Bảng 4.10: Nợ quá hạn của một số chương trình cho vay
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm tháng đầu năm Chênh lệch 6
2011 2012 2013 2013 2014 Nợ quá hạn CV hộ nghèo Triệu đồng 1.188 1.352 1.282 1.150 1.033 Nợ quá hạn CV GQVL Triệu đồng 615 307 286 243 241 Tổng nợ quá hạn Triệu đồng 2.445 2.625 2.401 1.883 2.347 Nợ quá hạn CV hộ nghèo/Tổng nợ quá hạn % 48,59 51,50 53,39 61,07 44,01 Nợ quá hạn CV GQVL/Tổng nợ quá hạn % 25,15 11,70 11,91 12,90 10,27
(Nguồn Tổ kế hoạch-Nghiệp vụ NHCSXH huyện Cù Lao Dung)
Hiện nay, tại PGD đang thực hiện cho vay 10 chương trình theo quy định của NHCSXH Việt Nam, trong đó chương trình CV hộ nghèo, CV GQVL là một trong các chương trình có nợ quá hạn cao nhất. Tỷ trọng nợ quá hạn CV hộ nghèo trên tổng nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 50% trong
tổng nợ quá hạn, cụ thể tỷ trọng này qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 48,59%, 51,50%, 53,39%, 44,01% vì chương trình cho vay này là chương trình đầu tiên và trọng yếu của ngân hàng. Tỷ trọng nợ quá hạn CV GQVL trên tổng nợ quá hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, cụ thể năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có tỷ trọng lần lượt là 25,15%, 11,70%, 11,90%, 10,27%, tỷ trọng này tuy có xu hương giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn CV hộ nghèo và nợ quá hạn CV GQVL cũng phần nào ảnh hưởng đến nợ quá hạn CV HSSV trong tổng dư nợ, từ đó cho thấy một phần rủi ro của chương trình CV HSSV.
Bên cạnh đó để phân tích và tìm hiểu rõ hơn về các rủi ro cho vay HSSV ta cần phân tích sâu hơn số liệu xung quanh món vay HSSV như hệ số thu nợ, vòng quay vốn, tỷ lệ nợ quá hạn..., cụ thể các số liệu như sau:
Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá cho vay HSSV
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 6 tháng đầu năm
2011 2012 2013 2013 2014 Nợ quá hạn triệu đồng 12 112 194 111 188 Doanh số cho vay triệu đồng 10.301 11.659 8.911 4.647 5.238 Doanh số thu nợ triệu đồng 708 1.280 2.394 1.336 1.723 Dư nợ triệu đồng 25.055 35.435 41.952 38.746 45.467 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,05 0,32 0,46 0,29 0,41 Hệ số thu nợ % 6,87 10,98 26,28 28,75 32,89 Tỷ trọng dư nợ HSSV % 17,02 23,16 25,47 22,43 26,30 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,03 0,04 0,06 0,03 0,04 Nợ quá hạn CV HSSV/Tổng nợ quá hạn % 0,49 4,27 8,08 5,89 8,01 Nợ quá hạn CV HSSV/Nợ quá hạn CV GQVL % 1,95 36,50 67,83 45,68 78,01 Nợ quá hạn CV HSSV/Nợ quá hạn CV hộ nghèo % 1,01 8,28 15,13 9,65 18,20
Hệ số thu nợ HSSV :
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt và ngược lại. Hệ số thu nợ cho biết số tiền ngân hàng thu hồi được trong một thời kỳ nhất định từ một nghìn đồng doanh số cho vay.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số thu nợ đang có chiều hướng tăng điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đang được tập trung thực hiện rất tốt, doanh số thu nợ qua các năm có xu hướng tăng làm cho hệ số thu nợ qua các năm cũng tăng dần, cụ thể năm 2011 hệ số này là 6,87%, năm 2012 đạt 10,98%, năm 2013 hệ số này tăng lên và đạt 26,86%, 6 tháng năm 2014 hệ số này tăng vọt đạt 32,89% tức là cứ 1000 đồng cho vay thì ngân hàng thu lại được 328,9 đồng, do các đối tượng mà ngân hàng phục vụ đa số là những hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn không có cơ sở sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính không ổn định nên các con số này còn khiêm tốn. Tuy nhiên hệ số thu nợ của ngân hàng đã tăng vượt bậc qua các năm, điều này cho thấy sự quan tâm hơn của ngân hàng đối với công tác thu nợ cũng như ý thức trả nợ của người dân ngày càng tốt hơn.