Giải pháp liên kết.

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ Wal - Mart và triển vọng cho các công ty bán lẻ ở Việt Nam (Trang 74 - 81)

. Đây là mô hình cửa hàng bách hóa kinh doanh nhiều loại hàng hóa và tùy theo vị trí, nhu cặu của ngư ời tiêu dùng ở từng đ ịa phương m à

3.3.3.4Giải pháp liên kết.

C ó thể nhận thấy những yếu điểm tồn tại hiện nay của hệ thống các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là tiềm lực tài chính yếu, tính không chuyên cao, chưa có sự liên kết,... Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những thế mạnh m à các doanh nghiệp nước ngoài không thể có được, đó là hiểu biết về người tiêu dùng, gắn chặt với quy trình sản xuất trong nước và nguồn nhân lực trẻ. Vậy làm sao để có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát huy t h ế mạnh và loại bỏ những yếu điểm, hạn chế của mình để có sức tạo đối trọng với các tập đoàn phân phối khổng lồ trong thời gian sắp tới. Biện pháp ưu việt nhất có thể đưa ra lúc này chính là các doanh nghiệp phải liên kết lại theo m õ hình "bó đũa" để tập trung và phát huy sức mạnh tập thể. Có thể so sánh mỗi doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay như một chiếc đũa, dễ

dàng bị bẻ gãy nhưng nếu tập trung vói nhau thành một bó đũa thì sẽ tạo nên một sức mạnh rất lớn. K h i liên kết lại với nhau thì bản thân các doanh nghiệp trong nước sẽ tránh không phải cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau, có thể tập trung được nguồn vốn hùng hậu để thực hiện các dự án lớn, có thể tận dụng hệ thống mạng lưới và hệ thống quy chuởn, bổ sung khắc phục những yếu kém cho nhau, hơn nữa còn có thể tiết kiệm chi phí hành chính. Phương án này đã

Anh 4 - K42A - KTNT

nhận dược sự đồng tình ủng hộ không chỉ từ phía các doanh nghiệp m à còn từ phía các cơ quan ban ngành chức năng. Bộ Công thương đang lựa chọn 15 đại gia trong ngành bán lẻ Việt Nam, hình thành nên bộ khung của ngành vào

năm 2020 để nắm giữ được các thầ phân chiến lược, đủ sức cạnh tranh với các

đối thủ nước ngoài. Trong tương lai gần, nếu các doanh nghiệp trong nước không liên kết với nhau thì xu huống tất yếu sẽ phải liên kết hoặc bán lại công ty cho các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài. Sự liên kết này chỉ là hình thức để các tập đoàn này chiếm lĩnh thầ trường bán lẻ nội đầa. Nếu như ngay từ bây giờ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có sự liên kết chặt chẽ với nhau

để tạo ra một kênh phân phối bán lẻ trên toàn quốc thì khả năng cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là hoàn toàn có thể.

Nhận thức được điều này đã có nhiều m ô hình hợp tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ nội đầa với nhau. Chẳng hạn như sự hợp tác thành công giữa Vinatex và Hapro trong 3 năm qua, vừa phát huy thế mạnh của doanh nghiệp,

vừa đi sâu vào chuyên môn hóa, tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên những sự

liên kết này vẫn còn nhỏ lẻ, chưa thực sự đủ lớn. M ộ t số doanh nghiệp trong

nước đã khẳng đầnh họ hoàn toàn có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn danh

tiếng nước ngoài nhưng phải có một đầu tàu, một tập đoàn thực sự đủ lớn để không chỉ mạnh trong nội bộ quốc gia m à có thể bành trướng ra bên ngoài.

Nhưng dể có một công ty như vậy trong lĩnh vực phân phối bán lẻ không phải

là đơn giản và thường phải mất hàng chục năm một công ty bán lẻ mới xây dựng và phát triển được. V ớ i ngành phân phối còn non trẻ Việt Nam hiện nay, muốn có một đầu tàu thì chỉ còn cách liên kết lại.

Đứng trước yêu cầu này, mới đây ngày 14/5/2007 tại Hà Nội bốn doanh nghiệp hàng dầu trong lĩnh vực phân phối của Việt Nam là Satra, Saigon Co.op, Hapro và Phú Thái đã liên kết lại thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) vói tổng số vốn lên tới 6000 tỷ đồng. V D A được kỳ vọng sẽ trở thành đầu tàu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam bởi đã hội tụ được những thế mạnh của bốn bên liên doanh như:

Saigon Co.op là công ty hàng dầu trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, chiếm tới 5 0 % thị phần tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hapro và Satra có hàng chục năm kinh nghiệm và đã thiết lập được hệ thống cơ sở hạ tâng cũng như thị phần ở cả miền Bắc và miền Nam, Phú Thái Group cũng có thế mạnh của gần 100 siêu thị, 5000 đại lý bán buôn và 50.000 cữa hàng bán lẻ trên toàn quốc...

