Nguồn: Tổ kế hoạch-nghiệp vụ tín dụng
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình cho vay HSSV
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.
Bước 4 : ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.
3.4 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI
NHCSXH tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như : tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền… Tuy nhiên, đối tượng phục vụ của NHCSXH vẫn là người nghèo các đối tượng chính sách khác theo
HSSV Tổ UBND cấp xã NHCSXH Tổ chức CTXH cấp xã (7) (2) (3) (4) (8) (5) (6) (1)
qui định của Nhà nước và các đối tượng được các tổ chức cá nhân ủy thác cho NHCSXH trực tiếp cho vay.
Đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo của NHCSXH tỉnh, UBND tỉnh để tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn chuyển về từ NHCSXH Việt Nam, bám sát diễn biến thị trường tranh thủ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh thực hiện huy động vốn trong dân cư được Trung ương cấp bù lãi suất cũng như tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn để bổ sung vào nguồn vốn cho vay đáp ứng yêu cầu của đối tượng thụ hưởng chương trình. Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suất phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước và của đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ. Mức độ ưu đãi về lãi suất phân biệt theo các nhóm đối tượng thụ hưởng, sẽ giảm dần và được thay thế bằng các hình thức ưu đãi về qui trình, thủ tục và điều kiện vay vốn. Mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn. Đối với hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng được hưởng một số chính sách tín dụng ưu đãi, hộ cận nghèo thì lãi suất tiếp cận dần với lãi suất thị trường.
Thực hiện công việc cho vay thông qua các hộ gia đình trên cơ sở thiết lập các Tổ TK&VV ở ấp có sự quản lý của chính quyền UBND cấp xã, các tổ chức chính trị xã hội. Thực hiện chính sách đảm bảo công khai, minh bạch phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách. Nhằm hạn chế những tiêu cực, lợi dụng chính sách thất thoát vốn của nhà nước, những rủi ro do nguyên nhân khách quan được xử lý theo quy định của Nhà nước. NHCSXH có trách nhiệm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xây dựng quy trình xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động từng vùng, miền.
Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính ổn định trong từng giai đoạn, có cơ chế cấp bù thích hợp để phát huy tính chủ động và đảm bảo khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; bảo đảm đủ bù đắp chi phí hoạt động theo chế độ quy định; bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, viên chức và người lao động yên tâm gắn bó với ngành.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN VÀ RỦI RO TẠI PGD HUYỆN CÙ LAO DUNG NHCSXH TỈNH SÓC
TRĂNG
4.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
NHCSXH là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là phục vụ cho đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để có thể thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, NHCSXH được áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với các ngân hàng thương mại như: NHCSXH không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.Và trên cơ sở phục vụ người nghèo nhằm mục đích tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức lại tín dụng theo hướng chuyên sâu và tập trung hơn về các nguồn lực và các cơ chế chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của đất nước.
Tuy nhiên, NHCSXH là thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và đảm bảo bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định.
Bảng 4.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 6 tháng đầu năm
CHỈ Năm 6 tháng đầu năm
2012/2011 2013/2012 2014/2013
TIÊU
2011 2012 2013 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh Thu 6.130 8.957 10.668 2.534 5.566 2.527 41,2 1.711 19,1 3.032 119,7 Chi 2.809 3.896 4.017 954 1.993 1.087 38,7 121 3,1 1.039 108,9 Phí Thu Nhập 3.321 5.061 6.651 1.580 3.580 1.740 52,3 1.590 31,4 2.000 126,6
(Nguồn Tổ kế toán-ngân quỹ NHCSXH huyện Cù Lao Dung)
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của PGD.
Doanh thu:
Nhìn chung qua thời gian hoạt động từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thì thu nhập đều có giá trị tăng, cụ thể như sau doanh thu năm 2011 là 6.130 triệu đồng đến năm 2012 doanh thu của ngân hàng đạt 8.957 triệu đồng tăng lên 41,2% tương đương tăng 2.257 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 doanh thu tiếp tục tăng 1.711 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 19,1% so với năm 2012 đạt 10.668 triệu đồng, doanh thu của 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng đạt 5.566 triệu đồng tăng 3.032 triệu đồng tương đương tỷ lệ 119,7% so với cùng kỳ năm 2013. Doanh thu của ngân hàng qua các năm đều tăng là do ngân hàng tập trung triển khai các đề án để góp phần tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các Hội đoàn thể, các Tổ TK&VV nâng lên làm cho tình hình thu lãi của ngân hàng đang được thực hiện tốt.