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Chỉ tiêu này còn cho thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng thực hiện kế hoạch tín dụng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh và đánh giá chất lượng một cách rõ rệt, nhìn chung thì trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này có dấu hiệu tăng cụ thể là năm 2011 nợ quá hạn chiếm 0,05% dư nợ cho vay HSSV, năm 2012 chỉ tiêu này tăng 0,32%, năm 2013 thì chỉ tiêu này là 0,46%, sang 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này là 0,41%. Qua chỉ tiêu này có thể thấy được tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng cao. Tuy công tác thu hồi nợ ngày càng được cán bộ ngân hàng quan tâm và chú ý nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng các hộ trả nợ chậm. Nguyên nhân là do yếu tố khách quan tác động làm ảnh hưởng đến việc trả nợ không đúng hạn của các hộ vay như: gia đình có kinh tế rất khó khăn, sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, thiên tai và dịch bệnh làm ảnh hưởng đến mùa vụ, năng suất sản phẩm của người dân … những yếu tố trên ảnh hưởng đến việc trả nợ của hộ vay.
Tỷ trọng dư nợ HSSV so với dư nợ chung
Tỷ trọng dư nợ HSSV so với dư nợ chung cho thấy được phần nào mức độ quan tâm của NHCSXH nói riêng cũng như Chính phủ trong công tác trồng người, bồi đắp nhân tài cho đất nước. Tỷ trọng dư nợ HSSV đều có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể tỷ trọng này của các năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 17,02%, 23,16%, 25,47% và 26,30%. NHCSXH thực hiện cho vay ưu đãi mười bảy chương trình và bốn dự án để góp phần tạo đòn bẫy phát triển kinh tế, xây dựng dân giàu nước mạnh. Hiện tại, Phòng giao dịch huyện Cù Lao Dung Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Sóc Trăng thực hiện mười chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Như vậy, tỷ trọng dư nợ HSSV tại huyện tương đối cao so với một số chương trình cho vay khác. Điều này cho thấy ngân hàng và các tổ chức xã hội tại huyện có sự quan tâm đúng mức đối với chương trình cho vay HSSV. Nhằm phát triển thêm nguồn lao động có tay nghề, kiến thức chuyên môn cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng thể hiện sự luân chuyển nguồn vốn nhanh hay chậm, nếu vòng quay vốn càng nhanh thì ngân hàng quay vòng vốn càng nhanh, đạt hiệu quả cao. Nhìn chung, vì chương trình cho vay HSSV chủ yếu cho vay trung và hạn nên vòng quay vốn tín dụng tại PGD tương đối thấp nhưng đã được cải thiện dần qua các năm, cụ thể vòng quay của năm 2011 là 0,03 vòng, năm 2012 tăng lên 0,04 vòng và đạt cao nhất là năm 2013 với 0,06 vòng, 6 tháng đầu năm 2014 đang có biến chuyển tốt đạt 0,04 vòng. Tuy vòng quay vốn tín dụng còn thấp nhưng đã được cải thiện dần qua các năm, năm 2013 sở dĩ có vòng quay vốn cao nhất nguyên nhân là do công tác thu nợ được ngân hàng chú trọng quan tâm, cán bộ ngân hàng và các bên liên quan có sự phối hợp chặt chẽ hơn, tích cực thu hồi các khoản nợ đáo hạn đồng thời thực hiện tuyên truyền các chương trình, chính sách của nhà nước nâng cao ý thức trả nợ của người dân. Bên cạnh đó năm 2013 và 6 tháng năm 2014, ngân hàng đã thận trọng hơn trong công tác xét duyệt hồ sơ cho vay HSSV nhằm tránh trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích.
