Quy mô tiêudùng

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ Wal - Mart và triển vọng cho các công ty bán lẻ ở Việt Nam (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG n: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM

2.1.2.1 Quy mô tiêudùng

Bên cạnh những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định thì Việt Nam có quy m ô dân số trên 85 triệu nguôi, đứng thứ 13 trên thế giới, và đây hứa hẹn là một thị trường với sức tiêu dùng mạnh trong những năm sắp tới.

Trong giai đoạn từ 1995-2004, thu nhập thực tế (thu nhập còn lại sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân) bình quân đầu người dần được cải thiện và kéo theo đó là mức chi tiêu của người dân cũng tăng lên. Giai đoạn 2003- 2004, thu nhập bình quân đầu ngưcri/tháng đạt 484000 đồng, tăng 3 6 % so với năm 2002. Mức chi tiêu cho đời sống năm 2003-2004 của cả nước bình quân đạt 370000 đồng/người/tháng, tăng 37,5% so với giai đoạn năm 2001-2002. Cụ thẫ chúng ta có thẫ thấy qua biẫu đồ sau:

Biểu đổ 2: Mức thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người một tháng tại Việt Nam từ 1995-2004. Đơn vị tính: nghìn đồng 226.7 Ỉ06.1 _ tỉ 69.1 9.7

• thu Iih.ịp bình quân đầu Iigưỡi/th.íng

chi tiêu (xi đẩu Iigưòi/thání

(Nguồn: Tống cục thống kê Việt Nam)

N ă m 2006, GDP đạt hơn 970 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm ngoái. Thu nhập bình quân đầu người đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm 2005. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích kinh t ế cho rằng người dân Việt Nam có thể giàu hơn những con sỏ thỏng kê đã biết. Sự giàu ngầm này có thể đẩy thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam lén thêm 3 0 % và con sỏ này thậm chí còn cao hơn ỏ những thành phỏ lớn. Theo công ty kiểm toán KPMG, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam là 800USD, nhưng nếu tính cả những thu nhập chưa được thỏng kê thì con sỏ này có thể đạt mức trên 1000 USD. Tại các thành phỏ lớn như H à Nội hay Thành Phỏ Hồ Chí Minh, con sỏ này thậm chí còn có thể cao gấp đôi. Đây chính là lý do tại sao giá trị bán lẻ của Việt Nam ở mức 43,5% so với GDP, cao hơn so vói của Trung Quỏc 3 5 % và Thái Lan 33%, mặc dù Việt Nam mới chỉ có 2 7 % dân sỏ sỏng ở thành thị và

Anh 4 - K42A - KTNT

là một trong những nước có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất ở Châu Á. Tiêu dùng đã tăng với tốc độ khá, vượt xa so với tốc độ tăng dân số, bình quân trong giai đoạn 2001-2005, dân số tăng 1,4% còn tiêu dùng tính theo giá so sánh tăng 7,7%. Hiện tại, thu nhập dành cho tiêu dùng của người Việt Nam đang tăng thêm 2 tỷ USD mỗi năm và đạt 30 tỷ USD trong năm 2006.

Mặt khác, hiện mỗi năm có khoứng 1,2 triệu người Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động. Tỷ lệ người lệ thuộc đang giứm mạnh từ mức 4 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 1987 xuống còn mức 2,5 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 2007. Nhờ thế m à trong 10 năm qua, tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu trong các gia đình Việt Nam đã tăng thêm được 83%. Trong số lo quốc gia lạc quan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 7 2 % người Việt Nam tham gia cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật cao, các loại hình giứi trí và quần áo mới. Dưới đây là số liệu về mức bán lẻ bình quân đầu người qua các năm từ 2002 đèn sáu tháng đẩu năm 2007 và tốc độ tăng qua các năm theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam.

Bảng 3: Mức bán lẻ bình quân đầu người và tốc độ tăng qua các năm. N ă m 2002 2003 2004 2005 2006 6T/2007

M B L B Q Đ N (lOOOđ) 3523 4126 4858 5778 6893 3937 Tốc độ tàng M B L B Q Đ N (%) 13.0 17.1 17.7 18.9 19.3 21.3

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2007)

Mặc dù mức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ chung của cứ nước đã có một bước tăng trưởng rất nhanh và đạt được ở mức khá cao từ 3,5 triệu/người năm 2002 lên đến gần 6,9 triệu/người năm 2006, nhưng mức tiêu dùng này là chưa đồng đều giữa các vùng dân cư và có khoứng cách khá lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực vùng miền khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bứng số liệu sau.

Bảng 4: Mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bình quân đâu người) Đơn vị tính: nghìn đổng N ă m 2001 2002 2003 2004 2005 Vùng Đ B Sông Hồng 2739 3210 3748 4445 5310 Vùng Đông Bắc 1718 1953 2248 2736 3183 Vùng Tây Bắc 890 1182 1244 1542 2007 Vùng Bắc Trung Bộ 1594 1735 1975 2346 2745 Vùng D H Nam Trung Bộ 3067 3245 3955 4536 5339 Vùng Tây Nguyên 1849 2100 2307 2766 3384 Vùng Đông Nam Bộ 7135 8039 9443 10954 12945 Vùng Đ B Sông c ử u Long 2861 3229 3787 4470 5364 Riêng: Tp. Hà Nội 8334 9498 10278 12017 14184 Tp. Đ à Nang 8361 7479 10414 10954 12296 Tp. H ồ Chí Minh 11588 13049 14631 16751 19738

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2005)

Như vậy miền Đông Nam Bộ là vùng có mức tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ bình quân đầu người cao nhất và đây cũng là vùng có mức thu nhập, đời sống dân cư cao nhất ở nước ta; còn vùng có mức tiêu dùng thấp nhất là vùng Tây Bắc. Các vùng đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông G h i Long có mức tiêu dùng đứng vào loểi trung bình so vói các vùng khác. Các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên còn có mức tiêu dùng vào loểi dưới trung bình. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có mức tiêu dùng cao nhất, tiếp đến là các thành phố như Hà Nội, Đà Nang và các thành phố lớn khác trong cả nước. Việc thống kê này có ý nghĩa giúp các doanh nghiệp định hướng nên dầu tư vào vùng nào là trọng điểm, dựa vào mức thu nhập và mức chi tiêu dùng qua các năm gần đây, cũng như lượng hàng hóa dịch vụ bán được qua các năm.

Anh 4 - K42A - KTNT

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ Wal - Mart và triển vọng cho các công ty bán lẻ ở Việt Nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)