Thức học tập của sinh viên đối với các môn lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 58 - 63)

Trong quá trình học tập, rèn luyện sinh viên các trường cao đẳng ở Kiên Giang chịu sự quy định bởi mục tiêu đào tạo của nhà trường. Ngay từ khi mới bước chân vào cổng trường họ đã ý thức việc học tập, rèn luyện của bản thân là vì mục đích gì. Vì vậy, khi đã trở thành sinh viên với nhiều hoạt động học tập, rèn nghề, rèn người của nhà trường thì trong mỗi sinh viên ý thức việc trở

59

thành một người công dân có ích càng được định hình một cách rõ ràng. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục LLCT đạt chất lượng tốt.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT trong mục tiêu giáo dục toàn diện, nhiều sinh viên ngay từ đầu đã có thái độ học tập đúng đắn, chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, còn một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải học tập các môn LLCT.

Khảo sát ở 03 trường cao đẳng ở Kiên Giang cho thấy. Có 33,4% sinh viên cho rằng, học các môn LLCT làm sao để không phải thi lại, học với thái độ đối phó với môn học, lên lớp không soạn bài, không tham gia phát biểu xây dựng bài học, đến kỳ thi thì học tủ. Chính những thái độ học tập tiêu cực đó của sinh viên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý giảng dạy của giảng viên gây ức chế, làm giảm khả năng sáng tạo cũng như lòng nhiệt huyết của người dạy, không khí lớp học trở nên nặng nề, căng thẳng.

Với câu hỏi, bạn có hài lòng, hứng thú khi nghe giáo viên giảng các môn lý luận chính trị không. Có 39,6% sinh viên trả lời rất hài lòng, có 42,8% sinh viên trả lời tương đối hài lòng, có 18,6% sinh viên trả lời không hài lòng.

Khi được hỏi, ở trên lớp bạn có tích cực tham gia phát biểu ý kiến, tham gia tranh luận, thảo luận hay không. Có 11,6% sinh viên cho rằng thường xuyên tham gia phát biểu ý kiến, có 53,6% sinh viên trả lời đôi khi tham gia phát biểu ý kiến, xây dựng bài, có 17,4% sinh viên trả lời không bao giờ phát biểu ý kiến, tham gia tranh luận kiến thức.

Hỏi về hiện tượng không học bài, làm bài trong sinh viên hiện nay có 33% sinh viên trả lời còn rất nhiều, có 48,6% sinh viên trả lời ít và có 18,4% trả lời không có. Hỏi về hiện tượng quay cóp trong thi cử thì có 24,4% sinh viên trả lời còn rất nhiều, có 29% sinh viên trả lời tương đối nhiều, có 44,6% sinh viên không có. Qua đó cho thấy, đa số sinh viên các trường cao đẳng ở

60

Kiên Giang có ý thức, thái độ học tập tốt đối với các môn LLCT. Tuy nhiên, cũng có nhiều sinh viên xem nhẹ vì vậy không có ý thức học tập học chỉ để đối phó, không thấy được vai trò của các môn LLCT đối với cuộc sống thực tiễn dẫn đến thực trạng sinh viên vi phạm nội quy kỷ luật trong thi cử vẫn diễn ra khá phổ biến ở các trường cao đẳng Kiên Giang.

Qua khảo sát của 03 trường cao đẳng ở Kiên Giang về quá trình tự học, tự nghiên cứu, tìm tài liệu của sinh viên cho thấy. Có 24,2% sinh viên trả lời quá trình này diễn ra thường xuyên, có 40,6% sinh viên trả lời chưa thường xuyên, có 35,2% sinh viên trả lời chỉ khi thi mới học, đọc, nghiên cứu. Vấn đề tự học của sinh viên là rất quan trọng nhất là đối với các môn LLCT thì vấn đề này cần phải được diễn ra thường xuyên chỉ có như vậy thì chất lượng môn học mới đạt kết quả cao. Tuy nhiên sinh viên các trường cao đẳng ở Kiên Giang chưa làm được điều này. Sinh viên thực hiện kết thúc học phần theo quan niệm “thi - trả bài”, “học cho qua”, “học tủ”, trên lớp giảng viên cho ghi chép ý nào thì sinh viên đưa vào bài thi như vậy chưa biết vận dụng thực tiễn đối với những phần mở vấn đề. Điều này cho thấy, sinh viên chưa hiểu được bản chất của vấn đề và cũng cho thấy được một thực trạng là nhiều sinh viên chưa nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT là nhằm trang bị cho mình thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học.

Khi được hỏi về sự cần thiết giáo dục lý tưởng cộng sản cho sinh viên trong nền kinh tế thị trường, kết quả khảo sát cho thấy. Có 39,6% sinh viên cho là rất cần thiết, 49% sinh viên cho rằng cần thiết, có 11,4% sinh viên cho rằng không cần thiết . Điều này cho thấy, để trở thành một người công dân sống có ích, có phẩm chất đạo đức thì việc giáo dục lý tưởng là việc làm cần thiết.

