Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Phòng giao dịch huyện

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 27)

CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG

3.2.1 Khát quát chung về huyện Cù Lao Dung

Ngày 11/01/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung. Ngày 30/04/2002 huyện Cù Lao Dung chính thức đi vào hoạt động với 08 đơn vị hành chính, gồm các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thạnh Đông, An Thạnh Tây, An Thạnh Nam, Đại Ân 1 và Thị trấn Cù Lao Dung.

Huyện có vị trí phía Đông giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp huyện Long Phú, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Kế Sách. Có diện tích tự nhiên là 26.140 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 80%, diện tích đất rừng chiếm 4,61%, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 5,33%; có chiều dài bờ biển là 17 km. Dân số 63.772 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 93.72% dân tộc Khmer chiếm khoảng 6,16%, dân tộc Hoa

chiếm khoảng 0,12%. Toàn huyện có 15.702 hộ, khoảng 85% dân số sống bằng nghề nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, 15% còn lại phát triễn các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Năm 2013, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 1.688 hộ, chiếm 10,75%, ngoài ra trên địa bàn huyện còn 2.649 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 16,87%.

Tình hình kinh tế của huyện trong những năm qua tiếp tục phát triển và có chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá rõ nét theo hướng phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,64% (giá cố định năm 1994), thu nhập bình quân đầu người GDP đạt 1.350 USD. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn gặp không ít khó khăn, thách thức trước tình trạng lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, tình hình dịch bệnh xảy ra ở cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, thiên tai do triều cường tăng cao, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới... làm ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong tình hình đó, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân huyện không ngừng tập trung triễn khai các giải pháp nhằm huy động đủ nguồn vốn đáp ứng kịp thời hỗ trợ cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, để góp phần thực hiện chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tại địa phương và ổn định xã hội. Từng bước củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn.

3.2.2 Quá trình hình thành và phát tri ển

Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội cho đến nay nước ta đã đạt được không ít thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân thì ngày càng được cải thiện. Cùng với đó việc phát triển kinh tế thì công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm không kém. Đây là thách thức to lớn mà Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách đồng bộ, bằng nhiều giải pháp và hành động kiên quyết.

Đảng ta đề ra chủ trương “…phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo…”. Cụ thể, ngày 12/12/1997 quốc hội thông qua luật các tổ chức tín dụng, trước yêu cầu đổi mới, ngày 15/06/2004 quốc hội thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng, cụ thể: “Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời gian vay, mở rộng đầu tư phát triển kinh tế hàng hóa, giao lưu kinh tế miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn… Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn với người nghèo và các đối tượng chính sách khác… đối với học sinh

sinh viên, để có điều kiện học tập…” Nhà nước thành lập các Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngày 4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ – CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, Thủ Tướng Chính Phủ kí Quyết định số 131/2002/QĐ- TTg Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội. Sau khi có Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng chính sách xã hội đã thiết lập được một hệ thống các quy chế điều hành, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo cho Ngân hàng chính sách xã hội triển khai các hoạt động theo đúng yêu cầu của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Phòng giao dịch huyện Cù Lao Dung Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Quyết định số 1066/QĐ-HĐQT, ngày 31/12/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCSXH VN thuộc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Sóc Trăng. Phòng giao dịch huyện Cù Lao Dung NHCSXH tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2004.

Trụ sở giao dịch: Số 20 – Đoàn Thế Trung – ấp Phước Hòa B – Thị trấn Cù Lao Dung – huyện Cù Lao Dung – Tỉnh Sóc trăng

Điện thoại: 0793.860.643

Fax: 0793.860.644

Lúc mới hoạt động cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng. Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã dần ổn định đi vào hoạt động góp phần to lớn vào công tác “Xóa đói giảm nghèo” của huyện nhà, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

3.2.3 Hình thức hoạt động

NHCSXH hoạt động theo phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức Chính trị - Xã hội như Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn Thanh Niên... của từng địa phương cụ thể như sau :

Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay, tham gia bình xét cho vay, kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và các tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ

quá hạn, lãi tồn đọng và hướng dẫn các hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức họp giao ban, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn còn vướng mắt, thảo luận biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng (nếu có) và các phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới ... Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

3.2.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

3.2.4.1 Cơ cấu tổ chức

Phòng giao dịch NHCSXH huyện gồm có 10 cán bộ: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 01 tổ trưởng kế toán-ngân quỹ, 01 cán bộ kế toán, 01 cán bộ kho quỹ, 01 tổ trưởng kế hoạch nghiệp vụ-tín dụng, 02 cán bộ tín dụng và 02 cán bộ bảo vệ, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong khu vực.

Nguồn: Tổ kế hoạch-nghiệp vụ tín dụng

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức PGD NHCSXH huyện Cù Lao Dung

3.2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy

Giám đốc:

Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện.

