tăng 2.000 triệu đồng tương ứng 126,6% so với cùng kỳ năm 2013. Vì NHCSXH chủ yếu là phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên phần lợi nhuận này sẽ được nộp về NHCSXH Việt Nam.
4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Khoảng thời gian 2011 - 2013 là giai đoạn được xem như khoảng thời gian còn nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam và đến 6 tháng đầu năm 2014 tuy nền kinh tế Việt Nam đã dần khôi phục nhưng vẫn chưa ổn định. Nên hoạt động hỗ trợ đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH chi nhánh huyện Cù Lao Dung luôn được ban giám đốc chi nhánh quan tâm sâu sát để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân cũng như việc thực hiện tốt các chỉ đạo của NHCSXH tỉnh và NHCSXH Việt Nam.
Bảng 4.2: Khái quát hoạt động cho vay của PGD giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM Chênh lệch 6
tháng đầu năm Chênh lệch
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012/2011 2013/2012 2014/2013
2011 2012 2013 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 17.263 20.721 22.558 13.534 14.439 3.458 20,0 1.837 8,9 905 6,9 Doanh số thu nợ 6.444 14.903 10.878 5.439 5.682 8.459 131,3 (4.025) (27) 243 4,5 Dư nợ 147.183 153.001 164.681 172.776 172.882 5.818 4,0 11.680 7,6 106 0,1 Nợ khoanh 127 85 68 55 90 (42) (33,1) (17) (20,0) 35 38,9 Nợ quá hạn 2.445 2.625 2.401 1.883 2.347 180 7,4 (224) (8,5) 464 24,6 Nợ xấu 2.572 2.710 2.469 1.938 2.437 138 5,4 (241) (8,9) 499 25,7
(Nguồn Tổ kế toán-ngân quỹ NHCSXH huyện Cù Lao Dung)
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động cho vay của PGD.
Doanh số cho vay:
Nhìn chung, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cù Lao Dung vẫn có sự gia tăng qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 17.263 triệu đồng đến năm 2012 doanh số cho vay là 20.721 triệu đồng tăng 3.458 triệu đồng tương ứng 20,0% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số này tăng 1.837 triệu đồng tương ứng 8,9% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay là 14.439 triệu đồng tăng 905 triệu đồng tương ứng 6,9% so với cùng kì năm trước. Trong hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng NHCSXH huyện Cù Lao Dung vẫn luôn quan tâm và đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đặc biệt, trong năm 2012 ngân hàng cùng UBND huyện tiến hành giải ngân hỗ trợ cho các đối tượng chính sách triễn khai Dự án trồng cây Ca cao xen vào vườn cây ăn trái của phòng Nông nghiệp và phát triễn nông thôn huyện. Sang năm 2013 ngân hàng tiếp tục phối hợp cùng UBND huyện hỗ trợ cho người dân vay vốn để tiến hành Dự án “Cánh đồng mía mẫu”.
Doanh số thu nợ:
Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu cần được chú ý của tất cả các ngân hàng trong đó có NHCSXH huyện Cù Lao Dung. Chỉ tiêu này cũng biến động qua các năm, năm 2011 doanh số thu nợ là 6.444 triệu đồng sang đến năm 2012 doanh số này là 14.903 triệu đồng tăng trưởng thêm 8.459 triệu đồng tương ứng 131,3% so với năm 2011. Sở dĩ có sự gia tăng này là do ngân hàng đã phối hợp cùng Hội, đoàn thể, tổ TK&VV, UBND các xã, thị trấn phân tích và lập kế hoạch cho từng khoản nợ để đửa ra biện pháp cụ thể thu hồi nợ và lãi theo đúng quy định và thời hạn. Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chính sách của ngân hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của người vay để nâng cao ý thức trả nợ, trả lãi trong nhân dân. Năm 2013 doanh số này có xu hướng giảm còn 10.878 triệu đồng tức là đã giảm 4.025 triệu đồng tương ứng 27,0% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này chủ yếu là do các thiên tai, dịch bệnh... Vào cuối năm 2012 đợt triều cường tăng mạnh đã làm vỡ đê, làm mất trắng hàng ngàn hecta nông sản đang vào mùa thu hoạch, điều này dẫn đến người dân không những không có lợi nhuận để trả nợ, trả lãi cho ngân hàng mà còn gây khó khăn cho đời sống người dân. Đến 6 tháng đầu năm 2014, sau khi khắc phục khó khăn sau thiên tai, dịch bệnh... kinh tế người dân đã ổn định cùng với việc ngân hàng phối hợp tốt với các bên liên quan thực hiện tốt công tác nâng cao ý thức cho người dân đã làm cho doanh số thu nợ có sự gia tăng trở lại đạt 5.682 triệu đồng đã tăng 243 triệu đồng tương ứng 4,5% so với cùng kì năm ngoái.
