Phân tích rủi ro cho vay HSSV

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 62)

4.4.1 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn không thể không có ở bất cứ ngân hàng nào và NHCSXH cũng không ngoại lệ vì ngân hàng không thể dự đoán trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi được khi ký kết

hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là một trong những biểu hiện rủi ro trong hoạt động cho vay đối với ngân hàng chính sách xã hội và nó có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Nợ quá hạn làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Mặc dù nợ quá hạn của cho vay HSSV không phản ánh hết toàn bộ rủi ro mà ngân hàng gặp phải, nhưng nó cũng đã nói lên được phần nào về các rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi cho vay HSSV.

Bảng 4.9: Nợ quá hạn cho vay HSSV giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012/2011 2013/2012 2014/2013

2011 2012 2013 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Hộ nghèo 12 36 95 57 119 24 200,0 59 163,9 62 108,8

Cận nghèo - 27 37 20 27 27 0 10 37,0 7 35,0

Khó khăn - 49 62 34 42 49 0 13 26,5 8 23,5

Tổng 12 112 194 111 188 100 833,0 82 73,2 77 69,4

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ nghèo:

Nợ quá hạn sinh viên hộ nghèo đang có chiều hướng tăng cụ thể là năm 2011 nợ quá hạn là 12 triệu đồng, năm 2012 nợ quá hạn là 36 triệu đồng đã tăng 24 triệu đồng tương ứng tăng 200% so với năm 2011, năm 2013 nợ quá hạn tiếp tục tăng 163,9% so với năm 2012 tương đương 59 triệu đồng làm nợ quá hạn tăng lên với giá trị là 95 triệu đồng, tương tự 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ quá hạn là 119 triệu đồng tăng 62 triệu đồng tương ứng 108,88% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn sinh viên hộ nghèo tăng là do đa số các hộ nghèo trên địa bàn huyện thường không có cơ sở để sản xuất kinh doanh hay không có ruộng đất để trồng trọt, chăn nuôi nên có thu nhập không ổn định, đời sống bấp bênh, đa số chỉ đi làm thuê, làm mướn để mưu sinh nên khi nợ đến hạn họ không thể trả theo hợp đồng đã ký với NHCSXH vì vậy việc chậm trễ là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó một số sinh viên vay vốn để học nhưng gia đình quá khó khăn nên đã bỏ học giữa chừng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình vì vậy việc cam kết ra trường kiếm được việc làm để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng là không thể.

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ cận nghèo:

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ cận nghèo trong giai đoạn này có sự biến động như sau, năm 2011 không có nợ quá hạn, năm 2012 nợ quá hạn tăng trở lại ở mức 27 triệu đồng. Năm 2013 nợ quá hạn là 37 triệu đồng tăng 10 triệu đồng tức là 37,0% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 số lượng nợ quá hạn là 27 triệu đồng có nghĩa là đã tăng thêm 7 triệu đồng tương ứng 35,0% so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ cận nghèo đã không ngừng tăng lên qua các năm, nguyên nhân là do vào tháng 9/2012 trong đợt triều cường tăng mực nước đã dâng cao hơn so với bình quân hàng năm đã làm vỡ 143 đoạn đê gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các hộ dân đặc biệt là các hộ trồng trọt và nuôi thủy hản sản đang trong quá trình thu hoạch. Điều này đã làm cho các hộ dân gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn.

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ khó khăn:

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ khó khăn diễn biến như sau năm 2011 không có nợ quá hạn trong năm, năm 2012 nợ quá hạn tăng trở lại ở mức 62 triệu đồng. Năm 2013 nợ quá hạn là 62 triệu đồng tăng 13 triệu đồng tức là 26,5% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn là 49 triệu đồng có nghĩa là đã tăng 8 triệu đồng tương ứng 23,5% so với cùng kỳ năm 2013. Sự gia tăng của nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ khó khăn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có nguyên nhân là các hộ đã gặp thiên tai

lũ lụt cũng như dịch bệnh gây ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi làm gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Bên cạnh đó việc HSSV ra trường nhưng không tìm được việc làm không có nguồn thu để trả nợ cũng là nguyên nhân khiến nợ quá hạn tăng cao.

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn có biến động không ổn định, ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phục vụ khách hàng của ngân hàng. Vì rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng thì chủ yếu phát sinh từ phía khách hàng. Mà cụ thể ở đây là các hộ gia đình thuộc diện chính sách không có nguồn thu ổn định, không có cơ sở sản xuất kinh doanh hay do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai lũ lụt, dịch bệnh bùng phát,.. làm cho khả năng trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng là rất khó, vì vậy việc phát sinh nợ quá hạn là không thể tránh khỏi.

