Một là, nội dung chương trình
Các trường luôn chủ động tìm tòi tổ chức thực hiện giảng dạy các môn LLCT phù hợp với trình độ, nhận thức và cơ cấu đặc thù riêng của từng trường để đảm bảo chất lượng giáo dục LLCT đạt kết quả tốt.
Theo kết quả điều tra của đề tài này có thể nhận thấy rằng, sinh viên các trường cao đẳng ở Kiên Giang đều cho rằng nội dung chương trình giáo dục LLCT mới hiện đang giảng dạy trong các trường cao đẳng rất bổ ích, phù hợp. Điều này cho thấy, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay ở các trường cao đẳng là tương đối phù hợp.
Biểu đồ 3. Đánh giá về chương trình giáo dục LLCT
Tuy nhiên chương trình giáo dục LLCT vẫn còn rườm rà, lý luận chung chung, tương quan giữa khối lượng kiến thức lý luận cơ bản với khối lượng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn chưa cân đối. Kết cấu nội dung bài giảng ở từng môn học còn mang tính một chiều, chủ yếu nói lên những quan điểm chính diện, không đề cập đến quan điểm phản diện. Giảng viên chưa
51
mạnh dạn đưa những quan điểm phản diện vào bài giảng để phê phán, vấn đề được đặt ra thì đôi khi cả giảng viên và sinh viên đều lúng túng trong khâu giải quyết vấn đề.
Việc phân bố thời gian cho các khâu trong quá trình đào tạo còn nặng về lên lớp lý thuyết, chưa chú trọng bố trí thời gian tự học, tự đào tạo của sinh viên. Thời gian dành cho thực tế không có, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng giảng viên giảng lý thuyết suông, sinh viên tiếp thu một cách thụ động, máy móc, học chay, trông chờ vào giảng viên, khi làm bài kiểm tra, bài thi thì nội dung gần như “của thầy trả lại thầy”.
Các trường cao đẳng ở Kiên Giang còn tồn tại thực trạng, khi triển khai thực hiện nội dung chương trình lại cứng nhắc, chưa mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung hợp lý giữa các lớp, các ngành đào tạo cho phù hợp, ngại đổi mới trong khâu tổ chức vì cho rằng đây là chương trình mang tính pháp lệnh, bắt buộc.
Đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều lúng túng trong thiết kế nội dung, điều phối chương trình đào tạo theo tín chỉ, trong việc kiểm tra, xây dựng đề cương, đánh giá chất lượng các đề cương và ban hành, phổ biến tới từng người học. Một số cán bộ quản lý còn có tư tưởng xem trọng chuyên môn, chuyên ngành, xem nhẹ các môn LLCT nên trong chỉ đạo còn hình thức, thậm chí vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trình tự môn học, vi phạm tính logic của hệ thống các môn học LLCT. Điều này ảnh hưởng tiêu cực trong nhận thức, thái độ, tư tưởng của sinh viên đối với công tác giáo dục LLCT.
Hai là, phương pháp giảng dạy.
Phương pháp được xác định là những cách thức, chuẩn mực, quy trình giúp con người hành động đúng đắn để đạt mục đích đã định. TS. Hoàng Quốc Bảo đã rút ra kết luận: “Phương pháp là tổng hợp các phương tiện, thao tác cách thức, quy trình với tính chất là một hệ thống mà con người
52
dùng để nhận thức hoặc cải tạo thế giới nhằm đạt được những mục đích của mình đã định” [4, tr 11,12].
Hoạt động giảng dạy của giảng viên LLCT là một hoạt động đa dạng, hoạt động đó là tác động có mục đích và tích cực vào quá trình nhận thức của người học. Quá trình học tập các môn LLCT là quá trình diễn ra hoạt động nhận thức của sinh viên, họ tiếp thu được các tri thức lý luận từ bài giảng của giảng viên, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Tri thức lý luận biến thành niềm tin không chỉ bằng lý trí mà bằng cảm xúc của con người. Một phương pháp giảng dạy sinh động, phù hợp, có sức thuyết phục sẽ tạo nên những cảm xúc tích cực ở sinh viên trong việc tiếp thu có hiệu quả những kiến thức được truyền thụ. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tốt là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng công tác giáo dục LLCT.
Trong thời gian qua, các trường cao đẳng ở Kiên Giang đã chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy, xem hoạt động này là quá trình đánh thức, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên, phát triển tính sáng tạo ở người học. Các phương pháp được giáo viên thường dùng hiện nay như; phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trực quan - sử dụng các phương tiện máy chiếu Overhead, giấy khổ to.
Việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy, nội dung chương trình LLCT mới đã đặt ra cho đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Kiên Giang những thách thức mới trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Một mặt, nhằm đảm bảo nội dung chương trình theo quy định chung, mặt khác, để khơi dậy tính tự giác ở sinh viên đòi hỏi mỗi giảng viên giảng dạy LLCT phải thường xuyên, tự giác nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực chủ động tìm tòi, áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy một cách khoa học, chú
53
trọng phương pháp giáo dục mới - lấy người học làm trung tâm, có như vậy mới đảm bảo nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT ở bậc cao đẳng.
Tùy theo đối tượng, điều kiện cụ thể, mỗi bài giáo viên đã chú ý kết hợp sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy phong phú, sinh động như vừa diễn giảng vừa lấy ví dụ chứng minh, vừa thuyết minh vừa nêu vấn đề, vừa sử dụng màn hình chiếu, mô hình sơ đồ....đã gây hứng thú cho sinh viên. Nhưng hình thức này còn ít được giảng viên chú ý sử dụng thường xuyên vì giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị, lại không được khuyến khích nên có tâm lý “ngại” soạn giảng.
Có thể nhận thấy, phương pháp giảng dạy công tác giáo dục LLCT các trường cao đẳng ở Kiên Giang trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát vẫn còn chậm được cải tiến, đổi mới, một số giảng viên vẫn còn khá lúng lúng trong việc đổi mới và áp dụng những phương tiện hiện đại cũng như kết hợp nó một cách nhuần nhuyễn trong mỗi giờ giảng. Vì vậy, nội dung bài giảng chưa đến với người học một cách hiệu quả, chưa thực sự tạo được điều kiện phát huy tính tích cực của sinh viên, những nhận thức mới trong sinh viên còn mơ hồ, sai trái chưa kịp nêu lên để uốn nắn kịp thời. Phần lớn số giờ lên lớp giáo viên vẫn áp dụng phương pháp thuyết trình, vẫn còn hiện tượng thầy đọc - trò ghi, phương pháp đối thoại, phỏng vấn, nêu vấn đề còn ít được sử dụng. Người học vẫn còn ở trạng thái thụ động, chờ và tiếp thu một chiều một cách máy móc lượng kiến thức của giảng viên đưa ra. Khi nào thầy đọc trò ghi còn khi thầy giảng, phân tích, liên hệ thực tiễn mở rộng vấn đề thì trò nghe thậm chí có sinh viên không quan tâm, làm việc riêng không khí buổi học tẻ nhạt. Trong khi đó, việc học tập các môn LLCT đòi hỏi người học phải tích cực tham gia thảo luận, trao đổi những băn khoăn, tích cực tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề, cũng như buộc người học phải đọc thêm tài liệu tham khảo thì mới có thể lĩnh
54 hội, nắm chắc được vấn đề.
Việc áp dụng các phương tiện hiện đại, soạn bài theo giáo án điện tử còn gặp nhiều khó khăn. Bởi để sử dụng được phương pháp này giảng viên phải có nhận thức sâu sắc, có khả năng khái quát cao, phải sử dụng thành thạo máy vi tính, phải biết khai thác tốt các nguồn tài liệu trên internet. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng các phương tiện kiện đại còn lúng túng, chưa có kỹ năng, thậm chí hiện nay tồn tại thực trạng “đọc chép” như trước đây thay vào là tình trạng “chiếu chép” giáo viên đưa hết kiến thức lên máy tính và chiếu lên để sinh viên ngồi chép. Điều này càng làm cho sự nhận thức của sinh viên về các môn LLCT thêm mờ nhạt, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác giáo dục LLCT.
Áp dụng phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm có khi lại rất nhàm chán vì có những giảng viên đưa ra một số câu hỏi cho sinh viên thảo luận và làm việc riêng không định hướng cho sinh viên nên nghiên cứu cái gì, và làm như thế nào, mặc cho sinh viên có thực sự thảo luận nội dung bài hay làm việc riêng giáo viên cũng không quan tâm, câu hỏi nêu ra chưa có tính mở, khơi gợi trong sinh viên sự hứng thú, tìm tòi. Do đó, sinh viên trở nên thụ động trong quá trình lĩnh hội tri thức, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Mặc dù đã có sự điều chỉnh về phương pháp, nhưng nhìn một cách tổng quát thì phương pháp giảng dạy của một số giáo viên còn mang nặng tính lý thuyết, chưa gắn sát với thực tiễn đời sống nên không gây hứng thú trong các giờ giảng, sinh viên phát biểu không biết học các môn LLCT nhằm mục đích gì.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT các trường cao đẳng ở Kiên Giang thì đòi hỏi mỗi cán bộ giảng viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn có như vậy thì chất lượng công tác giáo dục LLCT mới đạt hiệu quả cao.
55