trị trong các trường cao đẳng
Trước hết, cần cải tiến nội dung giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một yêu cầu bức xúc và là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện được điều này phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong những năm gần đây, việc chỉnh lý giáo trình phục vụ cho công tác giáo dục LLCT đã được Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiều lần, gần đây nhất là năm 2010, chỉnh sửa bổ sung năm 2011. Các trường đã đầu tư bổ sung nguồn tài liệu mới phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, tổ chức triển khai tư tưởng các kỳ đại hội Đảng, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vào nội dung giáo trình thích hợp, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Đại hội XI đã chủ trương: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo
78
đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [18, tr...], phải “Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo” [29-NQ/TW]. Việc làm này đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục LLCT ở các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua, các trường cao đẳng ở Kiên Giang chủ động tích cực đổi mới, phối hợp với các ban ngành nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT cụ thể:
Một là, đổi mới nội dung giảng dạy LLCT Ưu điểm của nội dung chương trình LLCT
Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành chương trình LLCT bằng cách tích hợp 3 môn thay cho 5 môn như trước đây sẽ làm cho nội dung chương trình lý luận được giảm thiểu, những nội dung không phù hợp được lọc bỏ phù hợp với đối tượng, giảng viên và sinh viên sẽ có điều kiện đi sát với những nội dung cơ bản hơn. Giảng viên muốn giảng dạy tốt thì phải thường xuyên bổ sung, tích cực chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ điều này làm cho trình độ chuyên môn của giảng viên được nâng cao tác động tốt đến chất lượng công tác giáo dục LLCT.
Tăng cường thời lượng tự nghiên cứu tìm tòi, phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của sinh viên.
Nhược điểm của nội dung chương trình.
Việc tích hợp chương trình LLCT trong các trường cao đẳng, đại học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chứa nhiều những khuyết điểm mà như trong những đợt tập huấn chuyên môn cho cán bộ giảng dạy công tác giáo dục LLCT hàng năm của Ban Tuyên giáo Trung ương kết hợp với bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đã phản ánh chúng ta nhận thấy.
Việc tích hợp giáo trình cộng với thời lượng lên lớp của giảng viên giảm xuống, thời gian tìm tòi nghiên cứu của sinh viên tăng lên điều này gây ra
79
“tác động lớn” đối với chất lượng công tác giáo dục LLCT. Bởi công tác giáo dục LLCT là nhằm trang bị thế giới quan, phương pháp luận cho người học nếu giảng viên làm vai trò người hướng dẫn không tốt thì sinh viên sẽ không hiểu rõ vấn đề để giải quyết, liên hệ lý luận với thực tiễn, vận dụng nó vào sự phát triển hoàn thiện nhân cách mình sẽ gây ra tình trạng mơ hồ trong nhận thức dẫn đến tư tưởng lệch lạc. Không nắm rõ vấn đề sẽ hình thành trong sinh viên tâm lý chán học.
Đối với cán bộ giảng viên trong quá trình giảng dạy sẽ có những khó khăn nhất định như; khi giảng dạy môn “Những nguyên lí cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin” được giảng dạy trong năm đầu khi sinh viên bước vào trường, đây là học phần khá trừu tượng đòi hỏi giảng viên phải đào sâu và giải thích rõ nhiều nội dung, liên hệ thực tiễn khi đó mới làm cho sinh viên nắm chắc chắn vấn đề, làm cơ sở cho những học phần tiếp theo. Tuy nhiên, do quy định mới với nội dung chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thời gian lên lớp của giảng viên rút ngắn lại, tăng thời lượng thảo luận, tự nghiên cứu của sinh viên, nội dung chương trình mới không cắt xén bao nhiêu, và để đảm bảo tiến độ chương trình giảng dạy giảng viên chỉ giữ vai trò nêu vấn đề, đưa ra những nội dung cơ bản nhất cho sinh viên nên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác giáo dục LLCT các trường cao đẳng ở Kiên Giang.
Với hình thức học như vậy, nếu sinh viên nào tích cực, chủ động, siêng năng tìm tòi nghiên cứu thì vấn đề được giải quyết một cách ổn thỏa, nhưng sinh viên nào lười học, lười đọc, lười nghiên cứu thì đây là vấn đề đòi hỏi mỗi người giáo viên, mỗi trường phải lưu ý; vì nếu hiểu không đúng những vấn đề lý luận vạch ra thì dẫn đến tình trạng sinh viên mơ hồ trong cách nhìn nhận vấn đề thì dẫn đến thái độ coi thường, xem nhẹ môn học, tư tưởng lệch lạc, học đối phó. Thực trạng này đã và đang tồn tại ở các trường cao đẳng ở Kiên Giang.