Chi phí:
Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì chi phí hoạt động của ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên, cụ thể như sau, chi phí năm 2011 là 2.809 triệu đồng, năm 2012 chi phí tăng lên 3.896 triệu đồng, tức đã tăng lên 38,7% tương ứng 1.087 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 chi phí lại tăng tiếp 121 triệu đồng tương ứng 3,1% so với năm 2012 làm cho chi phí năm 2013 đạt 4.017 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 chi phí là 1.993 tăng lên 1.051 triệu đồng tương ứng 108,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù chi phí có tăng nhưng tỷ lệ tăng vẫn thấp hơn doanh thu điều này cho thấy việc sử dụng tài chính và
quản lý thu chi của ngân hàng trong thời gian qua đang hoạt động rất có hiệu quả.
Thu nhập:
Thu nhập của ngân hàng chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, khoản thu nhập đều tăng qua các năm điều này cho thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả, cụ thể như sau, lợi nhuận năm 2011 là 3.321 triệu đồng sang năm 2012 thu nhập là 5.061 triệu đồng tức là tăng 1.740 triệu đồng tương ứng 52,4% so với năm 2011, đến năm 2013 thu nhập tăng trưởng thêm 1.590 triệu đồng tương ứng 31,4% so với năm 2012 tức là thu nhập năm 2013 đạt 6.651 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập đạt được là 3.580 triệu đồng đã tăng 2.000 triệu đồng tương ứng 126,6% so với cùng kỳ năm 2013. Vì NHCSXH chủ yếu là phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên phần lợi nhuận này sẽ được nộp về NHCSXH Việt Nam.
4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Khoảng thời gian 2011 - 2013 là giai đoạn được xem như khoảng thời gian còn nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam và đến 6 tháng đầu năm 2014 tuy nền kinh tế Việt Nam đã dần khôi phục nhưng vẫn chưa ổn định. Nên hoạt động hỗ trợ đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH chi nhánh huyện Cù Lao Dung luôn được ban giám đốc chi nhánh quan tâm sâu sát để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân cũng như việc thực hiện tốt các chỉ đạo của NHCSXH tỉnh và NHCSXH Việt Nam.
Bảng 4.2: Khái quát hoạt động cho vay của PGD giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM Chênh lệch 6
tháng đầu năm Chênh lệch
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012/2011 2013/2012 2014/2013
2011 2012 2013 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 17.263 20.721 22.558 13.534 14.439 3.458 20,0 1.837 8,9 905 6,9 Doanh số thu nợ 6.444 14.903 10.878 5.439 5.682 8.459 131,3 (4.025) (27) 243 4,5 Dư nợ 147.183 153.001 164.681 172.776 172.882 5.818 4,0 11.680 7,6 106 0,1 Nợ khoanh 127 85 68 55 90 (42) (33,1) (17) (20,0) 35 38,9 Nợ quá hạn 2.445 2.625 2.401 1.883 2.347 180 7,4 (224) (8,5) 464 24,6 Nợ xấu 2.572 2.710 2.469 1.938 2.437 138 5,4 (241) (8,9) 499 25,7
(Nguồn Tổ kế toán-ngân quỹ NHCSXH huyện Cù Lao Dung)
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động cho vay của PGD.
Doanh số cho vay:
Nhìn chung, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Cù Lao Dung vẫn có sự gia tăng qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 17.263 triệu đồng đến năm 2012 doanh số cho vay là 20.721 triệu đồng tăng 3.458 triệu đồng tương ứng 20,0% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số này tăng 1.837 triệu đồng tương ứng 8,9% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay là 14.439 triệu đồng tăng 905 triệu đồng tương ứng 6,9% so với cùng kì năm trước. Trong hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng NHCSXH huyện Cù Lao Dung vẫn luôn quan tâm và đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đặc biệt, trong năm 2012 ngân hàng cùng UBND huyện tiến hành giải ngân hỗ trợ cho các đối tượng chính sách triễn khai Dự án trồng cây Ca cao xen vào vườn cây ăn trái của phòng Nông nghiệp và phát triễn nông thôn huyện. Sang năm 2013 ngân hàng tiếp tục phối hợp cùng UBND huyện hỗ trợ cho người dân vay vốn để tiến hành Dự án “Cánh đồng mía mẫu”.
