Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 74)

Về phía học sinh sinh viên

Có một số HSSV không có ý thức và thiện chí trả nợ, có một số lại có tư tưởng nghĩ rằng đây là số tiền Nhà nước hỗ trợ cho HSSV nên không cần trả lại.

Lãi suất cho vay HSSV của ngân hàng là 0,65%/tháng. Với mức lãi suất ưu đãi và thủ tục cho vay không quá khắc khe, không cần thế chấp tài sản, khiến cho việc vay vốn trở nên hấp dẫn đối với các gia đình, do vậy nhiều hộ gia đình cứ làm thủ tục vay nhưng không phải để chi cho học tập của con em mình, họ vay để kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích khác. Do sử dụng vốn vay không đúng mục đích của các hộ gia đình và một số HSSV nên việc đảm bảo cho các HSSV tốt nghiệp ra trường để trả nợ cho ngân hàng gặp rủi ro.

Có trường hợp HSSV do hoàn cảnh quá khó khăn tạm thời không thể tiếp tục theo học (có xác nhận của nhà trường được bảo lưu kết quả học tập và được tiếp tục học sau một năm), trong khi qui chế không qui định phải xử lý như thế nào với khoản nợ vay như vậy. Nhiều trường hợp HSSV bỏ học, hoặc bị đuổi học mà gia đình của HSSV đó không có khả năng trả thay, trong khi cơ chế tài chính không cho phép xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan nên hiện tại cũng chưa có cách xử lý.

Một số HSSV đã tốt nghiệp mà không đến ngân hàng làm thủ tục cam kết trả nợ theo quy định hoặc đã có việc làm nhưng không tự giác trả nợ ngân hàng hoặc không thông báo địa chỉ nơi công tác (gia đình cũng trả lời không biết HSSV ở đâu), có những HSSV cung cấp địa chỉ nơi làm việc cho ngân hàng không rõ ràng, chính xác nên khi ngân hàng gửi thông báo đơn vị công tác thì thư đến chậm hoặc bị thất lạc. Biện pháp duy nhất hiện nay được áp dụng để đôn đốc HSSV trả nợ là ngân hàng gửi giấy báo về cho gia đình HSSV nhưng biện pháp này tỏ ra không hiệu quả, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Nhiều trường hợp HSSV trả nợ không đủ gốc và lãi (do chênh lệch thời gian thông báo của ngân hàng và thời điểm HSSV chuyển tiền trả nợ) dẫn đến lãi treo thậm chí phát sinh nợ quá hạn.

Về phía ngân hàng

Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn chưa tham mưu tốt cho UBND các xã, thị trấn trong việc xác nhận đối tượng vay vốn, dẫn đến có nhiều hộ vay vốn không đúng đối tượng hoặc vay vốn xong sử dụng vốn sai mục đích. Công tác cho vay HSSV là hoạt động tín dụng cần đòi hỏi số lượng cán bộ nhiều, chi phí phục vụ cho việc cho vay, thu nợ lớn; cho vay không có đảm bảo, khả

năng thu hồi khó khăn, chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới hoạt động chung của ngân hàng.

Về công tác cán bộ địa phƣơng

Một bộ phận cấp hội, đoàn thể sau khi ký kết hợp đồng ủy thác với ngân hàng, nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí đôi lúc còn lệch lạc, chưa xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu sâu sát nhân dân địa phương để nắm bắt tình hình nợ của từng hộ vay; không kịp thời và kiên quyết trong công tác xử lý nợ chây ỳ, xâm tiêu, nợ tồn đọng... thậm chí đôi lúc còn bế tắc, không có giải pháp hữu hiệu để thu hồi nợ. Mặt khác, cán bộ xã, phường chưa nhiệt tình trong công tác phối hợp với Ngân hàng trong việc xử lý nợ, thêm vào đó, lại thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp trong việc triển khai cho vay và thu hồi nợ.

Các cấp hội, đoàn thể ở xã và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn là cầu nối trung gian giữa Ngân hàng với hộ vay trong việc quản lý cho vay và thu hồi nợ. Nhưng một số cán bộ hội, đoàn thể và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thấy được quyền lợi và trách nhiệm của việc ký kết hợp đồng uỷ thác nên không coi trọng việc quản lý giám sát hoạt động của tổ, chưa thực hiện đúng quy ước về thu lãi, thu tiết kiệm và đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn. Có nơi việc thành lập tổ chỉ bầu Tổ trưởng trên danh nghĩa, đến khi Tổ trưởng đã trả xong nợ của mình thì không quan tâm đến các tổ viên còn lại dẫn đến không ai đôn đốc nhắc nhở nợ và hộ vay không thực hiện trả nợ. Mặt khác, cán bộ hội chưa thật sự quan tâm giám sát theo dõi các khoản nợ, nhất là các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi, nợ quá hạn. Vì vậy, phẩm chất đạo đức của cán bộ là vấn đề rất cần quan tâm, là nguyên nhân thuộc yếu tố nguồn nhân lực dẫn đến rủi ro tín dụng là rất cao.