80
Do đó, để đảm bảo sự truyền thụ những nội dung cơ bản nhất, cốt lõi nhất, hữu ích nhất đến sinh viên là một việc làm khó và đòi hỏi mỗi giảng viên giảng dạy LLCT phải coi trọng.
Trên cơ sở những nội dung chung việc xây dựng nội dung chương trình phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của sinh viên các trường cao đẳng ở Kiên Giang là cần thiết, thường xuyên nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, chú trọng tính khoa học và kết cấu, nội dung chương trình của từng môn học, nội dung bài giảng của giảng viên phải được biên soạn phải làm rõ được chủ đề từng chương, mục trong giáo trình, mỗi bài giảng cần được giải quyết trong từng buổi học, tiết học để giúp sinh viên tiếp thu kiến thức dễ dàng và trọn vẹn vấn đề truyền thụ.
Sự phân bổ chương trình LLCT được bố trí theo trình tự, bước vào năm thứ 1 sinh viên học môn những nguyên lí cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin. Học phần này gồm 3 nội dung: Triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Năm thứ 2 sinh viên tiếp thu học phần đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam và học phần tư tưởng Hồ Chí Minh được dạy ở năm thứ 3. Giáo viên cần chú ý giải quyết đúng mối quan hệ về nội dung giữa các môn học sao cho phù hợp để sinh viên lĩnh hội tri thức một cách khoa học và đầy đủ nhất.
Thực tế cho thấy, sự bố trí chương trình môn học như vậy là hợp lý, vấn đề ở chỗ người giáo viên phải nắm được tính hệ thống và lôgic, mối liên hệ của nội dung chương trình giáo dục LLCT. Cách bố trí thời gian như vậy, sinh viên mới thấy rõ mối quan hệ giữa các môn học và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Chương trình và giáo trình giảng dạy lý luận phải đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xây dựng nội dung có tính chất “mở” nhằm bổ sung, cập nhật những kiến thức mới của nhân loại, bám sát được thực tiễn đời sống của
81
đất nước, khắc phục những khoảng cách lý luận trong giáo trình với thực tiễn cuộc sống.
Kết hợp việc giảng dạy LLCT với việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, coi đây như là một nhiệm vụ không thể thiếu của người giảng viên trong quá trình truyền thụ nội dung bài giảng. Mỗi giảng viên cần phải có cách thức thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, tránh sa đà đi vào minh họa chủ trương, chính sách của Đảng một cách tràn lan làm như vậy sẽ thiếu tính thuyết phục khoa học. Bên cạnh đó, cần tránh đi sâu vào phân tích khuyết điểm, những hạn chế của đường lối, chính sách trong một lĩnh vực cụ thể nào đó vì như vậy sẽ dẫn đến tình trạng lúng túng, mất phương hướng nhìn nhận của sinh viên. Do đó, cần xem xét sự kết hợp này như một khoa học và nghệ thuật của người giảng viên giảng dạy LLCT.
Hai là, đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT
Trong quá trình giảng dạy hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy rất quan trọng và đặc biệt giảng dạy LLCT cần phải đổi mới, phải thay phương pháp học cũ, nặng tính áp đặt, thầy đọc - trò ghi bằng một phương pháp mới chứng minh lý luận một cách thuyết phục bằng những luận cứ khoa học, bằng chính thực tiễn cuộc sống sinh động và phải phát huy được tính tích cực chủ động của sinh viên trong quá trình học tập như tinh thần Đại hội XI của Đảng đã đề ra: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” [18. 29-NQ/TW].
Giảng viên giảng dạy công tác giáo dục LLCT phải tìm ra cách thức dạy phù hợp với tâm lý, đặc điểm tư duy của sinh viên các trường cao đẳng ở Kiên Giang, bởi đây là môn học khá trừu tượng với đặc trưng khái quát hóa, trừu tượng hóa cao. Trong quá trình giảng dạy giảng viên cần phải dẫn dắt
82
sinh viên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiểu tri thức đến rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Cần tránh phương pháp giảng dạy nhồi nhét kiến thức, lý thuyết chung chung.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy; dạy cái gì, dạy thế nào để trò chóng hiểu, nhớ lâu, tiến bộ nhanh” [51, tr138]. Dạy lý luận là phải làm sao để người học thấu hiểu vấn đề, dùng lời lẽ, thí dụ đơn giản, thiết thực và dễ hiểu. Dạy phải nâng cao và hướng dẫn tự học cho người học. Người coi đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng của người dạy. Có làm như vậy thì việc giáo dục mới đạt yêu cầu. Người cũng chỉ ra mục đích của công tác giáo dục LLCT là “học để sửa chữa tư tưởng, tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi bị lệch lạc và mới làm trong nhiệm vụ được giao”, “học để tin tưởng” công tác giáo dục LLCT nhằm giúp sinh viên tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vào con đường xây dựng CNXH của dân tộc ta. “Học đi đôi với hành”, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Công tác giáo dục LLCT phải “chú trọng đến việc cải tạo tư tưởng”, giảng viên cần chú ý đến việc liên hệ với thực tế, hướng dẫn sinh viên vận dụng lý luận vào bản thân để phân tích và chỉ ra được những lệch lạc trong tư tưởng của mình. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp là rất quan trọng trong công tác giáo dục LLCT hiện nay để làm được điều đó giảng viên cần chú ý.
