Bài học kinh nghiệm rút ra từ thất bạ

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ Wal - Mart và triển vọng cho các công ty bán lẻ ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

Sau những thất bại liên tiếp tại Đức và Hàn Quốc, Wal-mart đã rút ra cho mình rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình xâm nhập Trang Quốc, thị trường đông dân và tiềm năng nhất thế giới này. Không như ở Đức hay Hàn Quốc, khi đến Trung Quốc, Wal-mart đã nhận được sự chào đón của các nhà lãnh đạo vói khẩu hiệu: "Hãy vào làm ăn với đất nước chúng tôi". Hiệu ứng của Wal-mart có thể chính là thứ m à người Trung Quốc đang cần. Những nhà cung cấp ở đây cũng nhìn nhận Wal-mart đã có những ảnh hưởng tích cực, thay đổi trong tất cả các lĩnh vực từ các hệ thống cung cấp, mạng lưới phân phối đến các địch vụ khách hàng. Sự phổ biến của các cửa hàng Wal-mart đang góp phẩn gia tăng số lượng các nhà cung cấp Trung Quốc, đậng thời rõ

Anh 4 - K42A - KTNT

ràng sẽ làm Trung Quốc trở thành một quốc gia cạnh tranh hem trên trường quốc tế. Các quan chức chính phủ coi Wal-mart nhu một phương thức hiệu quả dể các nhà sản xuất trong nước nỗ lực, đồng thời thúc đẩy sự chuyển giao của Trung Quốc tậ k ế hoạch nhà nước sang thị trường tự do.

Mặc dù vậy nhưng Wal-mart không hề chủ quan. K h i xâm nhập Trung Quốc, Wal-mart đã tâm niệm câu nói "nhập gia tùy tục" ngay tậ những bước đi đầu tiên. Người tiêu dùng Trung Quốc đặc biệt có thói quen mua hàng hóa, nhất là thực phẩm tươi sống tại các chợ vì họ thích thực phẩm mới được thu hoạch hoặc giết mổ xong. Khởi đầu Wal-mart đã gặp rất nhiều khó khăn khi cố gắng bán cho họ những con cá đã chết cũng như thịt được đóng gói trong các hộp xốp và giấy bóng kính vì người tiêu dùng coi đó là những thực phẩm đã cũ. Vì vậy Wal-mart bắt đầu trưng bày thịt không đóng gói, lắp đặt những bể cá và bắt dầu bán cả những con rùa sống. Doanh số của Wal-mart đã tăng lên. Wal-mart cũng tập trung vào tầng lớp trung lưu chiếm số đông trong dân số của Trung Quốc. Wal-mart cũng cải thiện việc tiếp xúc của nhân viên với khách hàng, có nhân viên hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để lấy được thiện cảm của người tiêu dùng. Wal-mart cũng học cách tìm hiểu thói quen và văn hóa của người Trung Quốc, ví dụ như Wal-mart đã dự trữ rất nhiều tã lót trong năm con khỉ vì đó là năm được coi là may mắn nếu sinh con. V à kết quả là những túi Pampers đã được bán rất chạy trong năm đó.

Sự thay đổi văn hóa lớn nhất đối với Wal-mart bên cạnh chấp nhận những luật lệ bất thành văn của giới kinh doanh Trung Quốc phải kể đến chính là sự chấp nhận của Wal-mart vói tổ chức công đoàn lao động ở Trung Quốc. Điều này nghĩa là tạo điều kiện cho yếu tố thứ ba là người quản lý và người lao động chen chân vào, một điều gần như cấm kỵ tại Wal-mart tậ trước đến nay và Wal-mart đã không cho phép điều này k h i thành lập cửa hàng ở Hàn Quốc. Lý do buộc Wal-mart phải chấp nhận là các công đoàn ở Trung Quốc có tầm ảnh hưởng rất lớn. Không cho phép công đoàn phát triển cũng đồng

Anh 4 - K42A - KTNT

của mình. V ớ i những nỗ lực thay đổi như vậy, Wal-mart dự định sẽ mở thêm nhiều cửa hàng khác trong năm 2007 và dốc Hỷ USD mua lại mạng lưới đại siêu thị lớn nhất Trung Quốc là Trust-Mart. Các nhà quan sát nhận định rằng việc sát nhập này sẽ giúp Wal-mart vươn lên trở thành tập đoàn có hệ thống bán lọ và kho hàng lớn nhất Trung Quốc.

Những thành công, thất bại của Wal-mart kể từ khi thành lập cho đến nay sẽ giúp các công t y bán lọ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm để khởi đầu sự nghiệp và duy trì, phát triển nó. Hiện tại Wal-mart vẫn đang là nhà bán lọ hàng đầu t h ế giới và chúng ta phải học hỏi họ rất nhiều về cách thức tổ chức, quản lý, mối quan hệ với các nhà cung cấp. Chỉ có rút ra những bài học bổ ích thì các doanh nghiệp mới có thể tránh được những sai lầm và tìm được hướng đi đúng đắn cho mình. Việc tìm ra hướng phát triển của doanh nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của thị truồng. Do vậy những nét đặc trưng riêng của thị trường bán lọ Việt Nam sẽ được đề cập đến ở chương tiếp theo của khóa luận.

Anh 4 - K42A - KTNT

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ Wal - Mart và triển vọng cho các công ty bán lẻ ở Việt Nam (Trang 30 - 33)