Doanh số thu nợ:
Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu cần được chú ý của tất cả các ngân hàng trong đó có NHCSXH huyện Cù Lao Dung. Chỉ tiêu này cũng biến động qua các năm, năm 2011 doanh số thu nợ là 6.444 triệu đồng sang đến năm 2012 doanh số này là 14.903 triệu đồng tăng trưởng thêm 8.459 triệu đồng tương ứng 131,3% so với năm 2011. Sở dĩ có sự gia tăng này là do ngân hàng đã phối hợp cùng Hội, đoàn thể, tổ TK&VV, UBND các xã, thị trấn phân tích và lập kế hoạch cho từng khoản nợ để đửa ra biện pháp cụ thể thu hồi nợ và lãi theo đúng quy định và thời hạn. Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chính sách của ngân hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của người vay để nâng cao ý thức trả nợ, trả lãi trong nhân dân. Năm 2013 doanh số này có xu hướng giảm còn 10.878 triệu đồng tức là đã giảm 4.025 triệu đồng tương ứng 27,0% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này chủ yếu là do các thiên tai, dịch bệnh... Vào cuối năm 2012 đợt triều cường tăng mạnh đã làm vỡ đê, làm mất trắng hàng ngàn hecta nông sản đang vào mùa thu hoạch, điều này dẫn đến người dân không những không có lợi nhuận để trả nợ, trả lãi cho ngân hàng mà còn gây khó khăn cho đời sống người dân. Đến 6 tháng đầu năm 2014, sau khi khắc phục khó khăn sau thiên tai, dịch bệnh... kinh tế người dân đã ổn định cùng với việc ngân hàng phối hợp tốt với các bên liên quan thực hiện tốt công tác nâng cao ý thức cho người dân đã làm cho doanh số thu nợ có sự gia tăng trở lại đạt 5.682 triệu đồng đã tăng 243 triệu đồng tương ứng 4,5% so với cùng kì năm ngoái.
Dƣ nợ:
Qua bảng số liệu cũng như biểu đồ thì dư nợ của NHCSXH huyện Cù Lao Dung có sự biến động và tăng trưởng. Cụ thể như sau, năm 2011 dư nợ là 147.183 triệu đồng, đến năm 2012 dư nợ là 153.001 triệu đồng đã tăng 5.818 triệu đồng tương ứng 4,0% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ tăng 11.680 triệu đồng tương ứng 7,6% và đạt 164.681 triệu đồng so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 là 172.822 triệu đồng có sự gia tăng nhẹ tăng 706 triệu đồng tương ứng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đều có sự gia tăng qua các năm, thực hiện chính sách “an cư lạc nghiệp” nên ngân hàng đã xem xét và giải ngân cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác vay để tu sữa lại các căn nhà bị hư hỏng để người dân có nơi cư trú an toàn. Bên cạnh đó việc cho vay để các hộ sản xuất kinh doanh và cho vay HSSV cũng được ngân hàng quan tâm xem xét.
Nợ xấu, nợ khoanh, nợ quá hạn:
Nợ xấu của các NHTM thường được phân theo nhóm bao gồm các nhóm 3, 4, 5 nhưng NHCSXH là ngân hàng đặc biệt, hoạt động chủ yếu phục vụ người nghèo nên nợ xấu của ngân hàng là tổng của nợ quá hạn và nợ khoanh.
Nhìn chung nợ xấu tại PGD có sự chuyển biến tích cực qua các năm va không vượt quá 2%. Nợ xấu năm 2011 của PGD là 2.572 triệu đồng chiếm 1,75% trong tổng dư nợ trong đó nợ xấu là 2.445 triệu đồng và nợ khoanh là 127 triệu đồng. Đến năm 2012 nợ xấu là 2.710 triệu đồng chiếm 1,77% tổng dư nợ trong đó nợ quá hạn là 2.625 triệu đồng, nợ khoanh là 85 triệu đồng. Nợ xấu của năm 2012 tăng so với năm 2011 mặc dù năm 2012 nợ khoanh đã được PGD huyện xóa nợ chia ra làm hai đợt trong năm theo thông báo của Trung ương, tuy nhiên có các khoản nợ đến hạn nhưng ngân hàng không thu hồi nợ được do một số hộ không có đất sản xuất nên đã bỏ địa phương đi làm ăn xa, ngân hàng chưa có được biện pháp thu hồi. Năm 2013 tình hình nợ xấu có tiến triễn tốt hơn nợ xấu là 2.469 triệu đồng chiếm 1,50% tổng dư nợ trong đó nợ quá hạn là 2.401 triệu đồng và nợ khoanh là 68 triệu đồng. Trong năm 2013 nợ khoanh lại tiếp tục giảm nhưng nợ quá hạn lại tăng so với năm 2012, nợ khoanh giảm là do trong năm 2013 một số hộ vay chương trình giải quyết việc làm đã ổn định được kinh tế và trả phần nợ gốc còn lại cho ngân hàng, bên cạnh đó nợ quá hạn của các chương trình như cho vay HSSV, cho vay xuất khẩu lao động lại tăng cao do HSSV ra trường chưa tìm được việc làm hoặc tìm được việc làm có thu nhập không ổn định mà gia đình không có khả năng