Dƣ nợ:
Qua bảng số liệu cũng như biểu đồ thì dư nợ của NHCSXH huyện Cù Lao Dung có sự biến động và tăng trưởng. Cụ thể như sau, năm 2011 dư nợ là 147.183 triệu đồng, đến năm 2012 dư nợ là 153.001 triệu đồng đã tăng 5.818 triệu đồng tương ứng 4,0% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ tăng 11.680 triệu đồng tương ứng 7,6% và đạt 164.681 triệu đồng so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 là 172.822 triệu đồng có sự gia tăng nhẹ tăng 706 triệu đồng tương ứng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đều có sự gia tăng qua các năm, thực hiện chính sách “an cư lạc nghiệp” nên ngân hàng đã xem xét và giải ngân cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác vay để tu sữa lại các căn nhà bị hư hỏng để người dân có nơi cư trú an toàn. Bên cạnh đó việc cho vay để các hộ sản xuất kinh doanh và cho vay HSSV cũng được ngân hàng quan tâm xem xét.
Nợ xấu, nợ khoanh, nợ quá hạn:
Nợ xấu của các NHTM thường được phân theo nhóm bao gồm các nhóm 3, 4, 5 nhưng NHCSXH là ngân hàng đặc biệt, hoạt động chủ yếu phục vụ người nghèo nên nợ xấu của ngân hàng là tổng của nợ quá hạn và nợ khoanh.
Nhìn chung nợ xấu tại PGD có sự chuyển biến tích cực qua các năm va không vượt quá 2%. Nợ xấu năm 2011 của PGD là 2.572 triệu đồng chiếm 1,75% trong tổng dư nợ trong đó nợ xấu là 2.445 triệu đồng và nợ khoanh là 127 triệu đồng. Đến năm 2012 nợ xấu là 2.710 triệu đồng chiếm 1,77% tổng dư nợ trong đó nợ quá hạn là 2.625 triệu đồng, nợ khoanh là 85 triệu đồng. Nợ xấu của năm 2012 tăng so với năm 2011 mặc dù năm 2012 nợ khoanh đã được PGD huyện xóa nợ chia ra làm hai đợt trong năm theo thông báo của Trung ương, tuy nhiên có các khoản nợ đến hạn nhưng ngân hàng không thu hồi nợ được do một số hộ không có đất sản xuất nên đã bỏ địa phương đi làm ăn xa, ngân hàng chưa có được biện pháp thu hồi. Năm 2013 tình hình nợ xấu có tiến triễn tốt hơn nợ xấu là 2.469 triệu đồng chiếm 1,50% tổng dư nợ trong đó nợ quá hạn là 2.401 triệu đồng và nợ khoanh là 68 triệu đồng. Trong năm 2013 nợ khoanh lại tiếp tục giảm nhưng nợ quá hạn lại tăng so với năm 2012, nợ khoanh giảm là do trong năm 2013 một số hộ vay chương trình giải quyết việc làm đã ổn định được kinh tế và trả phần nợ gốc còn lại cho ngân hàng, bên cạnh đó nợ quá hạn của các chương trình như cho vay HSSV, cho vay xuất khẩu lao động lại tăng cao do HSSV ra trường chưa tìm được việc làm hoặc tìm được việc làm có thu nhập không ổn định mà gia đình không có khả năng trả nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tại PGD là 2.437 triệu đồng chiếm 1,40% tổng dư nợ trong đó nợ quá hạn là 2.347 triệu đồng và nợ khoanh là 90 triệu đồng. . Nợ khoanh trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng thêm 35 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, sự gia tăng này chủ yếu phát sinh từ chương trình cho vay Đảng viên nghèo, tuy lương hàng tháng của nhân viên chức tăng nhưng do lạm phát, giá cả thị trường cũng tăng cao bên cạnh đó việc giảm biên chế của một số bộ phận dẫn đến Đảng viên thất nghiệp nên một số Đảng viên không có khả năng trả nợ và được ngân hàng khoanh nợ theo quy định. Nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm 464 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng có những hướng giải quyết đúng đắn, bên cạnh đó nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình nên các bên liên quan như hội, đoàn thể và tổ trưởng tổ TK&VV đã hoạt động tích cực hơn.