Ngoài ra, công tác tổ chức đào tạo cho cán bộ xã, cán bộ hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa quan tâm đúng mức, thiếu chất lượng. Trình độ của cán bộ cấp xã còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

5.2 Một số nguyên nhân khác

Ban giám hiệu các trường tuy ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này nhưng không có được sự quan tâm đúng mức. Các cán bộ làm công tác liên hệ với ngân hàng thì còn kiêm nhiệm nhiều việc khác nên triển khai chậm tới các lớp. Mặt khác các trường đều không muốn cho HSSV vay ồ ạt, khó kiểm soát nên việc làm thủ tục đăng ký, xác nhận cho HSSV còn rất chậm làm

ảnh hưởng đến việc phân phối nguồn vốn của ngân hàng và quá trình học tập của HSSV.

Hiện nay các loại hình đào tạo của các trường rất đa dạng như: hệ thống trường thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý, trường của các ngành, trường dạy nghề của các địa phương…, đặc biệt có những trường đào tạo bằng hình thức liên doanh, liên kết với các trường khác. Do vậy khó xác định chính xác việc vay vốn của HSSV vì các trường không thể quản lý chặt chẽ được nên thực tế cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai cho HSSV vay vốn phục vụ cho học tập.

Theo quy định của chương trình cho vay HSSV sau khi tốt nghiệp HSSV phải đến ngân hàng để làm thủ tục cam kết trả nợ và chỉ khi có xác nhận của ngân hàng về việc này, nhà trường mới làm thủ tục phát bằng tốt nghiệp cho HSSV ra trường. Trên thực tế do chưa có qui định cụ thể nào từ Bộ giáo dục và Đào tạo nên các trường không bắt buộc phải thực hiện việc này và dẫn đến nhiều trường hợp HSSV đã ra trường mà không đến ngân hàng làm thủ tục cam kết trả nợ.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng việc quản lý, hạn chế và xử lý rủi ro cũng quan trọng không kém. Các loại hình ngân hàng khác nhau sẽ có những giải pháp để hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng khác nhau. Đặc biệt, NHCSXH vì có những đặc thù riêng biệt nên cũng có những giải pháp riêng biệt. Sau đây là một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho vay HSSV của Ngân hàng.

5.2.1 Về ngân hàng

Cần tranh thủ sự chỉ đạo của NHCSXH, UBND tỉnh để tiếp nhận nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn chuyển từ NHCSXH Việt Nam. Bám sát diễn biến thị trường, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh thực hiện huy động vốn trong dân cư được Trung ương cấp bù lãi suất.

Cần chú trọng phát triễn nguồn nhân lực, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của NHCSXH, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp vì cán bộ có trình độ, tinh thông nghề nghiệp quyết định sự thành công của Phòng giao dịch về hiện tại cũng như tương lai. Do đó công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Để công tác đào tạo có hiệu quả (tránh lãng phí về thời gian cũng như

kinh phí) cần phải tiến hành phân loại cán bộ theo các chức danh trước khi tổ chức đào tạo.

Trong công tác quản trị ngân hàng:

- Cần hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý và điều hành ở cả 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở Trung ương, tinh giản các khâu trung gian và tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động ở xã, thị trấn.

- Cần củng cố tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp. Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội với sự tham gia chỉ đạo, giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập, thống nhất về tổ chức và hoạt động. Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Kiểm soát với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

5.2.2 Về các bên liên quan

Cần có sự tương tác giữa ngân hàng và nhà trường, ngân hàng sau khi thực hiện công tác giải ngân cho HSSV cần thông báo cho nhà trường biết đông thời nhà trường thông báo cho ngân hàng về những trường hợp HSSV đã được hỗ trợ vay vốn nhưng chưa đóng học phí kịp thời. Ngoài ra nhà trường và các cơ sở đào tạo cần yêu cầu HSSV làm cam kết việc trả nợ trước khi trao bằng tốt nghiệp và khi có việc làm cần thông báo cho ngân hàng biết.

Cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan bảo lãnh tín chấp về mặt tài chính, không chấp nhận những tổ chức hội, đoàn thể hoặc Chủ tịch UBND xã, thị trấn ký xác nhận cho những dự án sau nếu dự án trước còn nợ quá hạn. Và các tổ chức hội, đoàn thể để nợ quá hạn lớn nếu không tích cực đôn đốc thu hồi nợ phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính từ nguồn phí được hưởng. Các cấp hội, đoàn thể có liên quan cần chú trọng cẩn thận trong việc xét duyệt hồ sơ cho vay để hạn chế rủi ro.

5.2.3 Một số giải pháp khác

Tiêu chuẩn hóa viên chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chế độ ưu tiên trong công tác tuyển dụng cán bộ là

người dân tộc thiểu số; đồng thời, có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút cán bộ đến làm việc tại các vùng khó khăn, đặc biệt là các huyện nghèo.

Lựa chọn Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn là người có năng lực, có uy tín, nhiệt tình trong công tác, biết ghi chép sổ sách rõ ràng và đảm bảo thực hiện đúng điều kiện đã quy định của ngân hàng và thực hiện việc chi trả tiền hoa hồng theo mức độ hoàn thành công việc. Tiến hành củng cố, sắp xếp, đào tạo lại Tổ tiết kiệm và vay vốn. Đối với những Tổ tiết kiệm và vay vốn không còn hoạt động thì xử lý theo hướng: thứ nhất, hộ vay có khả năng trả nợ, động viên trả ngay, hướng dẫn hộ gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động tại địa bàn hoặc có đủ điều kiện và số lượng thì thành lập tổ mới. Thứ hai, hộ có khả năng trả dần theo cam kết thì bàn giao cho cán bộ xã, hội, đoàn thể, đôn đốc trả dần theo cam kết.

Đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cho các cấp hội, đoàn thể nhận làm uỷ thác cho vay và các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trên cơ sở các Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đòi hỏi cán bộ phải nắm bắt một cách chính xác, cụ thể và khả năng truyền đạt các nội dung văn bản. Hình thức đào tạo ngắn ngày tập trung, phối hợp với Ban xóa đói giảm nghèo, hội, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn lại quy trình nghiệp vụ trên cơ sở nội dung văn bản của Trung ương kết hợp với tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng chương trình cụ thể và cuối khoá có đánh giá kết quả.

Cần hiện đại hóa hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với phương thức hoạt động. Tổ chức tốt việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Chương trình tín dụng đối với HSSV được thực hiện từ năm 2007 theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hỗ trợ HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại cấc trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề, có điều kiện trang trải chi phí học tập, sinh hoạt gồm học phí, chhi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn ở, đi lại. Chương trình đã góp phần chia sẻ gánh nặng và giảm bớt những lo âu trăn trở của các bậc phụ huynh hoàn cảnh khó khăn, giúp các HSSV nghèo có thêm niềm tin, vượt khó vươn lên thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Nói chung, cho vay HSSV là một khoản đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo có thể nói đây là một khoản đầu tư dài hạn cho tương lai, ở một số nước trên thế giới đầu tư cho giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu và Việt Nam cũng đang dần hướng đến mục tiêu này.

Tuy vậy cho vay HSSV là một trong những nghiệp vụ mang tính rủi ro nhất định trong ngân hàng do khả năng trả nợ của đối tượng này phụ thuộc vào rất nhiều vào yếu tố trong tương lai và không xác định được. Khi HSSV tốt nghiệp ra trường nhưng lại không tìm được việc làm, không có nguồn thu để trả nợ, hay HSSV không có thiện chí, cố ý trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác chương trình cho vay này có đối tượng rộng, mang tính đặc thù cao, phân tán đến từng hộ gia đình với những món vay nhỏ và tập trung vào khoảng 2 tháng khi bắt đầu nhập học cũng như việc theo dõi thời gian trả nợ đúng hạn của chương trình này còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp vì cần phải tốn nhiều chi phí và đội ngũ cán bộ đông, có kinh nghiệm nhưng điều này ngân hàng chưa có điều kiện.

Nhưng trên hết, các ngân hàng đều xác định cố gắng làm tốt công tác giải ngân để chương trình này tiếp tục đến với các HSSV các gia đình thực sự có nhu cầu, góp phần mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho những HSSV khó khăn đang khát khao vươn lên vượt khó, thoát nghèo bằng con đường học vấn, góp thêm niềm tin của người dân vào những chính sách thiết thực của chính phủ. Để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, chính quyền và cả cộng đồng chúng ta cùng chung tay làm nên.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Các chính sách, giải pháp đều bắt nguồn từ thực tế nên cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách tín dụng, thường xuyên theo dõi, đối chiếu kiểm tra

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 74)