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giảng dạy, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy.
Đổi mới phương pháp thảo luận nhằm nâng cao chất lượng các giờ thảo luận trong công tác giáo dục LLCT, quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, “phương pháp học tích cực” là phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của sinh viên.
83
cấp tri thức cơ bản - sinh viên thu nhận, giảng viên nêu vấn đề mở rộng - sinh viên tự tìm cách giải quyết, với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên và giảng viên cùng đánh giá; phương pháp này giúp cho sinh viên nắm vấn đề một cách chủ động hơn, tự giác trong quá trình học tập các môn LLCT.
Với phương pháp dạy học nêu vấn đề và đối thoại người dạy thông qua đó phát hiện ra những “kênh” tìm ra đúng con đường đưa kiến thức đến với sinh viên một cách khoa học. Giảng viên khai thác tốt phương pháp này trong giảng dạy LLCT sẽ khắc phục được tình trạng lý luận xa rời thực tiễn trong sinh viên làm cho sinh viên nhận thức bản chất cách mạng của khoa học, nhận rõ tính phê phán, tính chiến đấu của công tác giáo dục LLCT.
Hoạt động ngoại khóa cũng phải được coi là một hình thức của công tác giáo dục LLCT, giảng viên nêu vấn đề - sinh viên tự tìm cách giải quyết dưới sự hướng dẫn của giảng viên, giảng viên và sinh viên cùng đánh giá. Hoạt động này cần đa dạng nhằm đưa sinh viên vào các hoạt động lành mạnh, có tính thực tiễn. Các hoạt động như văn hóa, văn nghệ, nghe báo cáo thời sự chính trị, tổ chức các cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin....tạo sự lôi cuốn trong sinh viên, điều này góp phần rất quan trọng để nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT ở các trường.
Khâu kiểm tra, thi, đánh giá kết quả là một khâu vô cùng quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá sinh viên cần xây dựng những hình thức thi phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học như: Thi trắc nghiệm, viết tiểu luận, thi vấn đáp...tạo cho sinh viên có tính chủ động, tích cực trong quá trình học tập, phát huy được năng lực trí tuệ của bản thân.
Gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường trao đổi những vấn đề lý luận và thực tiễn, kết hợp học chính khóa với việc tổ chức các hình thức ngoại khóa, những hoạt động chính trị - xã hội đa dạng, phù hợp với sinh viên và điều
84 kiện của nhà trường.
Để loại bỏ thái độ học tủ, học lệch, mang tài liệu vào phòng thi, đảm bảo đánh giá đúng thực chất trình độ của sinh viên đã có trường sử dụng hình thức như viết tiểu luận, thi trắc nghiệm, vấn đáp. Tuy nhiên, không thường xuyên thực hiện nên kết quả chưa thực sự tốt, có một số trường thì không thực hiện vì cho rằng thi vấn đáp tốn nhiều thời gian trong khi lực lượng giảng viên mỏng sinh viên đông, thi trắc nghiệm thì sợ chưa bao quát hết nội dung. Chính những cách nhìn nhận đó phần nào ảnh hưởng đến việc đánh giá thực chất kết quả của sinh viên và việc đổi mới để nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT ở các trường.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, mục đích nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT các trường cao đẳng ở Kiên Giang là một việc làm cần thiết, nó cũng chứa đựng nhiều phức tạp đòi hỏi mỗi giảng viên lý luận phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phải biết kết hợp nhiều hình thức, phương pháp với từng đối tượng, đảm bảo sự đổi mới theo hướng thiết thực hiện đại trên cơ sở phát huy năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên, khắc phục cách dạy nhồi nhét của giảng viên, học vẹt, học đối phó của sinh viên đối với công tác giáo dục LLCT.
Đánh giá cao và tạo được năng lực tự giáo dục để sinh viên vươn lên tự khẳng định vị trí của mình trong quá trình giáo dục, giảng viên phải tạo được ở sinh viên khả năng tự ý thức, tự kiểm tra, tự nghiên cứu, tự đánh giá các vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, quá trình đó sẽ là yếu tố quan trọng để biến tri thức lý luận thành “cái của mình” nhằm đạt tới mục đích tích lũy kiến thức và kinh nghiệm vận