4.4.2 Đánh giá các chỉ tiêu rủi ro cho vay HSSV

Bảng 4.10: Nợ quá hạn của một số chương trình cho vay

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm tháng đầu năm Chênh lệch 6

2011 2012 2013 2013 2014 Nợ quá hạn CV hộ nghèo Triệu đồng 1.188 1.352 1.282 1.150 1.033 Nợ quá hạn CV GQVL Triệu đồng 615 307 286 243 241 Tổng nợ quá hạn Triệu đồng 2.445 2.625 2.401 1.883 2.347 Nợ quá hạn CV hộ nghèo/Tổng nợ quá hạn % 48,59 51,50 53,39 61,07 44,01 Nợ quá hạn CV GQVL/Tổng nợ quá hạn % 25,15 11,70 11,91 12,90 10,27

(Nguồn Tổ kế hoạch-Nghiệp vụ NHCSXH huyện Cù Lao Dung)

Hiện nay, tại PGD đang thực hiện cho vay 10 chương trình theo quy định của NHCSXH Việt Nam, trong đó chương trình CV hộ nghèo, CV GQVL là một trong các chương trình có nợ quá hạn cao nhất. Tỷ trọng nợ quá hạn CV hộ nghèo trên tổng nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 50% trong

tổng nợ quá hạn, cụ thể tỷ trọng này qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 48,59%, 51,50%, 53,39%, 44,01% vì chương trình cho vay này là chương trình đầu tiên và trọng yếu của ngân hàng. Tỷ trọng nợ quá hạn CV GQVL trên tổng nợ quá hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, cụ thể năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có tỷ trọng lần lượt là 25,15%, 11,70%, 11,90%, 10,27%, tỷ trọng này tuy có xu hương giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn CV hộ nghèo và nợ quá hạn CV GQVL cũng phần nào ảnh hưởng đến nợ quá hạn CV HSSV trong tổng dư nợ, từ đó cho thấy một phần rủi ro của chương trình CV HSSV.

Bên cạnh đó để phân tích và tìm hiểu rõ hơn về các rủi ro cho vay HSSV ta cần phân tích sâu hơn số liệu xung quanh món vay HSSV như hệ số thu nợ, vòng quay vốn, tỷ lệ nợ quá hạn..., cụ thể các số liệu như sau:

Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá cho vay HSSV

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014 Nợ quá hạn triệu đồng 12 112 194 111 188 Doanh số cho vay triệu đồng 10.301 11.659 8.911 4.647 5.238 Doanh số thu nợ triệu đồng 708 1.280 2.394 1.336 1.723 Dư nợ triệu đồng 25.055 35.435 41.952 38.746 45.467 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,05 0,32 0,46 0,29 0,41 Hệ số thu nợ % 6,87 10,98 26,28 28,75 32,89 Tỷ trọng dư nợ HSSV % 17,02 23,16 25,47 22,43 26,30 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,03 0,04 0,06 0,03 0,04 Nợ quá hạn CV HSSV/Tổng nợ quá hạn % 0,49 4,27 8,08 5,89 8,01 Nợ quá hạn CV HSSV/Nợ quá hạn CV GQVL % 1,95 36,50 67,83 45,68 78,01 Nợ quá hạn CV HSSV/Nợ quá hạn CV hộ nghèo % 1,01 8,28 15,13 9,65 18,20

Hệ số thu nợ HSSV :

Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt và ngược lại. Hệ số thu nợ cho biết số tiền ngân hàng thu hồi được trong một thời kỳ nhất định từ một nghìn đồng doanh số cho vay.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số thu nợ đang có chiều hướng tăng điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đang được tập trung thực hiện rất tốt, doanh số thu nợ qua các năm có xu hướng tăng làm cho hệ số thu nợ qua các năm cũng tăng dần, cụ thể năm 2011 hệ số này là 6,87%, năm 2012 đạt 10,98%, năm 2013 hệ số này tăng lên và đạt 26,86%, 6 tháng năm 2014 hệ số này tăng vọt đạt 32,89% tức là cứ 1000 đồng cho vay thì ngân hàng thu lại được 328,9 đồng, do các đối tượng mà ngân hàng phục vụ đa số là những hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn không có cơ sở sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính không ổn định nên các con số này còn khiêm tốn. Tuy nhiên hệ số thu nợ của ngân hàng đã tăng vượt bậc qua các năm, điều này cho thấy sự quan tâm hơn của ngân hàng đối với công tác thu nợ cũng như ý thức trả nợ của người dân ngày càng tốt hơn.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Chỉ tiêu này còn cho thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng thực hiện kế hoạch tín dụng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng

Chỉ tiêu này phản ánh và đánh giá chất lượng một cách rõ rệt, nhìn chung thì trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này có dấu hiệu tăng cụ thể là năm 2011 nợ quá hạn chiếm 0,05% dư nợ cho vay HSSV, năm 2012 chỉ tiêu này tăng 0,32%, năm 2013 thì chỉ tiêu này là 0,46%, sang 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này là 0,41%. Qua chỉ tiêu này có thể thấy được tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng cao. Tuy công tác thu hồi nợ ngày càng được cán bộ ngân hàng quan tâm và chú ý nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng các hộ trả nợ chậm. Nguyên nhân là do yếu tố khách quan tác động làm ảnh hưởng đến việc trả nợ không đúng hạn của các hộ vay như: gia đình có kinh tế rất khó khăn, sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, thiên tai và dịch bệnh làm ảnh hưởng đến mùa vụ, năng suất sản phẩm của người dân … những yếu tố trên ảnh hưởng đến việc trả nợ của hộ vay.