Nợ quá hạn CV HSSV trên tổng nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn CV HSSV trên tổng nợ quá hạn phần nào cho thấy mức độ rủi ro của chương trình CV HSSV và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụngtại PGD. Nhìn chung, tỷ lệ này tuy thấp nhưng đang tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2011 chỉ là 0,49% nhưng đến năm 2012 tăng lên đến 4,27%, năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên là 8,08%, 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này là
8,01%. Tỷ lệ này cho thấy nợ quá hạn CV HSSV đang tăng nhanh qua các năm so với tổng nợ quá hạn. Một phần vì tổng nợ quá hạn đang được ngân hàng quan tâm nên có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là các khoản CV HSSV có thời gian đáo hạn tương tự nhau nên đến hạn đồng loạt, trong khi đó HSSV khi ra trường lại không có việc làm ổn định do còn sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, mà gia đình lại là các hộ thuộc diện chính sách có thu nhập không ổn định dẫn đến việc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Nợ quá hạn CV HSSV trên nợ quá hạn CV hộ nghèo:
Chương trình cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình được áp dụng đầu tiên và được sự quan tâm hàng đầu trong các chương trình cho vay áp dụng tại ngân hàng. Vì vậy dư nợ cũng như nợ quá hạn của chương trình cho vay này cao hơn nhiều so với chương trình cho vay HSSV. Tuy nhiên, nợ quá hạn của chương trình cho vay HSSV cũng tăng qua các năm, năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV trên nợ quá hạn cho vay hộ nghèo là 1,01%, năm 2012 tỷ lệ này tăng cao là 8,28%, nguyên nhân là do trong năm 2012 các khoản nợ đáo hạn nhiều tuy nhiên tình hình kinh tế lại đang khó khăn, HSSV ra trường nhưng không tìm được việc làm phù hợp, dẫn đến việc không thể trả nợ đúng hạn làm phát sinh nợ quá hạn. Năm 2013 tỷ lệ này là 15,13% tăng gần gấp đôi tỷ lệ này năm 2012, trong tình hình nợ quá hạn cho vay hộ nghèo có xu hướng giảm thì nợ quá hạn của cho vay HSSV tiếp tục tăng cao. Sở dĩ cho vay hộ nghèo có dấu hiệu suy giảm là do công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả tốt nhờ vào hiệu quả của công tác tuyên truyền nâng cao ý thức có vay, có trả trong người dân. Nợ quá hạn cho vay HSSV có xu hướng tăng cao là do hệ lụy kéo dài từ năm 2012 nợ quá hạn tăng cao và công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Đến 6 tháng năm 2014 nợ quá hạn cho vay HSSV trên nợ quá hạn cho vay hộ nghèo là 18,20%, tỷ lệ này tăng là do nợ quá hạn cho vay HSSV tiếp tục tăng cao, điều này cho thấy rủi ro trong việc cho vay HSSV đang có nhiều tiềm ẩn và cần sự quan tâm của ngân hàng để có những biện pháp thích hợp thu hồi nợ gốc và lãi đúng quy định và thời hạn.
Nợ quá hạn CV HSSV trên nợ quá hạn CV GQVL:
Chương trình cho vay GQVL được đưa vào áp dụng vào năm 2005 để hỗ trợ người dân có nguồn vốn để tạo dựng việc làm ổn định. Tại PGD huyện Cù Lao Dung thì chương trình này tương tự như chương trình cho vay HSSV chủ yếu cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên vì được triển khai thực hiện trước nên cho vay GQVL có nợ quá hạn cao hơn cho vay HSSV. Nhìn chung tỷ lệ nợ
quá hạn CV HSSV trên nợ quá hạn CV GQVL tăng qua các năm, cụ thể tỷ lệ này của năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng năm 2014 lần lượt là 1,95%, 36,50%, 67,83% và 78,01%. Tỷ lệ này tăng cao qua các năm một phần vì số dư nợ của cho vay GQVL và dư nợ cho vay HSSV được giải ngân qua các năm không chênh lệch lớn làm cho nợ quá hạn của hai chương trình nợ cũng tương đương nhau. Tuy nhiên nợ quá hạn của cho vay GQVL có xu hướng giảm qua các năm thì nợ quá hạn cho vay HSSV lại có xu hướng tăng qua các năm. Ngoài các nguyên nhân khách quan như thiên tai lũ lụt, dịch bệnh... diễn biến thất thường làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân thì cho vay HSSV đang có những rủi ro nhất định cho ngân hàng.
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN.