Doanh số cho vay HSSV thể hiện lượng tiền mà ngân hàng giải ngân cho các HSSV đang học tại các trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học, HSSV có nhu cầu vay trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng tín dụng của NHCSXH.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay HSSV giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 6 tháng đầu năm Chênh lệch
Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2011 2012 2013 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số
tiền % tiền Số % tiền Số % tiền Số % Số tiền % Số tiền %
Hộ nghèo Cận nghèo 1.586 15,4 1.562 13,4 1.102 12,4 661 14,2 480 9,2 (24) (1,5) (460) (29,5) (181) (27,4) 1.824 17,7 2.076 17,8 1.447 16,2 796 17,1 941 18,0 252 13,8 (629) (30,3) 145 18,2 Khó khăn 6.891 66,9 8.022 68,8 6.362 71,4 3.190 68,7 3.817 72,8 1.131 16,4 (1.659) (20,6) 627 19,7 Tổng 10.301 100 11.659 100 8.911 100 4.647 100 5.238 100 1.359 13,19 (2.749) (23,57) 591 12,7
Doanh số cho vay HSSV thuộc hộ nghèo:
Doanh số cho vay năm 2011 đạt 1.586 triệu đồng chiếm 15,4% trong cơ cấu tỷ trọng của doanh số cho vay năm 2011 , năm 2012 doanh số cho vay giảm xuống là 1.562 triệu đồng tức giảm 24 triệu đồng và tương ứng giảm 1,5% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 13,4%. Đến năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục giảm 460 triệu đồng tương ứng giảm 29,5% so với năm 2012 làm cho doanh số này giảm còn 1.102 triệu đồng chiếm 12,4% trong cơ cấu tỷ trọng của doanh số cho vay, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này là 480 triệu đồng giảm 181 triệu đồng tương ứng giảm 27,4% so với cùng kì năm 2013. Doanh số cho vay HSSV thuộc diện hộ nghèo có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tỷ trọng và giảm qua các năm vì chính sách áp dụng xét cho hộ nghèo ngày càng nghiêm ngặt hơn chỉ áp dụng cho đối tượng thực sự cần vốn vay, không có hiện tượng cho vay không đúng đối tượng như những năm trước, cùng với việc phối hợp giữa ngân hàng với UBND và Tổ TK&VV trong xét duyệt hồ sơ ngày càng chặt chẽ để người dân sử dụng vốn đúng mục đích vay vốn là chi cho việc học phí và nhu cầu sinh hoạt của HSSV chứ không sử dụng vốn vào mục đích khác.
Doanh số cho vay HSSV hộ cận nghèo:
Doanh số cho vay hộ cận nghèo năm 2011 là 1.824 triệu đồng chiếm 17,7% trong cơ cấu tỷ trọng, năm 2012 doanh số cho vay chiếm 17,8% trong cơ cấu tỷ trọng và đạt 2.076 triệu đồng tức tăng lên 252 triệu đồng tương ứng tăng 13,8% so với năm 2011, nguyên nhân là do vào năm 2012 trên địa bàn huyện đã tổ chức chương trình khuyến học để HSSV thuộc diện đối tượng chính sách không bỏ học mà tiếp tục theo con đường học tập, chương trình này nhiều hộ gia đình hiểu rõ, tiếp cận và tìm đến nguồn vốn chính sách này để con em mình có điều kiện tiếp tục thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, điều này đã làm cho doanh số cho vay năm 2012 tăng lên. Đến năm 2013 doanh số này có dấu hiệu giảm chỉ chiếm 16,2% trong cơ cấu tỷ trọng và giảm còn 1.447 triệu đồng tức là giảm 30,3% tương ứng 629 triệu đồng so với năm 2012. Sở dĩ năm 2013 doanh số này lại có xu hướng giảm là do có một lượng HSSV nằm trong đối tượng chính sách này đã tốt nghiệp ra trường, thời hạn vay vốn đã hết. 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này có sự tăng trưởng trở lại là tăng 145 triệu đồng tương ứng 18,2% so với cùng kỳ năm 2013 làm cho doanh số này 6 tháng đầu năm 2014 là 941 triệu đồng, tỷ trọng trong năm cũng tăng lên chiếm 17,1%. Doanh số này đã khởi sắc trở lại vì ngân hàng bắt đầu xét duyệt và giải ngân đợt mới để hỗ trợ các bạn HSSV trong việc đóng học phí học kì mới cũng như khoản phí để mua sắm sách vở... Nhìn chung, tỷ
trọng của doanh số cho vay HSSV hộ cận nghèo qua các năm có sự biến đổi đổi không nhiều và chiếm tỷ trọng tương đối thấp. UBND Huyện tích cực chỉ đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, mở các lớp dạy nghề ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của địa phương, phần nào làm cho lượng HSSV nằm trong đối tượng chính sách này giảm.
Doanh số cho vay HSSV hộ khó khăn:
Doanh số cho vay hộ khó khăn năm 2011 có tỷ trọng chiếm 66,9%, đạt 6.891 triệu đồng, năm 2012 doanh số cho vay HSSV hộ khó khăn chiếm tỷ trọng là 68,8% và đạt 8.022 triệu đồng tức tăng lên 1.131 triệu đồng tương ứng tăng 16,4% so với năm 2011, nguyên nhân là do chương trình này ngày càng được quan tâm và phát triển nhiều hơn để HSSV tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, có điều kiện để tiếp tục đến trường. Năm 2013 doanh số này có dấu hiệu giảm còn 6.362 triệu đồng tức là giảm 20,6% tương ứng 1.659 triệu đồng so với năm 2012 và chiếm 68,7% trong cơ cấu tỷ trọng của năm 2013. Sở dĩ năm 2013 doanh số cho vay giảm là do số lượng HSSV theo học các tại các cơ sở đào tạo, các trường đại hoc, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013 giảm so với năm 2011 – 2012. 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số này đã gia tăng trở lại chiếm tỷ trọng lên đến 72,8% và đạt 3.817 triệu đồng tương ứng tăng 19,7% tức là 627 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 vì ngân hàng sẽ giải ngân đợt 2 trong năm để HSSV bắt đầu học kì mới góp phần trang trải chi phí học tập và sinh hoạt cho HSSV. Bên cạnh đó doanh số cho vay hộ khó khăn về tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong chương trình cho vay HSSV của địa bàn huyện. Bởi số hộ dân gặp khó khăn bất ngờ về tài chính do gặp thiên tai, lũ lụt hay dịch bệnh qua các năm có xu hướng gia tăng, vì thiên tai và dịch bệnh trên địa bàn ngày càng biến triển khó lường dù UBND luôn có những biện pháp triển khai kịp thời.