Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 28 - 29)

Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội cho đến nay nước ta đã đạt được không ít thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân thì ngày càng được cải thiện. Cùng với đó việc phát triển kinh tế thì công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm không kém. Đây là thách thức to lớn mà Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách đồng bộ, bằng nhiều giải pháp và hành động kiên quyết.

Đảng ta đề ra chủ trương “…phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo…”. Cụ thể, ngày 12/12/1997 quốc hội thông qua luật các tổ chức tín dụng, trước yêu cầu đổi mới, ngày 15/06/2004 quốc hội thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng, cụ thể: “Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời gian vay, mở rộng đầu tư phát triển kinh tế hàng hóa, giao lưu kinh tế miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn… Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn với người nghèo và các đối tượng chính sách khác… đối với học sinh

sinh viên, để có điều kiện học tập…” Nhà nước thành lập các Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngày 4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ – CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, Thủ Tướng Chính Phủ kí Quyết định số 131/2002/QĐ- TTg Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội. Sau khi có Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng chính sách xã hội đã thiết lập được một hệ thống các quy chế điều hành, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo cho Ngân hàng chính sách xã hội triển khai các hoạt động theo đúng yêu cầu của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Phòng giao dịch huyện Cù Lao Dung Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Quyết định số 1066/QĐ-HĐQT, ngày 31/12/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCSXH VN thuộc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Sóc Trăng. Phòng giao dịch huyện Cù Lao Dung NHCSXH tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2004.

Trụ sở giao dịch: Số 20 – Đoàn Thế Trung – ấp Phước Hòa B – Thị trấn Cù Lao Dung – huyện Cù Lao Dung – Tỉnh Sóc trăng

Điện thoại: 0793.860.643

Fax: 0793.860.644

Lúc mới hoạt động cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng. Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã dần ổn định đi vào hoạt động góp phần to lớn vào công tác “Xóa đói giảm nghèo” của huyện nhà, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch huyện cù lao dung ngân hàng chính sách xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 28 - 29)