- Lấy sỏi xuyên gan qua da: Kỹ thuật này được chỉ định để lấy sỏi gan
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4.5. Nghiên cứu nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực
- Phương pháp xử lý sỏi trong gan sau tán sỏi (lấy sỏi bằng rọ Dormia, bơm rửa đường mật). Với sỏi lớn (> 8 mm) được phát hiện khi soi đường mật chúng tôi dùng máy tán sỏi điện thuỷ lực để tán sỏi. Sau khi tán sỏi tuỳ kích thước và vị trí sỏi có thể lấy sỏi bằng rọ Dormia (nếu sỏi ≤ 8 mm) hoặc bơm rửa đường mật.
- Vai trò chẩn đoán trong nội soi đường mật: + Xác định vị trí, màu sắc, kích thước của sỏi.
+ Chít hẹp đường mật: Dựa theo Lee SK (2001) và Đặng Tâm (2004) chia 3 mức độ. Hẹp nhẹ là trường hợp máy tán sỏi (có đường kính 4,9mm) vừa đút chặt vào chỗ hẹp nhưng không qua được, đưa máy qua được sau khi nong. Hẹp vừa là máy soi không qua được mặc dù đã nong. Hẹp nặng là hẹp nhỏ hơn nhiều với đường kính máy soi [41], [78].
+ Xác định vị trí chảy máu đường mật, mủ đường mật.
- Những tai biến và biến chứng trong và sau thực hiện kỹ thuật: Sốt lạnh run sau lấy sỏi, chảy máu do tán sỏi, tụ máu trong gan, viêm tụy cấp, áp xe dưới hoành, thủng đường mật, nhiễm trùng huyết, tử vong.
- Đánh giá hiệu quả tán sỏi, chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn của Bùi Tuấn Anh, Hoàng Mạnh An, Phạm Duy Hùng (2010): sạch sỏi hay còn sót sỏi sau phẫu thuật dựa trên siêu âm sau mổ và chụp XQ đường mật qua Kehr.
+ Bệnh nhân được đánh giá hết sỏi: siêu âm và chụp XQ đường mật đều không thấy sỏi.
+ Còn sỏi nếu nội soi hoặc chụp XQ đường mật thấy sỏi [2].
Trong những trường hợp bệnh nhân có chụp XQ đường mật không thấy sỏi nhưng siêu âm thấy sỏi. Chúng tôi cho bệnh nhân về hẹn kiểm tra lại sau 3 tuần bằng chụp XQ đường mật và siêu âm lại. Nếu còn nghi ngờ sót sỏi chúng tôi nội soi qua đường hầm Kehr, nếu vẫn không thấy sỏi chúng tôi coi như những bệnh nhân này nghi ngờ còn sỏi.
Những bệnh nhân được xác định sót sỏi sẽ được tán sỏi qua đường hầm Kehr sau 3 tuần. Những trường hợp xác định nội soi không tiếp cận được sỏi sẽ rút Kehr không can thiệp thêm bằng các phương pháp khác.
- Đánh giá kết quả sớm khi ra viện chúng tôi theo tiêu chuẩn của Lê Văn Luận, Đặng Việt Dũng (2013):
+ Tốt: Bệnh nhân hết đau, hết sốt, vàng da giảm hoặc hết. Chụp đường mật và siêu âm sau mổ hết sỏi, Oddi thông.
+ Trung bình: Bệnh nhân còn đau, hết sốt, vàng da giảm không đáng kể. Chụp đường mật hoặc siêu âm còn sỏi (sau đó được lấy bằng phương pháp khác như tán sỏi qua đường hầm Kehr).
+ Xấu: Bệnh nhân có biến chứng phải mổ lại (Chảy máu đường mật, dò mật gây viêm phúc mạc…) [30].
- Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng: Tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu và siêu âm. Theo tiêu chuẩn của Lê Trung Hải (1993). Chúng tôi chia kết quả xa làm 4 loại:
+ Kết quả tốt: Không có biểu hiện tắc mật, tăng cân hoặc phục hồi như cũ khả năng lao động và sinh hoạt, các xét nghiệm máu và nước tiểu bình thường, siêu âm không còn sỏi đường mật, đường mật không giãn.
+ Kết quả khá: Không có đau hoặc thỉnh thoảng đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải, không có sốt, không vàng da, lên cân chậm, khả năng lao động và sinh hoạt còn hạn chế, các kết quả xét nghiệm và siêu âm bình thường.
+ Kết quả trung bình: Bệnh nhân thỉnh thoảng có đau sốt nhẹ, không có vàng da, được điều trị nội khoa hoặc tự điều trị ổn định. Xét nghiệm Bilirubin máu tăng nhẹ hoặc không tăng, siêu âm nghi ngờ có sỏi nhỏ trong đường mật.
+ Kết quả xấu: Bệnh nhân có nhiều đợt đau, sốt, vàng da, điều trị nội khoa chỉ tạm thời, xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng, có sắc tố mật nước tiểu. Siêu âm khẳng định có sỏi đường mật (phần lớn bệnh nhân này phải mổ lại do sót sỏi hoặc sỏi tái phát) [16].