Giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước.

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ Wal - Mart và triển vọng cho các công ty bán lẻ ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

. Đây là mô hình cửa hàng bách hóa kinh doanh nhiều loại hàng hóa và tùy theo vị trí, nhu cặu của ngư ời tiêu dùng ở từng đ ịa phương m à

3.3.2Giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước.

Đầng trước những khó khăn kể trên, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển và đủ sầc cạnh tranh, tránh tình trạng bị "thua" ngay trên chính "sân nhà" thì cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ban ngành chầc năng. Vai trò của Nhà nước là không thể phủ nhận.

Chính phủ cần tạo một môi trường pháp lý kinh doanh thông thoáng để

khuyến khích các kinh doanh bán lẻ phát triển trong điều kiện cạnh tranh công bằng và tạo diều kiện để các nhà phân phối Việt Nam có cơ sờ để cạnh tranh cân sầc. Chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các hiệp hội, siêu thị, đồng thời kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ, quy hoạch hạ tầng cơ số. Cần phải đẩy mạnh việc tăng cường

năng lực thể chế và chuyên môn của các cơ quan giám sát, kiểm tra, chống gian lận thương mại và vi phạm sở hữu. Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho tự do hóa kinh doanh, tuân thủ nguyên tắc thương nhân được phép kinh doanh những thầ m à luật pháp không cấm. Cũng cần tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, không thiên vị như việc kiểm tra về chất lượng hàng hóa, tính minh bạch trong khâu thu thuế. Tăng cường hơn nữa việc chống lại các thủ đoạn gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Hơn

nữa hiện nay nhà nước vẫn chủ trương khuyến khích các hoạt động xuất khẩu nên dẫn đến tình trạng hàng hóa cho xuất khẩu được chú trọng và có chất

lượng tốt hơn hàng hóa nội địa. Việc không đảm bảo khâu kiểm tra và giám sát chất lượng hàng hóa trong nước đã làm các cửa hàng, siêu thị gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn mặt hàng đưa vào kinh doanh. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu trong nước, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hàng hóa cung cấp trên thị trường.

Anh 4 - K42A - KTNT

Để giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ và hệ thống phân phối có thể phát triển thì Chính phủ cũng nên có chính sách đầu tư hợp lý cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như hệ thống cầu đường mới, điện nước, mặt bằng... Đây cũng đang là vấn đề bức xúc của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Thủ tọc hành chính đất đai mất nhiều thời gian làm các doanh nghiệp không thể có được mặt bâng tốt để tiến hành kinh doanh. Tại nhiều địa phương, chính quyền có tâm lý thích các nguồn vốn FDI nên thường ưu tiên cho dự án của các doanh nghiệp nước ngoài để họ có được những vị trí kinh doanh đẹp và thuận tiện.

Hiện nay doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài bị hạn chế ỏ số vốn góp liên doanh là 4 9 % , nhưng theo lộ trình cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì đến 1/1/2008, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không bị hạn chế vốn góp trong liên doanh và từ 1/1/2009 sẽ được phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Đứng trước nguy cơ cạnh tranh lớn như vậy, các doanh nghiệp trong nước rất cần những chính sách điều tiết vĩ m ô của nhà nước. Cọ thể nhà nước nên sớm đưa ra quy hoạch mạng lưới bán lẻ ở tất cả các tỉnh, thành phố. Quy hoạch này cần làm rõ nhiều loại hình khác nhau trong phân phối như siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng giảm giá... và xác định cọ thể nơi nào sẽ ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước, nơi nào kêu gọi đầu tư. Bên cạnh đó, khi đấu giá quyền sử dọng đất ở các vị trí thuận lợi cần dựa trên quy hoạch chứ không phải mức giá, dành điện tích thỏa đáng và vị trí phù hợp cho các doanh nghiệp trong nước. Bây giờ các doanh nghiệp trong nước dang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phọc các địa phương cho phép họ triển khai kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là đất đai.

Nhiều doanh nghiệp phải mất từ 3-5 năm mới tiếp cận được đất đai, thậm chí muốn có vị trí kinh doanh thì phải tham gia đấu giá với chi phí cực lớn. Còn doanh nghiệp nước ngoài được phép thuê đất, thậm chí họ cũng có đủ tiềm lực để tham gia mua đất. Vì thế nếu không có quy hoạch và những chính sách tạo đà thì doanh nghiệp trong nước sẽ khó m à cạnh tranh được trên thị trường.

Anh 4 - K42A - KTNT

K h i đã là thành viên của WTO thì việc thực hiện các cam kết, xóa bò các rào cản và ưu tiên là không thể tránh khỏi nhưng nhà nước cũng có thê thực hiện những cam kết đó một cách "khôn khéo" theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Chính phủ cẩn thiết và phải dựng lên các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường bán lẻ trong nước. Thí dẳ có thể hạn chế số lượng siêu thị hay trung tâm thương mại của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, chẳng hạn như thay vì việc cho phép một, hai nhà đẩu tư mở cả chuỗi 10 điểm kinh doanh bán lẻ với quy m ô lớn như hiện nay thì nên cho 10 nhà đầu tư mở từ Ì đến 2 điểm kinh doanh để cân bằng thị trường. Nhà nước trong thời gian tới cũng có thể có những quy định chặt chẽ về quy mô, phạm vi, số lượng, khoảng cách... khi các nhà đầu tư muốn mở thêm một địa điểm kinh doanh mới. Ví dẳ như quy định với các siêu thị có quy m ô lớn thì phải cách xa khu dân cư đông đúc, điều này góp phẩn tạo thêm lợi thế cho các công ty trong nước đa phần là có quy m ô nhỏ, lẻ có thể cạnh tranh. Điển hình như vói trường hợp các tập đoàn bán lẻ lớn như Wal-mart hay Caưeíour m à cho phép họ tự do mở siêu thị thì có thể có đến 8 0 % doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phá sản và thị trường bán lẻ nội địa sẽ roi vào tay các tập đoàn nước ngoài.

Nhà nước cũng cần có cơ chế hợp lý han trong việc quản lý các doanh nghiệp để tạo sự tự chủ cho doanh nghiệp, từ đó mới có thể chủ động trong mọi hoạt động, chẳng hạn như có thể tuyển dẳng người tài để phát triển hệ thống thương mại của công ty. Hem nữa nhà nước cũng cần thực hiện tốt hơn vai trò điều tiết và bình ổn giá cả trên thị trường. Ví dẳ trong thời gian qua giá tiêu dùng của một số mặt hàng, trong đó có những mặt hàng thiết yếu đã tăng lên rất nhanh. Nhà nước cũng có thể giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và nắm vững luật pháp, có một úy ban hỗ trợ cho việc nắm bắt thông tin và giải đáp các vấn đề vướng mắc cùa doanh nghiệp. Nhà nước cũng nên coi trọng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán lẻ vì đây được coi là một ngành kinh tế quan trọng và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Những việc làm trên thuộc về chính sách và pháp lý m à nếu làm tốt và khôn khéo thì đây sẽ là những biện pháp có vai trò quan trọng của nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mạnh lên trỏ thành đối tác tương xứng với các công ty nước ngoài.

3.3.3 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp.

Tuy nhiên sự hỗ trợ của nhà nước với các doanh nghiệp Việt Nam đấ phát triấn cũng chỉ là một phẩn, m à phẩn lớn phải xuất phát từ chính những nỗ lực và thay đổi từ phía các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ Wal - Mart và triển vọng cho các công ty bán lẻ ở Việt Nam (Trang 67 - 70)