Thời gian nằm viện sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 87 - 89)

- Các thông tin cá nhân về bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu đảm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6.8. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật

Thời gian nằm viện sau mổ (biểu đồ 3.6), từ 10 - 15 ngày có 33 bệnh nhân (62,26 %), từ 7 - 9 ngày có 19 bệnh nhân (35,85 %), trên 15 ngày có 1 bệnh nhân (1,89 %). Thời gian trung bình nằm viện sau phẫu thuật là 10,56 ±

2,58, ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 19 ngày. Các bệnh nhân sau kiểm tra không còn sót sỏi, rút dẫn lưu Kehr sau 10 ngày. Nếu sót sỏi, 3 tuần sau tán sỏi qua đường hầm Kehr. Thời gian nằm viện trong mổ mở và mổ mở có kết hợp tán sỏi điện thủy lực không khác nhau. Chúng tôi có 1 trường hợp 19 ngày mới ra viện do nhiễm trùng vết mổ.

4.6.9. Kết quả sớm sau phẫu thuật

Kết quả sớm sau phẫu thuật có kết hợp tán sỏi điện thủy lực (bảng 3.29), cho thấy có 38/ 53 bệnh nhân (71,7 %) kết quả tốt. Bệnh nhân hết đau, hết sốt, vàng da giảm. Siêu âm và chụp XQ đường mật thấy hết sỏi. 4 trường hợp nghi ngờ còn sỏi (siêu âm thấy sỏi nhưng chụp XQ đường mật sau mổ không thấy sỏi). Sau 3 tuần kiểm tra lại có nội soi đường mật không thấy sỏi (xem như kết quả tốt). Có 15 bệnh nhân (28,3 %), sau phẫu thuật còn sót sỏi, đạt kết quả trung bình. Không có tử vong hoặc đạt kết quả xấu. Đa số tác giả đều cho kết quả tốt tương đối cao (bảng 4.3).

Bảng 4.3 . Kết quả sớm sau phẫu thuật có tán sỏi điện thủy lực

của một số tác giả

Tác giả Năm Tốt Trung bình Xấu

Hoàng Trọng Nhật Phương 2008 64,28 % 35,72 % 0 Nguyễn Quang Trung 2012 65,50 % 33,20 % 1,89 %

Lê Đăng Luân 2012 89,8 % 10,2 % 0

Lưu Ngọc Hùng 2012 71,7 % 28,3 % 0

Sau 6 tháng kiểm tra lại, kết quả (bảng 3.30), có 31/ 53 (58,5 %) bệnh nhân đến và được kiểm tra lại theo yêu cầu. Kết quả tốt và khá 87,09 %. Xấu có một trường hợp (3,22 %), bệnh nhân này còn đau, sốt từng đợt có vàng da nhẹ, điều trị nội khoa đỡ. Theo tác giả Harmant P [70], thời gian theo dõi 41,2 tháng kết quả tốt 92,6 %. Theo Thái Nguyên Hưng tỷ lệ sỏi tái phát là 46,6 %, thời gian theo dõi trung bình 4,7 ± 3 năm. Chúng tôi chưa phát hiện được trường hợp nào có tái phát sỏi do số lượng bệnh nhân của chúng tôi còn ít và thời gian theo dõi còn ngắn (trung bình 17 ± 4 tháng).

KẾT LUẬN

Qua 53 bệnh nhân sỏi đường mật được mổ tại bệnh viện Tỉnh Thanh Hóa từ tháng 7/ 2010 đến tháng 12/ 2012, trong mổ có sử dụng nội soi đường mật phối hợp với tán sỏi điện thủy lực chúng tôi có một số kết luận sau :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w