Tỷ trọng dư nợ HSSV so với dư nợ chung

Tỷ trọng dư nợ HSSV so với dư nợ chung cho thấy được phần nào mức độ quan tâm của NHCSXH nói riêng cũng như Chính phủ trong công tác trồng người, bồi đắp nhân tài cho đất nước. Tỷ trọng dư nợ HSSV đều có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể tỷ trọng này của các năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 17,02%, 23,16%, 25,47% và 26,30%. NHCSXH thực hiện cho vay ưu đãi mười bảy chương trình và bốn dự án để góp phần tạo đòn bẫy phát triển kinh tế, xây dựng dân giàu nước mạnh. Hiện tại, Phòng giao dịch huyện Cù Lao Dung Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Sóc Trăng thực hiện mười chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Như vậy, tỷ trọng dư nợ HSSV tại huyện tương đối cao so với một số chương trình cho vay khác. Điều này cho thấy ngân hàng và các tổ chức xã hội tại huyện có sự quan tâm đúng mức đối với chương trình cho vay HSSV. Nhằm phát triển thêm nguồn lao động có tay nghề, kiến thức chuyên môn cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện sự luân chuyển nguồn vốn nhanh hay chậm, nếu vòng quay vốn càng nhanh thì ngân hàng quay vòng vốn càng nhanh, đạt hiệu quả cao. Nhìn chung, vì chương trình cho vay HSSV chủ yếu cho vay trung và hạn nên vòng quay vốn tín dụng tại PGD tương đối thấp nhưng đã được cải thiện dần qua các năm, cụ thể vòng quay của năm 2011 là 0,03 vòng, năm 2012 tăng lên 0,04 vòng và đạt cao nhất là năm 2013 với 0,06 vòng, 6 tháng đầu năm 2014 đang có biến chuyển tốt đạt 0,04 vòng. Tuy vòng quay vốn tín dụng còn thấp nhưng đã được cải thiện dần qua các năm, năm 2013 sở dĩ có vòng quay vốn cao nhất nguyên nhân là do công tác thu nợ được ngân hàng chú trọng quan tâm, cán bộ ngân hàng và các bên liên quan có sự phối hợp chặt chẽ hơn, tích cực thu hồi các khoản nợ đáo hạn đồng thời thực hiện tuyên truyền các chương trình, chính sách của nhà nước nâng cao ý thức trả nợ của người dân. Bên cạnh đó năm 2013 và 6 tháng năm 2014, ngân hàng đã thận trọng hơn trong công tác xét duyệt hồ sơ cho vay HSSV nhằm tránh trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích.

Nợ quá hạn CV HSSV trên tổng nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn CV HSSV trên tổng nợ quá hạn phần nào cho thấy mức độ rủi ro của chương trình CV HSSV và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụngtại PGD. Nhìn chung, tỷ lệ này tuy thấp nhưng đang tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2011 chỉ là 0,49% nhưng đến năm 2012 tăng lên đến 4,27%, năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên là 8,08%, 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này là

8,01%. Tỷ lệ này cho thấy nợ quá hạn CV HSSV đang tăng nhanh qua các năm so với tổng nợ quá hạn. Một phần vì tổng nợ quá hạn đang được ngân hàng quan tâm nên có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là các khoản CV HSSV có thời gian đáo hạn tương tự nhau nên đến hạn đồng loạt, trong khi đó HSSV khi ra trường lại không có việc làm ổn định do còn sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, mà gia đình lại là các hộ thuộc diện chính sách có thu nhập không ổn định dẫn đến việc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nợ quá hạn CV HSSV trên nợ quá hạn CV hộ nghèo:

Chương trình cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình được áp dụng đầu tiên và được sự quan tâm hàng đầu trong các chương trình cho vay áp dụng tại ngân hàng. Vì vậy dư nợ cũng như nợ quá hạn của chương trình cho vay này cao hơn nhiều so với chương trình cho vay HSSV. Tuy nhiên, nợ quá hạn của chương trình cho vay HSSV cũng tăng qua các năm, năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV trên nợ quá hạn cho vay hộ nghèo là 1,01%, năm 2012 tỷ lệ này tăng cao là 8,28%, nguyên nhân là do trong năm

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 62)