- Các thông tin cá nhân về bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu đảm
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.8. NỘI SOI CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT
Bảng 3.18. Nội soi phát hiện hẹp đường mật trong mổ
Hẹp đường mật
Bệnh nhân (n= 53)
Tỷ lệ (%)
Đường mật gan phải Ống gan phải 0 0
Phân thùy trước 3 5,66
Phân thùy sau
2 3,77
Đường mật gan trái Ống gan trái 0 0
Hạ phân thùy 2 3 5,66
Hạ phân thùy 3 4 7,55
Tổng số 12 22,64
Nhận xét:
- Nội soi xác định 12 trường hợp hẹp đường mật (22,64 %). Đường mật gan trái hẹp 13,21 %. Đường mật gan phải hẹp 9,43 %
- Có 10 trường hợp hẹp đường mật nhẹ (theo phân độ của Lee SK), trong quá trình soi nong đường mật thành công.
- 2 trường hợp hẹp đường mật nong đường mật không thành công. Cả hai trường hợp này được coi là hẹp mức độ nặng theo chia độ của Lee SK. Hai trường hợp này phải để sót sỏi không áp dụng thêm các biện pháp can thiệp khác.
Bảng 3.19. Nội soi phát hiện viêm mủ đường mật trong mổ
Vị trí viêm mủ Số bệnh nhân (n = 53)
Tỷ lệ (%)
Đường mật gan phải 3 5,66
Đường mật gan trái 5 9,43
Cả 2 bên 2 3,77
Không viêm mủ 43 81,14
Tổng số 53 100
Nhận xét:
- Nội soi ống mềm xác định 10 trường hợp viêm mủ đường mật (18,86 %). - 10 trường hợp này đều được mổ cấp cứu trì hoãn. Bệnh nhân được dùng kháng sinh và hồi sức trước mổ.
Hình 3.1. Viêm mủ và giun đường mật
(Bệnh nhân Lường Ngọc Đ, 64 tuổi, số bệnh án 28495 )
Biểu đồ 3.5. Nội soi xác định vị trí chảy máu trong đường mật
Nhận xét:
- Có 7 bệnh nhân chảy máu đường mật (13,21%). - Có 3 trường hợp chảy máu sau lấy sỏi bằng Mirizzi. - Có 3 trường hợp do tán sỏi điện thủy lực.
- Có 1 trường hợp do nong đường mật.
- Các trường hợp trên sau khi bơm rửa đường mật bằng nước muối sinh lý ấm đều cầm máu được trong mổ.
- Chúng tôi nhận thấy sỏi nằm ở các hạ phân thùy 5, hạ phân thuỳ 3 khó soi vì độ cong của đường mật do đó khi tán sỏi đầu tán sỏi dễ chạm vào đường mật khó kiểm soát, gây chảy máu (2 trường hợp ở hạ phân thùy 3, 1 trường hợp ở hạ phân thùy 5).