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HSSV TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.3.1 Phân tích tình hình cho vay HSSV
4.3.1.1 Phân tích doanh số cho vay
Doanh số cho vay HSSV thể hiện lượng tiền mà ngân hàng giải ngân cho các HSSV đang học tại các trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học, HSSV có nhu cầu vay trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng tín dụng của NHCSXH.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay HSSV giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 6 tháng đầu năm Chênh lệch
Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2011 2012 2013 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số
tiền % tiền Số % tiền Số % tiền Số % Số tiền % Số tiền %
Hộ nghèo Cận nghèo 1.586 15,4 1.562 13,4 1.102 12,4 661 14,2 480 9,2 (24) (1,5) (460) (29,5) (181) (27,4) 1.824 17,7 2.076 17,8 1.447 16,2 796 17,1 941 18,0 252 13,8 (629) (30,3) 145 18,2 Khó khăn 6.891 66,9 8.022 68,8 6.362 71,4 3.190 68,7 3.817 72,8 1.131 16,4 (1.659) (20,6) 627 19,7 Tổng 10.301 100 11.659 100 8.911 100 4.647 100 5.238 100 1.359 13,19 (2.749) (23,57) 591 12,7
Doanh số cho vay HSSV thuộc hộ nghèo:
Doanh số cho vay năm 2011 đạt 1.586 triệu đồng chiếm 15,4% trong cơ cấu tỷ trọng của doanh số cho vay năm 2011 , năm 2012 doanh số cho vay giảm xuống là 1.562 triệu đồng tức giảm 24 triệu đồng và tương ứng giảm 1,5% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 13,4%. Đến năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục giảm 460 triệu đồng tương ứng giảm 29,5% so với năm 2012 làm cho doanh số này giảm còn 1.102 triệu đồng chiếm 12,4% trong cơ cấu tỷ trọng của doanh số cho vay, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này là 480 triệu đồng giảm 181 triệu đồng tương ứng giảm 27,4% so với cùng kì năm 2013. Doanh số cho vay HSSV thuộc diện hộ nghèo có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tỷ trọng và giảm qua các năm vì chính sách áp dụng xét cho hộ nghèo ngày càng nghiêm ngặt hơn chỉ áp dụng cho đối tượng thực sự cần vốn vay, không có hiện tượng cho vay không đúng đối tượng như những năm trước, cùng với việc phối hợp giữa ngân hàng với UBND và Tổ TK&VV trong xét duyệt hồ sơ ngày càng chặt chẽ để người dân sử dụng vốn đúng mục đích vay vốn là chi cho việc học phí và nhu cầu sinh hoạt của HSSV chứ không sử dụng vốn vào mục đích khác.