Trực tiếp theo dõi Tổ Kế toán – Ngân quỹ, chuyển tiền điện tử, công tác kiểm tra – kiểm toán nội bộ, ký duyệt các chứng từ kế toán và chi tiêu tài chính của đơn vị.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, Trưởng ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham gia họp giao ban, giao dịch và củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn các xã: An Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thạnh Nam và xã Đại Ân 1.

Tùy theo yêu cầu điều hành công việc trong từng thời gian, Giám đốc có thể trực tiếp giải quyết một số công việc đã phân công Phó giám đốc điều hành, hoặc điều chỉnh lại sự phân côngtheo yêu cầu công việc của đơn vị.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tổ Kế hoạch – Ngiệp vụ tín dụng Tổ Kế toán – Ngân quỹ Bảo vệ Cán bộ kế toán Cán bộ kho quỹ Cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng

Phó Giám đốc:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm.

Trực tiếp theo dõi thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, chỉ đạo Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng; tham gia Tổ mua sắm, sửa chữa tài sản và công cụ lao động của đơn vị.

Tham gia họp giao ban, giao dịch và củng cố chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn các xã: An Thạnh 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông và Thị trấn Cù Lao Dung.

Thực hiện nhiệm vụ khác khi Giám đốc ủy quyền.

Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng:

Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ thực hiện chuyên sâu và kỹ thuật nghiệp vụ, đồng thời tham mưu một số vấn đề về chiến lược củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện.

Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi đúng hạn.

Theo dõi tình hình và sử dụng nguồn vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên giám đốc để quyết định cụ thể.

Tổ Kế toán - Ngân quỹ:

Tổ kế toán và Ngân quỹ thực hiện chuyên sâu về công tác hạch toán về nguồn vốn, tài sản và tham gia vào thị trường thanh toán, tiền gửi đồng thời thực hiện thu chi và đảm bảo an toàn tiền mặt về giấy tờ có giá thuộc tài sản của đơn vị.

3.3 QUY TRÌNH CHO VAY

Nguồn: Tổ kế hoạch-nghiệp vụ tín dụng

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình cho vay HSSV

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.

Bước 4 : ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.

3.4 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

NHCSXH tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như : tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền… Tuy nhiên, đối tượng phục vụ của NHCSXH vẫn là người nghèo các đối tượng chính sách khác theo

HSSV Tổ UBND cấp xã NHCSXH Tổ chức CTXH cấp xã (7) (2) (3) (4) (8) (5) (6) (1)

qui định của Nhà nước và các đối tượng được các tổ chức cá nhân ủy thác cho NHCSXH trực tiếp cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo của NHCSXH tỉnh, UBND tỉnh để tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn chuyển về từ NHCSXH Việt Nam, bám sát diễn biến thị trường tranh thủ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh thực hiện huy động vốn trong dân cư được Trung ương cấp bù lãi suất cũng như tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn để bổ sung vào nguồn vốn cho vay đáp ứng yêu cầu của đối tượng thụ hưởng chương trình. Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suất phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước và của đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ. Mức độ ưu đãi về lãi suất phân biệt theo các nhóm đối tượng thụ hưởng, sẽ giảm dần và được thay thế bằng các hình thức ưu đãi về qui trình, thủ tục và điều kiện vay vốn. Mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn. Đối với hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng được hưởng một số chính sách tín dụng ưu đãi, hộ cận nghèo thì lãi suất tiếp cận dần với lãi suất thị trường.

Thực hiện công việc cho vay thông qua các hộ gia đình trên cơ sở thiết lập các Tổ TK&VV ở ấp có sự quản lý của chính quyền UBND cấp xã, các tổ chức chính trị xã hội. Thực hiện chính sách đảm bảo công khai, minh bạch phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách. Nhằm hạn chế những tiêu cực, lợi dụng chính sách thất thoát vốn của nhà nước, những rủi ro do nguyên nhân khách quan được xử lý theo quy định của Nhà nước. NHCSXH có trách nhiệm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xây dựng quy trình xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động từng vùng, miền.

Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính ổn định trong từng giai đoạn, có cơ chế cấp bù thích hợp để phát huy tính chủ động và đảm bảo khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; bảo đảm đủ bù đắp chi phí hoạt động theo chế độ quy định; bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, viên chức và người lao động yên tâm gắn bó với ngành.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN VÀ RỦI RO TẠI PGD HUYỆN CÙ LAO DUNG NHCSXH TỈNH SÓC

TRĂNG

4.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

NHCSXH là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là phục vụ cho đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để có thể thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, NHCSXH được áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với các ngân hàng thương mại như: NHCSXH không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.Và trên cơ sở phục vụ người nghèo nhằm mục đích tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức lại tín dụng theo hướng chuyên sâu và tập trung hơn về các nguồn lực và các cơ chế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 27)