61

Khảo sát ở 3 trường cao đẳng Kiên Giang về sự thiếu niềm tin, nhiệt tình của sinh viên đối với kiến thức công tác giáo dục LLCT trang bị, kết quả cũng cho thấy. Có 24,6% sinh viên trả lời đúng, có 26,8% sinh viên trả lời đôi khi đúng và có 48,6% sinh viên trả lời không đúng; Trước câu hỏi, hiện nay một số quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin không còn phù hợp với thời đại hiện nay nữa. Có17,2% sinh viên trả lời đúng, có 29,4% sinh viên phân vân không biết, có 53,4% sinh viên trả lời không đúng.

Với câu hỏi, niềm tin của bạn vào sự thành công của con đường đi lên CNXH ở nước ta hiện nay thông qua kênh thông tin nào, kết quả khảo sát cho thấy. Có 68,4% sinh viên cho rằng niềm tin đó là thông qua các bài giảng dạy LLCT của thầy cô. Mặc dù con số đó không cao nhưng chúng ta cũng thấy được chất lượng của công tác giáo dục LLCT ở các trường đã phần nào khơi dậy, hình thành niềm tin chủ nghĩa cộng sản ở sinh viên. Bởi vì, sự hình thành niềm tin đó không chỉ phụ thuộc qua các bài giảng LLCT của giáo viên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác như sự thành công của công cuộc đổi mới của đất nước, những chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.

Nhiều năm qua, các trường cao đẳng ở Kiên Giang đã đưa các hoạt động chính trị - xã hội như; chăm sóc phụng dưỡng người già neo đơn, đền ơn đáp nghĩa, hiến máu tình nguyện, phòng chống các tệ nạn xã hội...Gắn liền với các hoạt động giáo dục nghề nghiệp tương lai của sinh viên và đã thu hút đông đảo sinh viên các trường tham gia một cách tích cực, những việc làm đó thể hiện độ trưởng thành của sinh viên về nhận thức và độ trưởng thành của sinh viên với các hoạt động có tính thực tiễn chính trị - xã hội. Những hoạt động đó đã có tác dụng nhất định trong việc học tập, giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên chuẩn bị hành trang vào đời, tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.

62

Để chất lượng công tác giáo dục LLCT ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên luôn tích cực thay đổi phương pháp giảng dạy các môn LLCT thu hút sinh viên tích cực học tập. Nhưng để đạt được chất lượng tốt cần phải có sự tương tác giữa giáo viên và sự tích cực chủ động của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy việc học tập các môn LLCT các trường cao đẳng ở Kiên Giang còn nhiều bất cập. Phương pháp học tập của sinh viên vẫn còn thụ động, kém năng động, học vẫn theo lối cũ, ý thức học tập chưa cao, chưa chuyển sang phương pháp học tích cực, chủ động sáng tạo. Một mặt, do điều kiện sách tham khảo nghèo nàn, cũ lại không được bổ sung thường xuyên, kịp thời, phương tiện thông tin hiện đại còn ít. Hơn nữa, sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn chưa sâu sát, sinh viên chưa có kế hoạch sử dụng thời gian tự học, tự nghiên cứu các môn LLCT một cách hợp lý, chủ yếu sinh viên vẫn chỉ học trong vở thầy cô cho ghi chép, chưa biết cách so sánh, khái quát, hệ thống hóa kiến thức, không biết xác định vấn đề trọng tâm nghiên cứu, không phân biệt kiến thức nào cần nắm hiểu biết, kiến thức nào nắm vững chắc. Do đó, kiến thức sinh viên lĩnh hội còn hạn chế, hời hợt, chưa đủ khả năng làm chủ kiến thức của mình.

Còn một bộ phận sinh viên nhận thức sai lệch về công tác giáo dục LLCT và cho rằng thiếu thực tế, không cần thiết, những sinh viên này không quan tâm đến việc học cũng như sử dụng những phương pháp học hiện đại, tích cực, chủ động. Trên lớp không tham gia vào việc thảo luận với nhóm với tổ, khi giảng viên hỏi thì trả lời ngay không biết, không hiểu với thái độ thờ ơ, xem thường, học đối phó, đại bộ phận sinh viên nhất là những sinh viên năm nhất vẫn quen với cách học ở phổ thông, thiếu động não suy nghĩ để nắm bắt bản chất, nội dung kiến thức và suy nghĩ vận dụng, liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. Khi đọc tài liệu sinh viên chưa biết cách tóm tắt nội dung chính,

63

chưa biết nghiên cứu để làm sáng tỏ những nội dung trọng tâm trong sách giáo khoa.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 58 - 63)