Doanh số cho vay HSSV hộ cận nghèo:
Doanh số cho vay hộ cận nghèo năm 2011 là 1.824 triệu đồng chiếm 17,7% trong cơ cấu tỷ trọng, năm 2012 doanh số cho vay chiếm 17,8% trong cơ cấu tỷ trọng và đạt 2.076 triệu đồng tức tăng lên 252 triệu đồng tương ứng tăng 13,8% so với năm 2011, nguyên nhân là do vào năm 2012 trên địa bàn huyện đã tổ chức chương trình khuyến học để HSSV thuộc diện đối tượng chính sách không bỏ học mà tiếp tục theo con đường học tập, chương trình này nhiều hộ gia đình hiểu rõ, tiếp cận và tìm đến nguồn vốn chính sách này để con em mình có điều kiện tiếp tục thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, điều này đã làm cho doanh số cho vay năm 2012 tăng lên. Đến năm 2013 doanh số này có dấu hiệu giảm chỉ chiếm 16,2% trong cơ cấu tỷ trọng và giảm còn 1.447 triệu đồng tức là giảm 30,3% tương ứng 629 triệu đồng so với năm 2012. Sở dĩ năm 2013 doanh số này lại có xu hướng giảm là do có một lượng HSSV nằm trong đối tượng chính sách này đã tốt nghiệp ra trường, thời hạn vay vốn đã hết. 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này có sự tăng trưởng trở lại là tăng 145 triệu đồng tương ứng 18,2% so với cùng kỳ năm 2013 làm cho doanh số này 6 tháng đầu năm 2014 là 941 triệu đồng, tỷ trọng trong năm cũng tăng lên chiếm 17,1%. Doanh số này đã khởi sắc trở lại vì ngân hàng bắt đầu xét duyệt và giải ngân đợt mới để hỗ trợ các bạn HSSV trong việc đóng học phí học kì mới cũng như khoản phí để mua sắm sách vở... Nhìn chung, tỷ
trọng của doanh số cho vay HSSV hộ cận nghèo qua các năm có sự biến đổi đổi không nhiều và chiếm tỷ trọng tương đối thấp. UBND Huyện tích cực chỉ đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, mở các lớp dạy nghề ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của địa phương, phần nào làm cho lượng HSSV nằm trong đối tượng chính sách này giảm.
Doanh số cho vay HSSV hộ khó khăn:
Doanh số cho vay hộ khó khăn năm 2011 có tỷ trọng chiếm 66,9%, đạt 6.891 triệu đồng, năm 2012 doanh số cho vay HSSV hộ khó khăn chiếm tỷ trọng là 68,8% và đạt 8.022 triệu đồng tức tăng lên 1.131 triệu đồng tương ứng tăng 16,4% so với năm 2011, nguyên nhân là do chương trình này ngày càng được quan tâm và phát triển nhiều hơn để HSSV tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, có điều kiện để tiếp tục đến trường. Năm 2013 doanh số này có dấu hiệu giảm còn 6.362 triệu đồng tức là giảm 20,6% tương ứng 1.659 triệu đồng so với năm 2012 và chiếm 68,7% trong cơ cấu tỷ trọng của năm 2013. Sở dĩ năm 2013 doanh số cho vay giảm là do số lượng HSSV theo học các tại các cơ sở đào tạo, các trường đại hoc, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013 giảm so với năm 2011 – 2012. 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số này đã gia tăng trở lại chiếm tỷ trọng lên đến 72,8% và đạt 3.817 triệu đồng tương ứng tăng 19,7% tức là 627 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 vì ngân hàng sẽ giải ngân đợt 2 trong năm để HSSV bắt đầu học kì mới góp phần trang trải chi phí học tập và sinh hoạt cho HSSV. Bên cạnh đó doanh số cho vay hộ khó khăn về tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong chương trình cho vay HSSV của địa bàn huyện. Bởi số hộ dân gặp khó khăn bất ngờ về tài chính do gặp thiên tai, lũ lụt hay dịch bệnh qua các năm có xu hướng gia tăng, vì thiên tai và dịch bệnh trên địa bàn ngày càng biến triển khó lường dù UBND luôn có những biện pháp triển khai kịp thời.
4.3.1.2 Phân tích doanh số thu nợ
Nhờ sự phối hợp đồng bộ nhiệt tình và trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền cơ sở, ngân hàng đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của tổng giám đốc ngân hàng chính sách tỉnh, củng cố và sắp xếp lại tổ tiết kiệm và vay vốn, chọn ban quản lý có năng lực và nhiệt tình tạo điều kiện cho công tác thu hồi nợ đến hạn được thuận lợi và hiệu quả hơn. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ cho vay HSSV giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chênh lệch 6 tháng đầu
năm 2011 2012 2013 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền % Số tiền % Số tiền %
Hộ nghèo 157 22,2 243 19,0 415 17,3 249 18,7 362 21,0 86 54,7 172 71,0 113 45,4