Một t h ế mạnh khác của V D A là doanh số gần 20.000 tỷ đồng/năm của bốn đem vị thành viên và hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc. V D A ra đời với vai trò của một đầu tàu bán lẻ sẽ liên kết các nhà phân phối lớn của Việt Nam là nòng cốt cho phân phối nội địa và bổ trợ lẫn nhau trong các giải pháp tổng thể về hậu cần, giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông hàng hóa và đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Theo k ế hoạch phát triển, trong giai đoạn Ì từ tháng 3/2007 đến tháng 10/2008, V D A sẽ đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng thương mại, tập trung các nguồn thu mua và xuất nhập khẩu phục vụ sự phát triển chung trên phạm vi toàn quốc với tổng số vốn đầu tư 1500 tỷ

đồng. Trước mắt V D A sẽ sữ dụng vốn góp của 4 thành viên sáng lập và tập trung xây dựng cơ sở hạ tần ở 3 trung tâm thành phố lớn của cả nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nang. Dự kiến trong năm 2008 sẽ có trung tâm kho vận và hệ thống logistic đầu tiên đi vào hoạt động. Giai đoạn hai từ 11/2008 đến 10/2011, V D A sẽ có nguồn vốn đầu tư khoảng 3000-6000 tỷ đồng. Trong giai đoạn này V D A sẽ đầu tư xây dựng các đại siêu thị, trung tâm phân phối bán buôn và nhượng quyền kinh doanh, đồng thời tiến hành mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp khác để tạo thành một tập đoàn phân

phối số Ì tại thị trường nội địa và tiến hành đầu tư ra nước ngoài, tham gia thị

trường chứng khoán. V D A sẽ xây dựng các tổng kho hàng hóa tại các tỉnh thành trong cả nước là nơi tiếp nhận hàng hóa cho mạng lưới phân phối, trở thành cầu nối cho các nhà sản xuất. Để huy động một lượng vốn rất lớn V D A sẽ đa dạng hóa kên huy động vốn từ các doanh nghiệp, vốn vay và phát hành cổ phiếu.

Anh 4 - K42A - KTNT

Hoạt động của V D A cũng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt dộng của các công ty sáng lập m à sẽ hướng đến các hoạt động, các dự án ở tầm lớn hơn m à bản thân từng thành viên sẽ không thể làm được. V D A sẽ tập trung vào xây dựng và phát triển các chuỗi trung tâm thương mại, các đại siêu thị tại các trung tâm thành phố lớn cũng như khu vực lân cận vói các thương hiệu và đổng cấp khác nhau, hình thành hệ thống cơ sỏ hạ tầng thương mại để tạo điều kiện cho việc tổ chức lại hệ thống bán buôn, phân phối và bán lẻ hướng tới cá mục tiêu: chuyên nghiệp, hiện đại, tiện ích và tin cậy. Mục đích của các nhà sáng lập V D A không chỉ mong muốn là lập nên bộ xương vững chắc cho 4 công ty m à còn tạo nền tảng cho việc tổ chức lại hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa. Hiện tại, V D A là m ô hình liên kết đâu tiên có quy m ô thực sự lớn giữa các nhà phân phối trong nước. Nếu m ô hình này được mỏ rộng, bên cạnh cuộc đua nước rút hiện nay thì thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ có thêm những nét vận dộng mới.

Mặc dù dã có sự liên kết của một số công ty lớn nhưng các nhà bán lẻ Việt Nam vẫn chưa có tổ chức đại diện. Vì vậy sự ra đời của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam ( A V R ) ngày 5/10/2007 sẽ thay mặt đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả cộng đồng các nhà bán lẻ trong nước. A V R ra đời nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu liên kết giữa các nhà bán lẻ Việt Nam, qua đó tạo nên sức mạnh tập thể cho các nhà bán lẻ trong nước để có thể tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình trong bối cảnh làn sóng gia tăng mạnh mẽ các nhà bán lẻ lớn của thế giới đầy kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tại thị trường Việt Nam. A V R sẽ hoạt động trên cơ sỏ tự nguyện, phi lợi nhuận với mục đính chính là tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên để xây dựng và phát triển dịch vụ dịch vụ bán lẻ thành một hệ thống bán lẻ có quy m ô lớn, tính chuyên nghiẹp cao , có uy tín trên toàn quốc và trên trường quốc tế. A V R sẽ tích cực xây dựng các chương trình hợp tác với các tổ chức trong khu vực và quốc tế nhằm đưa A V R

Anh 4 - K42A - KTNT

ưở thành một trong những hiệp hội hoạt động tích cực, có hiệu quả, từng bước tham gia vào thị trường bán lẻ khu vực và thế giới.

