CHƯƠNG n: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM
2.1.1.1 Các hình thức bán lẻ truyền thống
Trong nét văn hóa và thói quen mua sắm của người Việt Nam thì chợ là hình thức phổ biến, đã xuất hiện từ rất lâu. Chợ là nơi bán các hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân như rau quả, thịt cá, các loại hoa quả ngũ cốc. Ở đâu có đông dân cư sinh sống thì ở đó chợ hình thành mểt cách tự phát. Dần dần chợ đã trở nên thông dụng và phổ biến, trở thành mểt phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân. Các chợ này đều hình thành mểt cách tự phát, không có quản lý, tổ chức của bất kỳ cơ quan hay đơn vị nào. Lúc đầu chỉ là những chợ cóc, chợ tạm, buôn bán chủ yếu là các loại lương thực, thực phẩm. Sau này đã hình thành nên những chợ tập trung cố định và có những chợ chuyên bán thức ăn, vải vóc hay quần áo... Cũng trong thời kỳ nền kinh tế đất nước ở vào giai đoạn bao cấp trước đây, có mểt hình thức phân phối của Nhà nước quản lý là các cửa hàng mậu dịch của Nhà nước. Các cửa hàng này bán theo hình thức tem phiếu, người mua không có quyền lựa chọn sản phẩm theo ý muốn và để mua được hàng hóa thì phải xếp hàng, chen lấn rất lâu.
Chỉ đến k h i đất nước ta thực hiện đổi mới, mở cửa, xóa bỏ chế để bao cấp từ năm 1986 thì các cửa hàng mậu dịch cũng dần dần bị thay thế bằng cửa hàng nhỏ lẻ của các cá nhân. Chợ cũng phát triển hơn, được tổ chức và quản lý tốt hơn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2005 cả nước có han 9000 chợ, chiếm 4 0 % trong tổng dung lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Hơn 350000 các cửa hàng bán lẻ truyền thống và tiệm tạp hóa cũng chiếm tới 4 4 % lượng hàng hóa bán lẻ. Tuy nhiên đây vẫn là hình thức bấn lẻ
Anh 4 - K42A - KTNT
mang tính thiếu chuyên nghiệp nhất, phát triển có tính tự phát cao, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Trong thời điểm hiện tại chợ vẫn giữ được vai trò của mình là do thói quen mua sắm của đa phần các bà nội trợ, đặc biệt là ở vùng ven đô và nông thôn vẫn thích mua hàng tươi sống. Hị chỉ mua sắm ỏ siêu thị những mặt hàng m à ở chợ không bán và nhu cầu này là không thường xuyên. Hị cũng quan niệm rằng mua sắm ở siêu thị là một việc làm xa xỉ hơn rất nhiều vì hị chưa thực sự quan tâm đến các điều kiện khác về điều kiện thanh toán, không gian mua sắm, việc tiết kiệm thời gian hay vấn đề chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Mặc dù sự tổn tại của các hình thức bán lẻ này trong thời điểm hiện tại vãn còn rất cần thiết nhưng nó cũng đang bị thay thế dần bói các hình thức bán lẻ mới hiện đại hơn, mang lại nhiều lợi ích hem cho người tiêu dùng.