Phân tích dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 52)

Phân tích dư nợ theo từng nhóm hộ giúp chúng ta thấy được nhu cầu cần nguồn vốn để đi học của các nhóm hộ và khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn của ngân hàng. Qua đó ta có thể đánh giá được tình hình vay vốn của HSSV trên địa bàn và năng lực hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua. Cụ thể số liệu được thống kê qua bảng sau:

Bảng 4.5: Dư nợ cho vay HSSV giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn Tổ kế hoạch-Nghiệp vụ NHCSXH huyện Cù Lao Dung)

CHỈ TIÊU

NĂM 6 tháng đầu năm Chênh lệch

Chênh lệch 6 tháng đầu

năm

2011 2012 2013 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Số tiền % Hộ nghèo 4.221 16,9 5.540 13,6 6.226 14,8 5.952 15,3 6.344 14,1 1.319 31,3 686 12,4 392 6,6 Cận nghèo 6.114 24,4 7.906 22,3 8.794 21,0 8.395 21,7 9.345 20,5 1.792 29,3 888 11,2 950 11,3 Khó khăn 14.721 58,7 21.989 62,1 26.932 64,2 24.399 63,0 29.778 65,4 7.268 49,4 4.943 22,5 5.379 22,1 Tổng 25.055 100 35.435 100 41.952 100 38.746 100 45.467 100 10.379 41,43 6.517 18,39 6.721 17,34

Dư nợ cho vay HSSV hộ nghèo:

Dư nợ hộ nghèo năm 2011 là 4.221 triệu đồng chiếm 16,9% trong cơ cấu tỷ trọng của năm, đến năm 2012 doanh số này của ngân hàng chiếm tỷ trọng là 13,6% và đạt 5.540 triệu đồng tăng lên 31,3% tương đương tăng 1.319 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 dư nợ HSSV có tỷ trọng là 14,8%, đạt 6.226 triệu đồng có nghĩa là tiếp tục tăng 686 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 12,4% so với năm 2012, doanh số này vào 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng đạt 6.344 triệu đồng tăng 392 triệu đồng tương đương tỷ lệ 6,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm tỷ trọng là 14,1%. Nhìn chung dư nợ cho vay hộ nghèo trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đều gia tăng, nguyên nhân của sự gia tăng này là Chính phủ đã ban hành và đưa vào thực hiện quyết định 157/2007/QĐ-TTg năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, điều này cho thấy những hộ nghèo luôn được Nhà nước và Chính phủ ưu tiên hàng đầu khi có những chính sách về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo điều này thực sự cần thiết để tạo lòng tin trong nhân dân, để HSSV là con em các hộ nghèo có động lực tiếp tục con đường học tập, vươn lên để thoát nghèo. Đồng thời những hộ nghèo nhận thức được chính sách vay vốn ưu đãi nên trong các năm qua dư nợ của HSSV hộ nghèo không ngừng tăng lên. Tuy nhiên dư nợ HSSV hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ ít hơn so với tổng dư nợ cho vay học sinh sinh viên nói chung. Tỷ trọng cho vay của HSSV hộ nghèo còn thấp là do số lượng HSSV học tại các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học còn thấp so với số lượng HSSV thuộc diện hộ cận nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn.

Dư nợ cho vay HSSV hộ cận nghèo:

Dư nợ HSSV hộ cận nghèo năm 2011 là 6.114 triệu đồng chiếm 24,4% trong tổng cơ cấu tỷ trọng của năm 2011, sang năm 2012 doanh số này chiếm tỷ trọng 22,3% là 7.906 triệu đồng tức tăng 1.792 triệu đồng tương ứng 29,3% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số này của ngân hàng tiếp tục thêm 888 triệu đồng tương ứng 11,2% so với năm 2012 tức là doanh số này năm 2013 đạt 8.794 triệu đồng và có tỷ trọng là 21,0%, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này là 9.345 triệu đồng chiếm 20,5% trong cơ cấu tỷ trọng và đã tăng 950 triệu đồng tương ứng 11,3% so với cùng kỳ năm 2013. Dư nợ hộ cận nghèo đều có sự gia tăng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, sự gia tăng này là do bên cạnh các chính sách ưu đãi giành cho hộ nghèo thì hộ cân nghèo cũng được quan tâm không kém, ngân hàng không ngừng thực hiện công tác tuyên truyền để cho người dân hiểu rõ và nắm được các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đã chủ trương ban hành giúp cho người dân hiểu biết về quyền lợi của mình từ đó mạnh dạn hơn trong việc vay vốn cho con em

mình có đủ điều kiện để đi học, vì vậy nhu cầu vốn và dư nợ cho vay cũng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên tỷ trọng của dư nợ cho vay HSSV hộ cận nghèo lại có xu hướng giảm qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng HSSV nằm trong đối tượng chính sách này đã giảm qua các năm, là vì các hộ gia đình này đã tích cưc phát triễn kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Dự nợ cho vay HSSV hộ khó khăn:

Dư nợ cho vay HSSV hộ khó khăn năm 2011 là 14.721 triệu đồng chiếm 58,7% trong cơ cấu tỷ trọng, năm 2012 doanh số này chiếm tỷ trọng là 62,1% và đạt 21.989 triệu đồng tức là tăng 7.268 triệu đồng tương ứng 49,4% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số này của ngân hàng có tỷ trọng là 64,2% tức đạt 26.932 triệu đồng đã tăng lên 4.943 triệu đồng tương ứng 22,5% so với năm 2012, dư nợ cho vay HSSV hộ khó khăn vào 6 tháng đầu năm 2014chiếm tỷ trọng lên đến 65,4%, đạt 29.778 triệu đồng có nghĩa là tăng thêm 5.379 triệu đồng tương ứng 22,1% so với cùng kì năm 2013. Tương tự dư nợ cho vay hộ nghèo và dư nợ cho vay hộ cận nghèo thì dư nợ cho vay hộ khó khăn trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đều có sự gia tăng, sỡ dĩ có sự gia tăng này là do các hộ khó khăn đang được chính quyền các cấp và ngân hàng chính sách xã hội quan tâm ngày càng nhiều hơn. Ngân hàng đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho HSSV thuộc diện đối tượng này để HSSV không sa sút mà có thêm động lực cũng như điều kiện để tiếp tục học mà không bỏ lỡ việc học giữa chừng do gia đình gặp khó khăn tài chính. Bên cạnh đó, tỷ trọng của dư nợ cho vay HSSV hộ khó khăn luôn chiếm cao nhất trong cơ cấu tổng tỷ trọng dư nợ HSSV qua các năm, nguyên nhân là vì thời tiết ngày càng chuyển biến thất thường, cũng như các loại dịch bệnh

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 52)