố gắng làm tốt công tác giải ngân để chương trình này tiếp tục đến với các HSSV các gia đình thực sự có nhu cầu, góp phần mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho những HSSV khó khăn đang khát khao vươn lên vượt khó, thoát nghèo bằng con đường học vấn, góp thêm niềm tin của người dân vào những chính sách thiết thực của chính phủ. Để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, chính quyền và cả cộng đồng chúng ta cùng chung tay làm nên.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Các chính sách, giải pháp đều bắt nguồn từ thực tế nên cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách tín dụng, thường xuyên theo dõi, đối chiếu kiểm tra thực tế việc thực hiện các văn bản ban hành để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Nên tổng rà soát lại các văn bản để sữa đổi và bổ sung kịp thời và có cơ chế rõ ràng dựa trên việc xác định các tiêu chí cụ thể.

Cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng để tạo ra sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các ngân hàng, từ đó thúc đẩy các ngân hàng phát triển theo chiều hướng tích cực và đạt hiệu quả cao hơn.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Tăng cường hoạch định các chương trình chiến lược, chính sách phù hợp cho các nhóm đối tượng sinh viên rất khác nhau, nhiều vùng miền, khu vực rất khác nhau, nhiều mức độ khác nhau. Điều này đã thể hiện rất rõ ở quy định về đầu vào (chính sách tuyển sinh) của các nhóm đối tượng, khu vực khác nhau để thực hiện công bằng xã hội. Chương trình hiện nay chỉ áp dụng chủ yếu cho các hộ nghèo, cận nghèo và khó khăn nhưng thiết nghĩ cũng có những đối tượng khác cần hỗ trợ nên cần phải mở rộng đối tượng được thụ hưởng.

Ngoài ra Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cần có cơ chế xử lý nợ quá hạn đối với những sinh viên ra trường nhưng không tìm được việc làm và gia đình không đủ điều kiện để trả nợ. Đồng thời Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cần hỗ trợ kịp thời và phân phối nguồn vốn đến các ngân hàng tỉnh và phòng giao dịch huyện để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân.

6.2.3 Đối với các bên liên quan khác

6.2.3.1 Đối với nhà trường

Cần có chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, có những quy định rõ hơn trách nhiệm của nhà trường, để nhà trường phối hợp chặt chẽ hơn với ngân hàng trong việc xét duyệt đề nghị cho vay, trong việc quản lý HSSV, cấp các văn bằng, chứng chỉ nhằm mục đích giúp ngân hàng thu nợ hiệu quả hơn.

Đề nghị các trường thành lập bộ phận chuyên theo dõi để lựa chọn các HSSV đủ tiêu chuẩn cả về học lực và đạo đức, hướng dẫn HSSV làm hồ sơ; loại ngay những hồ sơ không đủ tiêu chuẩn (tẩy xoá, không đúng chữ ký…) để ngân hàng có thể xét duyệt nhanh chóng. Thường xuyên cung cấp thông tin

các trường hợp HSSV bỏ học, bị đuổi học, HSSV tốt nghiệp ra trường…phối hợp với ngân hàng trong việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ đúng quy định.

6.2.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân và các Hội, Đoàn thể

UBND các xã, thị trấn chỉ đạo cho các đoàn thể, các Tổ TK&VV, ban nhân dân ấp bình xét công khai, dân chủ, đảm bảo đúng đối tượng vay vốn theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Hội, Đoàn thể cần tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách ưu đãi của Nhà nước làm chuyển biến nhận thức, tư tưởng và hành động, tuyên truyền cho hộ vay nắm được các chính sách xoá đói giảm nghèo, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ trả nợ đúng theo hợp đồng đã ký với NHCSXH. Hội đoàn thể cấp huyện, xã thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nợ theo hợp đồng uỷ thác. Phối hợp cùng với NHCSXH và chính quyền kiên quyết xử lý các trường hợp chây ỳ, kỳ kèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo kết quả cho vay học sinh sinh viên của phòng giao dịch NHCSXH huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

2. Thái Văn Đại (2007).“ Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại”,

NXB Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). “Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại”, NXB Đại học Cần thơ.

4. Phùng Văn Hiền (2013). “Chính Sách Hỗ Trợ Sinh Viên – Những Vấn Đề Đặt Ra Hiện Nay”, Học Viện Hành Chính

5. Công văn 2162A/NHCS-TD, ngày 02/10/2007 của Tổng Giám đốc NHCSXH V/v Hướng dẫn thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ. 6. Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH.

7. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

8. http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/125008/sinh-vien-ra-truong-chat-vat-tra-

no-ngan-hang.html

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 77)