Tiếp theo hiệp hội sẽ chăm lo đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống bán lẻ nói chung và cho từng doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay việc đào

tạo chưa phù hợp với yêu cầu của hệ thống bán lẻ ỗ Việt Nam, tốn kém và không hiệu quả. Do vậy cần thiết phải liên kết với nhau để có một trường chuyên đào tạo một cách có bài bản. Muốn đào tạo thì phải có nguồn ngân sách hỗ trợ, nên bén cạnh nguồn ngân sách eo hẹp của nhà nước, hiệp hội phải tự tạo nguồn thu khác cho mình. Hoạt dộng của A V R cũng sẽ tập trung hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, đồng thời sẽ phát huy vai trò của mình trong việc tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định cơ

chế, chính sách, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ nhằm tạo ra một môi

trường kinh doanh bình đẳng, chống lại những hành vi không lành mạnh như

thỏa thuận hạn c h ế cạnh tranh, tập trung kinh tế lũng đoạn thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trưỗc những cơ hội và thách thức mới của thị trường, các công ty bán lẻ Việt Nam còn phải cố gắng thay đổi rất nhiều để hòa nhập và phát triển. Cơ

hội sẽ dành cho những công ty nào biết chủ động tìm kiếm, nắm bắt thông tin về thị trường, pháp luật và xu hướng kinh doanh mới, biết tiếp thu kiến thức mới về quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh, nắm vững thị hiếu khách hàng và giữ chữ tín với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cũng cần sớm nhận thức để dừng quá trông đợi vào những ưu tiên, ưu đãi của nhà

nước như trước đây. Để không bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần phải tự mình tìm lấy những phân khúc thị trường cho riêng mình, biết liên kết hợp tác với nhau tạo mối quan hệ hữu hảo thật sự.

Anh 4 - K42A - KTNT

KẾT LUẬN

Bán lẻ và các hình thức bán lẻ hiện đại đã dần trở nên quen thuộc vói người tiêu dùng Việt Nam, m à minh chứng rõ ràng nhất là việc phát triển rất nhanh và mạnh hiện nay của thị trường này tại Việt Nam. Đặc biệt, thị trường bán lẻ với những đổi thay lớn khi Việt Nam đã chính thức gia nhửp WTO đang thực sự trở nên hấp dẫn . Sự mở cửa của thị trường, xu hướng tiêu dùng mới, những động thái đẩy mạnh phát triển của các công ty và tửp đoàn trên thị trường trong thời gian qua cùng với sự xâm nhửp trong thời gian tới của các tửp đoàn lớn chắc chắn sẽ làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển sôi động, trỏ thành thị trường có mức hấp dẫn hàng đầu trên thế giới.

Đứng trước những khó khăn và cơ hội như vửy, việc học hỏi từ các công ty đã thành cóng và có nhiều kinh nghiệm phát triển là có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam. Và khi nhắc đến bán lẻ thì phải kể đến Wal-mart, tửp đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giói. Những thành còng và thất bại của Wal-mart sẽ là những bài học quý báu với các công ty bán lẻ về kỹ năng xâm nhửp thị trường, bán hàng, cạnh tranh, quản lý nhân sự,... Bèn cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của thị trường Việt Nam với sức phát triển và hấp dẫn cao, quy m ô tiêu dùng lớn vái dân số đông và mức thu nhửp cũng như chi tiêu đang tăng lên đáng kể. Hơn nữa, thị hiếu của người tiêu dùng cũng đã có sự thay đổi, đang dần chuyển sang việc mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tự chọn hay các trung tâm thương mại. Ngoài những thuửn lợi trên thì thị trường Việt Nam cũng còn rất nhiều điểm hạn chế như tính chuyên nghiệp trong kinh doanh thấp, cơ sỏ hạ tầng yếu kém, nguồn hàng cung cấp không ổn định, chất lượng hàng hóa chưa dược bảo đảm, việc quản lý và chính sách của các cơ quan quản lý chưa thực sự đồng bộ.

Vận dụng được những kinh nghiệm từ thành công của Wal-mart vào quá trình kinh doanh ở Việt Nam cùng với việc nhận thức rõ đặc điểm của thị

trường này sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới để phát triển. Trong thời gian qua, các nhà bán lẻ trên thị trường Việt Nam cũng đã có nhiều nầ lực

để cạnh tranh, phát triển, giữ vững thị phần và toan tính nhiều phương án để ngày càng phát triển hơn trong thời gian tói, khi m à thị trường thực sự mở cửa. R õ ràng áp lực phía trước rất lớn nhưng nó cũng chính là dộng lực thúc đẩy các nhà phân phối, bán lẻ nầ lực phấn đấu và tìm ra hướng đi thích hợp cho mình. Phần cuối của khóa luận em xin đưa ra một số đề xuất về hướng phát triển mới cho các công ty bán lẻ trong nước cũng nhu nước ngoài để có thể giúp thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển, đem lại lợi ích thật sự cho cả người kinh doanh và người tiêu dùng trên thị trường.

Anh 4 - K42A - KTNT

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ Wal - Mart và triển vọng cho các công ty bán lẻ ở Việt Nam (Trang 74 - 81)