Kỹ thuật tiến hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 36 - 38)

- Lấy sỏi xuyên gan qua da: Kỹ thuật này được chỉ định để lấy sỏi gan

2.2.5.Kỹ thuật tiến hành

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5.Kỹ thuật tiến hành

- Trước mổ bệnh nhân được khám lâm sàng và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.

- Siêu âm tại khoa siêu âm của bệnh viện Tỉnh Thanh Hóa trên máy siêu âm màu TOSIBA SARIO.

- Các bệnh nhân được chẩn đoán sỏi đường mật có chỉ định mổ cấp cứu trì hoãn hoặc mổ theo kế hoạch.

- Bệnh nhân để tư thế nằm ngửa.

- Phương pháp vô cảm: Gây mê nội khí quản.

- Bệnh nhân được phẫu thuật mở theo phương pháp kinh điển. Mở bụng theo đường trắng giữa trên rốn vào ổ bụng, tìm ồng mật chủ và đánh giá thương tổn trong ổ bụng. Sau khi mở ống mật chủ, sỏi được lấy bằng dụng cụ

Mirizzi với các độ cong khác nhau và bơm rửa đường mật. Sau đó tiến hành soi đường mật bằng ống soi mềm và được tán sỏi bằng điện thuỷ lực.

- Kỹ thuật soi đường mật bằng ống soi mềm trong mổ mở :

+ Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, thủ thuật viên và người phụ đứng bên trái, monitor đặt bên phải.

+ Sử dụng máy soi: Tay phải cầm ống soi ở tư thế bàn tay sấp đưa ống soi vào, tay trái cầm cán điều khiển ở tư thế bàn tay ngửa.

+ Bệnh nhân đã được mổ mở theo phương pháp kinh điển. Thông thường đẩy ống soi vào đường mật qua chỗ ống mật chủ đã được mở. Từ từ đưa ống soi lên đường mật theo nguyên tắc:

. Soi khắp hệ thống đường mật, không bỏ sót, tránh lặp lại. Nên soi theo thứ tự các ống bên trái rồi bên phải, trước rồi đến sau, tránh lặp lại đỡ tốn thời gian.

. Hạn chế xoay thân máy, nếu xoay thân máy sẽ khó định vị được khi tiến vào các ống mật trong gan. Do máy soi chỉ có 2 hướng nên phải xoay thân máy để đi vào các nhánh nên khó định vị trong quá trình soi.

. Trong khi soi phải dùng dung dịch nước muối sinh lý bơm vào đường mật làm dãn đường mật và trường soi trong suốt để nhìn rõ.

- Các phương pháp lấy sỏi.

+ Khi sỏi nhỏ hơn 8 mm, dùng rọ để bắt sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Đưa rọ qua khỏi vị trí sỏi, mở rọ, kéo nhẹ rọ để sỏi lọt vào trong rọ, kéo cả ống soi và rọ có chứa sỏi ra ngoài.

+ Bơm rửa đường mật: Khi bơm rửa đường mật các sỏi nhỏ có thể trôi qua cơ Oddi xuống tá tràng hoặc trôi theo đường mở ống mật chủ và được lấy ra bằng dụng cụ hoặc hút ra theo nước rửa. Có thể dùng đầu soi đẩy sỏi xuống tá tràng qua cơ Oddi. Sỏi lớn rơi xuống cơ Oddi được tán sỏi bằng điện thủy lực, sau đó bơm rửa đẩy sỏi xuống tá tràng hoặc lấy sỏi bằng rọ Dormia.

+ Tán sỏi bằng máy điện thuỷ lực: Khi sỏi to, nằm trong ống mật gập góc hay sỏi dính chặt vào niêm mạc, sỏi kẹt phải tán sỏi. Đưa đầu dây tán sỏi qua kênh dụng cụ của ống soi mềm tiếp cận sỏi. Nhìn rõ để xác định khoảng cách đầu dây tán với sỏi, tốt nhất là để khoảng cách từ đầu que tán đến sỏi là 1 mm. Đầu que tán nên để cách đầu kính soi 5- 10 mm để tránh làm tổn thương ống soi. Phải thấy rõ đầu que tán ở vị trí 1 giờ mới đạp bàn đạp phát xung tán sỏi. Chọn cường độ phát xung tán sỏi hợp lý với từng loại sỏi, tránh dùng xung mạnh ngay từ đầu, dễ gây tổn thương đường mật.

- Sau mổ bệnh nhân được theo dõi những diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng. Sau mổ 7 ngày cho chụp XQ đường mật qua Kehr và siêu âm kiểm tra. Nếu sạch sỏi rút Kehr sau 10 ngày, nếu còn sỏi hoặc nghi ngờ còn sỏi được kiểm tra lại và tán sỏi qua đường hầm Kehr sau 3 tuần. Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, sức khỏe yếu, chúng tôi sẽ rút Kehr muộn hơn (14 - 15 ngày). Trong quá trình điều trị sau mổ bệnh nhân được theo dõi sát phát hiện những biến chứng sau mổ, được ghi chép hồ sơ cẩn thận.

- Sau 6 tháng bệnh nhân được gọi kiểm tra lại. Số bệnh nhân đến kiểm tra sẽ được thăm khám trên lâm sàng cẩn thận, cho làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, cho siêu âm tại khoa chẩn đoán hình ảnh và ghi chép vào phiếu theo dõi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 36 - 38)